Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 22/04/2023

Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý và sự phát triển để dạy con nhàn tênh

TÀI TRỢ BỞI:

Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý và sự phát triển để dạy con nhàn tênh
Bé 3 tuổi ở vào giai đoạn não bộ phát triển cực mạnh. Vì vậy, con sẽ luôn không ngừng hỏi “tại sao”, làm mẹ thỉnh thoảng phải cầu cứu “bác Google” để tìm câu trả lời.

Những tháng ngày lẫm chẫm biết đi; lóng ngóng học cách cầm thìa chỉ còn là kỷ niệm. Đứa trẻ ngày ấy vụt chốc trở thành cậu bé, cô bé 3 tuổi đầy thấu cảm. Đứa trẻ 3 tuổi tâm lý biết khi nào mẹ buồn để kịp hỏi han, an ủi “Sao mẹ buồn thế?”. Những nhọc nhằn nối tiếp nhọc nhằn nhưng lòng mẹ không khỏi tan chảy trước tấm lòng bé thơ.

Sự phát triển thể chất của bé 3 tuổi mẹ cần lưu ý đó là:

  • Nếu trước đây con ít nói thì ở giai đoạn bé 3-4 tuổi, mẹ sẽ thấy con nói rất nhiều.
  • Bé biết giới thiệu tên và tuổi của mình, nói được tên và tuổi của bố, mẹ.
  • Nói được khoảng 250-300 từ.
  • Biết gọi tên hầu hết các món đồ quen thuộc.
  • Có thể trả lời những câu hỏi đơn giản.
  • Nói được câu từ 5-6 từ và nói được câu hoàn chỉnh trước 4 tuổi.
  • Phát âm bớt ngọng nghịu, dễ nghe hơn.
  • Biết hát và kể chuyện.
  • Có thể mô tả chính xác những gì trẻ nhìn thấy, ví dụ: chiếc xe hơi to màu đỏ, và dùng đúng động từ trong mỗi hoàn cảnh.

Các mốc phát triển của bé 3 tuổi

5. Tâm lý trẻ 3 tuổi: Khủng hoảng tuổi lên 3 và cách khắc phục

– Khủng hoảng tuổi lên 3 và một số diễn biến tâm lý tuổi lên 3 khác

Sau khi trải qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, trẻ phải tiếp tục đối mặt với giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3. Ở giai đoạn 3-4 tuổi, tâm lý trẻ 3 tuổi không chỉ trở nên độc lập hơn về mặt thể chất mà còn cả về tình cảm. Bé 3 tuổi không còn khóc nhiều hay lo sợ khi đi mẫu giáo. Tâm lý trẻ 3 tuổi thường tỏ ra rất ngang bướng, thích đòi hỏi và hay hờn dỗi, thậm chí một số trẻ 3 tuổi còn có tâm lý phản ứng như khóc lóc, lăn lộn,vật vã để đòi cho được một thứ đồ chơi gì đó…

Hầu như, ở đứa trẻ nào cũng có những phản ứng như vậy, chỉ khác nhau là ít hay nhiều. Tâm lý trẻ 3 tuổi hay ăn vạ, hờn dỗi như vậy một phần là để được người lớn đáp ứng nhu cầu của mình; hai nữa là để nhận được sự quan tâm, vỗ về từ bố mẹ hay mọi người xung quanh. Nếu như cha mẹ có cách ứng xử phù hợp; giai đoạn này sẽ nhanh chóng qua đi và đứa trẻ 3 tuổi có thể phát triển với tâm sinh lý bình thường.

Trong quá trình mở rộng vòng tròn xã hội và phát triển tâm lý trẻ 3 tuổi; bé biết hợp tác, chia sẻ với bạn bè và bắt đầu tìm kiếm những cách đơn giản để giải quyết bất đồng, mâu thuẫn.

Ngoài ra, với sự phát triển tâm lý, bé 3 tuổi còn biết:

  • Thể hiện tình cảm với bạn bè, người thân bằng đủ mọi cung bậc cảm xúc vui, buồn, giận, dữ…
  • Hiểu khái niệm “của tôi”, “của bạn”, “của họ”…
  • Trí tưởng tượng của bé 3 tuổi phát triển quá mức. Điều đó không chỉ giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo trong trong học tập, chơi đùa mà còn làm trẻ hình thành những nỗi sợ hãi phi thực tế, chẳng hạn như tin rằng có một con quái vật đang ẩn nấp trong tủ quần áo.

