Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/11/2020

6 bí quyết nuôi dạy con kiểu Nhật dành cho bé sơ sinh và những nguyên tắc khác bạn đừng bỏ lỡ

6 bí quyết nuôi dạy con kiểu Nhật dành cho bé sơ sinh và những nguyên tắc khác bạn đừng bỏ lỡ
Những bí quyết nuôi dạy con kiểu Nhật có thể được áp dụng cho cả các bé sơ sinh. Để thúc đẩy con phát triển tốt, bạn có thể học các bố mẹ Nhật áp dụng những bí quyết dưới đây

6 bí quyết nuôi dạy con kiểu Nhật dành cho bé sơ sinh

Cập nhật ngay 6 bí quyết này, bạn nhé!

1/ Đừng bao giờ so sánh bé với những đứa trẻ khác

Nguyên tắc đầu tiên trong lối nuôi dạy con kiểu Nhật ở giai đoạn đầu đời, đó là không so sánh con với những em bé khác. Mỗi đứa trẻ lớn lên theo cách riêng. Việc so sánh chỉ khiến bố mẹ thấy lo lắng và thêm áp lực khi nuôi con mà thôi. Ngoài việc kiểm tra những chỉ số cơ bản nhất như cân nặng, chiều cao, bạn không nên quá lo lắng về sự phát triển của trẻ.

2/ Luôn theo sát con

Giai đoạn 0 – 1 tuổi vẫn còn là quá sớm để dạy con tự lập. Bé chưa thể tự bảo vệ bản thân và nhận thức được những hành động của mình. Bạn cần ở bên con để chăm sóc và giáo dục cho con từng chút một. Đây là một lưu ý quan trọng trong các nguyên tắc nuôi dạy con kiểu Nhật, bởi các ông bố, bà mẹ người Nhật là những người rất gắn bó với con cái.

3/ Để con luyện tập từng ngày

Có rất nhiều thứ để bạn cùng làm với một đứa trẻ sơ sinh: tập thể dục, massage, kích thích các giác quan của bé… Việc dạy bé học tập ở lứa tuổi này chính là kích thích sự tinh nhạy của các giác quan của bé. Điều quan trọng là bạn cần phải đưa ra những kích thích phù hợp với đặc điểm của bé, theo đúng giai đoạn mà bé đang trải qua.

4/ Cùng con học tập

Bạn hết sức chú ý đến việc học tập thông qua các giác quan của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Bạn chơi với bé nhiều hơn, cho bé càng nhiều trải nghiệm liên quan đến các giác quan khác nhau càng tốt. Năm đầu tiên là lúc bé trải qua những thay đổi mãnh liệt nhất.

Nuôi dạy con kiểu Nhật
Gắn bó với con là một điểm nổi bật trong cách nuôi dạy con kiểu Nhật

5/ Giữ gìn sức khỏe

Một đợt ốm, bệnh có thể khiến quá trình phát triển của bé bị đình lại. Với mục tiêu tạo ra nhiều kết nối thần kinh nhất trong năm đầu tiên, bố mẹ cần nhớ duy trì sức khỏe cho con, tránh để bé mắc các bệnh hô hấp, tiêu hóa rất thường gặp. Đồng thời, bố mẹ cũng cần chú ý chăm sóc sức khỏe của chính mình để không làm gián đoạn việc khám phá và học hỏi của bé.

6/ Luôn giữ sự hứng thú khi tương tác với bé

Chỉ khi thực sự ứng thú với những gì bé đang trải qua, bạn mới có một nguồn cảm hứng dạt dào khi chăm sóc cho bé, đưa ra được những ý tưởng hay để dạy bé học hỏi cái mới, kích thích sự phát triển của con.

Bí quyết cho các nhóc tỳ siêu khỏe

Không có bí mật nào trong cách nuôi dạy con kiểu Nhật để bé siêu khỏe ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống năng động.

Nuôi dạy con kiểu Nhật
Dinh dưỡng là một trong những điều rất được chú trọng trong cách nuôi dạy con kiểu Nhật

1/ Chế độ ăn phong phú và nhiều rau

Chế độ ăn của các gia đình Nhật thường chú trọng đến các loại rau củ và ít thịt, cá. Các loại rau nhiều nước như cải thìa, cải xanh, giá đỗ, thảo mộc… được sử dụng rất nhiều trong các món ăn. Gạo là ngũ cốc chính trong các bữa ăn nhưng việc kết hợp xen kẽ món cơm với những loại canh, súp và món ăn kèm đa dạng giúp hạn chế tình trạng tăng đường huyết. Ngoài ra, chế độ ăn uống này còn giúp mang lại một nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.