– Cách khắc phục khủng hoảng tuổi lên 3

  • Khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ tự làm một số việc trong khả năng của mình.
  • Cho bé sinh hoạt theo lịch trình và thói quen nhất định.
  • Đặt ra các nguyên tắc rõ ràng và nhất quán.
  • Hãy kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu quy tắc.
  • Hiểu và thông cảm cho bé.

>> Mẹ xem thêm: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ để trở thành cha mẹ thấu cảm

6. Các vấn đề thường gặp ở bé 3 tuổi

– Các bệnh thường gặp ở bé 3 tuổi

Mẹ hãy chuẩn bị tinh thần khi cho trẻ đi học mẫu giáo. Việc hòa nhập vào môi trường mới đông đúc, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống dễ làm trẻ mắc các bệnh sau:

2. Dinh dưỡng giúp bé 3 tuổi khỏe mạnh

Với bé 3 tuổi, việc thay đổi môi trường sinh hoạt do đi học có thể làm nhiều bé bệnh triền miên. Vì vậy, khi chăm sóc bé ở nhà, mẹ lưu ý:

  • Thực đơn bé 3 tuổi cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin, khoáng chất, đặc biệt không thể thiếu rau xanh, trái cây.
  • Nếu trẻ không ăn sáng ở trường thì bữa sáng ở nhà phải đầy đủ dinh dưỡng vì cung cấp năng lượng hoạt động cho cả ngày dài.
  • Nếu bé không thích ăn rau thì thay bằng loại củ hoặc trái cây con thích. Nên cho trẻ ăn trực tiếp hơn là uống nước ép vì như vậy sẽ nhận được nhiều chất bổ, chất xơ hơn.
  • Cần cho bé uống đủ nước. Nhiều bé 3 tuổi đi học nhút nhát không dám tự lấy nước uống sẽ dẫn đến cơ thể thiếu nước, gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, mẹ nên tạo mối liên kết với cô giáo để nắm tình hình bé ở trường cũng như nhờ cô trợ giúp thêm, đặc biệt là về chuyện ăn uống của bé.
  • Nếu con thường xuyên bệnh vặt, hãy cho bé đi khám và nhờ bác sĩ cho con bổ sung thêm vitamin nếu cần.

>> Mẹ xem thêm: Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi nhanh gọn, dễ làm và đầy đủ dưỡng chất

2. Hoạt động giúp cho bé phát triển lành mạnh

Nhằm giúp bé 3 tuổi khéo tay hơn, thuần thục trong các kỹ năng vận động tinh; chuẩn bị cho quá trình học viết chữ; mẹ có thể gợi ý cho con các trò chơi như nặn đất sét, tập vẽ, tô màu; hoặc cho trẻ phụ mẹ nhồi bột khi nướng bánh, xay tiêu khi nấu ăn…

Bên cạnh đó, để thúc đẩy sự phát triển của trẻ 3 tuổi, mẹ hãy làm những điều sau cho bé:

  • Đọc sách cho bé 3 tuổi nghe mỗi ngày.
  • Dành thời gian chơi với trẻ 3 tuổi; thường xuyên trò chuyện, kiên nhẫn trả lời các câu hỏi của bé và giúp con thể hiện cảm xúc.
  • Cho phép con đưa ra những chọn lựa đơn giản như mặc gì, ăn gì.
  • Đừng làm thay cho con; hãy để trẻ tự lập như tự mặc quần áo, đánh răng, đi vệ sinh.
  • Dạy bé 3 tuổi đếm các phép tính cơ bản, hát các bài hát đơn giản.
  • Tạo điều kiện để bé chơi với những đứa trẻ khác. Khi chơi cùng, hãy để chúng tự giải quyết xung đột, mẹ chỉ can thiệp khi cần thiết. Như vậy sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng xã hội, giải quyết vấn đề.

3. Dạy bé 3 tuổi về giới tính

Trẻ 3 tuổi biết làm gì? Bé 3 tuổi đã biết nhận thức về cơ thể, bắt đầu tò mò về sự khác biệt của mình với trẻ khác. Hãy dạy con gọi tên các bộ phận trên cơ thể một cách tự nhiên, chính xác.

Nếu bé 3 tuổi không có biểu hiện nào khác ngoài hành vi bạo lực khi chơi; mẹ cần kiểm tra lại trẻ đã xem gì trên truyền hình, máy tính hoặc liệu trẻ có từng tiếp xúc với bạo lực trong cuộc sống thực không. Ở độ tuổi này, các tin tức buổi tối, phim hoạt hình hoặc phim ảnh có thể phát huy ảnh hưởng tuyệt đối với trẻ.

Bé 3-4 tuổi chỉ nên xem tivi, máy tính, điện thoại tối đa 1 tiếng mỗi ngày và mẹ cần chọn lọc chương trình phù hợp khi cho bé xem.

6. Điều chỉnh hành vi của bé 3 tuổi

Trẻ 3 tuổi làm gì biết tự điều chỉnh hành vi. Do đó mẹ sẽ nhận thấy càng hối thúc trẻ chỉ thấy tác dụng ngược lại, giống như “nước đổ lá khoai”? Càng thúc giục chỉ càng khiến trẻ lúng túng và làm mọi thứ chậm hơn bình thường.

Trong những tình huống này, mẹ thử dỗ dành bé bằng một trò chơi hoặc thi đua như: “Hai mẹ con mình sẽ thi xem ai mang giày nhanh hơn nào?” hoặc “Chúng ta sẽ chạy đua tới chỗ có cái xe hơi đó, nào, sẵn sàng chưa, bắt đầu”. Sau đó, mẹ vờ làm chậm hơn bé một chút để bé thích thú và nhanh nhẹn hơn vào những lần sau.

7. Chú ý khi giao tiếp với trẻ 3 tuổi

Mẹ nên đảm bảo mẹ đang giao tiếp với trẻ theo cách mẹ mong muốn được đáp lại từ con hay kỳ vọng trẻ sẽ đối xử với người khác tương tự.

Có thể mẹ đang tạo ra rất nhiều tình huống để trẻ bắt chước mà không nhận ra điều này

  • Những lúc mẹ nói: “Mẹ có thể chơi cùng con không?” là mẹ đang dạy bé làm thế nào khi muốn tham gia một hoạt động.
  • Khi gợi ý: “Bin à, con hãy hỏi bạn Ti xem con có thể mượn chơi xe đạp của bạn được không nào” là cách mẹ dạy bé làm thế nào để hỏi mượn đồ chơi.
  • Nhắc bé: “Hãy nói cảm ơn khi con nhận quà nhé” là lúc mẹ dạy trẻ làm thế nào bày tỏ lòng biết ơn.
  • Đề nghị: “Bây giờ mẹ giữ thùng và con đổ nước vào nhé?” là mẹ đang dạy trẻ cách phân chia công việc.
  • Nói với bé: “Điều đó làm mẹ thấy buồn (hoặc giận)” là chỉ cho bé cách thể hiện cảm xúc tốt hơn nhiều so với việc mẹ nổi trận lôi đình.
  • Mẹ hãy nhớ rằng trẻ luôn quan sát và mô phỏng rất nhanh những điều học được từ người lớn.

Chú ý khi giao tiếp với trẻ 3 tuổi

Lời khuyên của bác sĩ để bé 3 tuổi phát triển tốt

1. Lưu ý đối với bé: Các dấu hiệu chậm phát triển

Mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau tùy thuộc vào xuất phát điểm lúc sinh ra, điều kiện nuôi dưỡng, các yếu tố di truyền… Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn 3-4 tuổi, trẻ có các dấu hiệu chậm phát triển sau thì mẹ cần cho bé đi khám để được can thiệp kịp thời:

  • Không biết ném bóng, nhảy tại chỗ, đạp xe 3 bánh.
  • Hay té ngã và gặp khó khăn đi lên xuống cầu thang,
  • Không biết cầm bút chì, chì màu để tô, vẽ.
  • Không biết nói câu nhiều hơn 3 từ, không biết cách dùng đại từ xưng hô như ‘tôi”, “bạn”.
  • Không xếp được 4 khối chồng lên nhau và không biết cầm các vật nhỏ.
  • Không chơi với trẻ khác và không tương tác với người lạ.
  • Không thể kiểm soát sự tức giận.
  • Không hiểu những yêu cầu đơn giản.
  • Không giao tiếp bằng mắt.
  • Không biết bắt chước hoặc chơi trò giả vờ.
  • Kháng cự việc mặc quần áo, đi ngủ và vệ sinh.

2. Cách chăm sóc bản thân cho mẹ của bé 3 tuổi

Ngoài việc hiểu thêm về bé 3 tuổi, mẹ cũng cần biết về cách chăm sóc cho chính mình:

  • Vận động cơ thể: Mẹ hãy cố gắng duy trì vận động thể chất một cách nhất quán, ít nhất tập từ 3 đến 4 lần trong tuần; với thời gian cho mỗi lần tập ít nhất là 30 phút.
  • Ăn uống lành mạnh: Thực phẩm lành mạnh cung cấp năng lượng cho cơ thể của mẹ. Mẹ hãy dành vài phút để lên kế hoạch về những thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh mỗi tuần để có thể tạo ra những bữa ăn nhanh chóng, lành mạnh và dễ dàng.
  • Duy trì sự kết nối: Đừng để lịch trình bận rộn vắt kiệt thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Hãy cố gắng lên lịch để kết nối thường xuyên với bạn đời hoặc bạn bè.
  • Chăm sóc sức khỏe: Mẹ sẽ không để con mình bỏ lỡ lần khám sức khỏe định kỳ hàng năm — vì vậy đừng để sức khỏe của chính mình sa sút! Hãy lên lịch kiểm tra sức khỏe hàng năm, làm các xét nghiệm thích hợp, tiêm phòng cúm và kiểm tra thị lực. Và đến nha sĩ để khám và làm sạch răng hàng năm.
  • Ưu tiên giấc ngủ: Các bà mẹ thường bị cuốn vào tâm lý “làm xong việc trước khi trẻ thức dậy”. Nhưng các bà mẹ không nên bỏ qua giấc ngủ. Hãy tránh xa thức ăn, rượu, những cuộc trò chuyện gây khó chịu về mặt cảm xúc và các chất kích thích trước thời gian ngủ.
  • Giữ kết nối với chính mình: Là một người mẹ, thật dễ dàng để đánh mất bản thân trong những thói quen của cuộc sống gia đình: giặt là, chuẩn bị bữa ăn, thanh toán hóa đơn, dọn dẹp, v.v. Hãy để lại một phần cho bản thân, hãy theo đuổi sở thích. Chúng ta luôn phát triển trong suốt cuộc đời của mình và duy trì kết nối với những đam mê là điều giúp chúng ta sống trọn vẹn và vui vẻ.

Cũng như trẻ ở bất kỳ giai đoạn nào, bé 3 tuổi luôn cần mẹ nhẹ nhàng, gần gũi và tâm lý trong quá trình chăm sóc. Đặc biệt, hiểu được sự phát triển của trẻ 3 tuổi sẽ giúp mẹ nuôi dạy con nhẹ nhàng hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. The Growing Child: 3-Year-Olds
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=the-growing-child-3-year-olds-90-P02296
Ngày truy cập: 22/04/2023

2. Preschoolers (3-5 years of age)
https://www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/positiveparenting/preschoolers.html
Ngày truy cập: 22/04/2023

3. Child Development Guide: Ages and Stages
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=your-childs-social-and-emotional-development-1-4521
Ngày truy cập: 22/04/2023

4. Baby and toddler play ideas
https://www.nhs.uk/conditions/baby/babys-development/play-and-learning/baby-and-toddler-play-ideas/
Ngày truy cập: 22/04/2023

5. The 3 kinds of toys that really help your child
https://www.health.harvard.edu/blog/3-kinds-toys-really-help-child-2016121310853
Ngày truy cập: 22/04/2023

x