Trong cách nuôi dạy con kiểu Nhật, trẻ được dạy về cách nuôi trồng thực phẩm, cách chế biến và các nghi thức ăn uống trong gia đình và ở trường. Thậm chí, các bé còn được tham gia vào quá trình chuẩn bị thức ăn. Đây là một trong những cách dạy trẻ hình thành một thói quen ăn uống lành mạnh cho con.

Nuôi dạy con kiểu Nhật
Trẻ em Nhật được tham gia trồng rau để biết thức ăn hình thành như thế nào

Trong bữa ăn, trẻ em Nhật được tiếp xúc với rất nhiều loại thực phẩm khác nhau, tất cả được đựng trong những đĩa hay chén nhỏ nhiều màu sắc, từ món cơm cho đến súp, rong biển trộn, cá hay thịt lươn nướng… Kiểu chia thức ăn này giúp các bé có điều kiện tiếp xúc với rất nhiều loại thực phẩm khác nhau mà không có cảm giác ngán.

2/ Vận động, vận động và vận động

Ngay ở các trường mầm non, các bé đã được khuyến khích vận động nhiều và tham gia vào rất nhiều hoạt động thể thao. Thậm chí ở tất cả các trường học Nhật còn có ngày hội thể thao được tổ chức vào tháng 10 hàng năm. Ngày hội này được gọi là “Taku no Hi”, diễn ra trên toàn quốc và được hưởng ứng ở tất cả các trường học.

Khi bước vào tiểu học, dù ở lứa tuổi nào, trẻ em Nhật cũng được khuyến khích tự đến trường và tự về nhà bằng cách đi bộ. Đây là một điều khác biệt rất lớn trong phong cách nuôi dạy con kiểu Nhật so với nhiều quốc gia khác. Nhiều gia đình Nhật cố gắng dành ít nhất 60 phút mỗi ngày cho những hoạt động thể chất với độ mạnh vừa phải.

Bí quyết xây dựng tính cách đầu đời cho trẻ

1/ Gắn bó với con nhưng không ôm ấp nhiều

Các bà mẹ Nhật có thể sẽ đưa con theo khắp nơi, từ công viên cho đến nơi mua sắm. Điều này tạo nên sự gắn bó không thể phủ nhận giữa mẹ và con. Trẻ em Nhật cũng thường ngủ chung, thậm chí tắm chung với bố mẹ cho đến tận khi đi học. Tuy gắn bó là thế, các bố mẹ Nhật ít ôm hôn con của họ.

Nuôi dạy con kiểu Nhật
Để trẻ nhỏ tự tìm cách đến trường là một nét độc đáo trong phong cách nuôi dạy con kiểu Nhật

2/ Dạy con đặt mình vào vị trí người khác

Khi nuôi dạy con kiểu Nhật, bạn nhớ khuyến khích con đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu tâm lý, để quyết định hành động của mình sao cho thích hợp. Điều này giúp bé tĩnh tâm và cư xử một cách điềm tĩnh.

3/ Tự chuẩn bị bữa trưa cho con đến trường

Dù các bà mẹ Nhật sẵn sàng dậy sớm để chuẩn bị hộp cơm bento cầu kỳ cho con. Bạn có thể thấy trong hộp cơm dành cho bữa trưa ở trường rất nhiều đồ ăn dinh dưỡng như cá, rau, đậu hũ, rong biển và tất cả được bày trí thật đẹp mắt.

4/ Không quá căng thẳng về chuyện tìm loại hình giải trí phù hợp cho con

Ở Nhật, phụ huynh không tỏ ra hốt hoảng khi thấy những đoạn trailer phim bạo lực được chiếu ngay trước trailer phim hoạt hình ở rạp. Trong các truyện tranh manga của họ cũng không thiếu những hình ảnh gợi cảm, nhưng khắp mọi nơi cũng đều có những truyện tranh, đồ chơi hay hình ảnh kawaii dễ thương để tạo thế cân bằng. Đây cũng là một nét khác biệt trong cách nuôi dạy con kiểu Nhật.

5/ Yêu hoa và thưởng hoa một cách nghiêm túc

Đây lại là một cách nuôi dạy con kiểu Nhật độc đáo. Việc đi picnic dưới tán cây anh đào trong mùa lễ hội là một hoạt động truyền thống của tất cả các gia đình Nhật Bản. Lễ hội ngắm hoa anh đào hay còn gọi là hanami được diễn ra trên cả nước. Khắp nơi, các gia đình ngồi dưới những vòm hoa anh đào phớt hồng đẹp đẽ, cùng ăn uống, trò chuyện. Trong những dịp này, các bạn nhỏ sẽ được giám sát chặt chẽ, chỉ được chạy nhảy, vui chơi trong những nơi và thời điểm nhất định.

6/ Giáo dục đạo đức đặt lên hàng đầu

Nuôi dạy con kiểu Nhật không đặt ra tiêu chí thành tích mà điều quan trọng chính là việc giáo dục đạo đức, được quan tâm từ trong gia đình đến cả hệ thống giáo dục.

Giáo dục đạo đức tại hệ thống trường học được chia cụ thể thành 4 chủ đề chính: tự ý thức bản thân, mối quan hệ với người xung quanh, mối quan hệ với nhóm xã hội, mối quan hệ với thế giới tự nhiên và vũ trụ.

Tiêu chí Các tính cần rèn luyện
Nhân cách cá nhân Điều độ, can đảm, dân chủ, kỷ luật, công chính, tự rèn luyện.
Quan hệ với người trong gia đình, bạn bè

Lịch sự, biết ơn, tôn trọng bố mẹ, họ hàng

Khiêm tốn, hòa nhã với bạn

Đối với xã hội

Có trách nhiệm chốn công cộng, tham gia các nhóm xã hội, đóng góp cho cộng đồng

Kính trọng giáo viên, tôn trọng truyền thống và các nền văn hóa khác, yêu thiên nhiên đất nước

Đối với tự nhiên và vũ trụ Tôn trọng tự nhiên, tôn trọng cuộc sống, thẩm mỹ nhạy bén, thanh nhã.

  • Từ khi bước vào mẫu giáo, trẻ đã học các quy tắc ứng xử thể hiện qua các câu kính ngữ: Hân hạnh được làm quen, Cảm ơn trước và sau bữa ăn, Chào hỏi khi ra khỏi nhà và khi về nhà…
  • Lên cấp Tiểu học, trẻ học cách ứng xử lịch sự trong hành vi thường ngày, phát triển nhân cách và ý thức công dân trong việc xây dựng đất nước.
  • Lên cấp Hai, cách phản ứng đối với lời phê bình, sự hiểu biết và tôn trọng giới tính, thái độ tôn trọng sự thật…
  • Đạo đức là môn học bắt buộc trong chương trình, nhưng không có quy định nội dung và không tính điểm. Giáo viên tự thiết kế bài giảng bằng nhiều cách:

    • Giới thiệu sách hay về các gương đạo đức
    • Thăm thú bảo tàng, tìm hiểu gương danh nhân đạo đức và tư cách tốt
    • Giải thích các thành ngữ làm người
    • Kể câu chuyện xúc động có thực, khuyến khích học sinh sống đạo đức
    • Tổ chức viết thư ẩn danh nhiều mục đích: khuyến khích bạn học, thăm hỏi người lớn tuổi…

    Ngoài ra, thầy cô có thể dùng các câu chuyện thực tế đang diễn ra, mở ra các buổi thảo luận như làm thế nào nếu em bị bắt nạt tại trường học, làm thế nào giúp đỡ người hàng xóm… Học sinh tự do phát biểu ý kiến và đề xuất giải pháp của mình.

    Nội dung Đạo đức không chỉ gói gọn trong sách vở và giờ học chính thức. Trong khuôn viên trường học, trẻ tiểu học thể hiện cách ứng xử được dạy, bằng cách chăm sóc sinh vật sống do lớp cùng nuôi, như chăm sóc thỏ, hồ cá, tưới nước cho cây… Hoà hợp với thiên nhiên giúp tâm hồn trẻ trong lành và hiền hoà hơn, có trách nhiệm và biết chăm sóc cộng đồng.

    Không chỉ trong giờ đạo đức, các hoạt động giáo dục khác đều góp phần bồi đắp nhân cách cho học sinh. Môn văn học và lịch sử dạy học sinh cách yêu lịch sử và tôn trọng văn hóa đất nước. Môn khoa học cho trẻ cái nhìn rõ hơn về đời sống sinh vật trong môi trường, phát triển thái độ tôn trọng tự nhiên.

    Các hoạt động ngoại khóa trong trường cũng là môi trường cho trẻ em Nhật Bản trau dồi đạo đức. Các câu lạc bộ thể thao, âm nhạc, kịch nghệ, truyện tranh… cũng giúp bồi dưỡng đạo đức, giúp học sinh xác định khả năng và nỗ lực của bản thân, phát triển khả năng làm việc nhóm và học cách giải quyết các mâu thuẫn có thể xảy ra.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x