Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 18/04/2022

Bé 20 tháng tuổi biết làm gì và cột mốc phát triển quan trọng

Bé 20 tháng tuổi biết làm gì và cột mốc phát triển quan trọng
Bé 20 tháng tuổi thích nghịch vùng kín khiến nhiều mẹ lo lắng, rất muốn biết tại sao con lại làm như vậy và cách xử trí khi gặp tình huống này ở trẻ.

Bé của mẹ đã trở thành bé 20 tháng tuổi rồi. Thời gian trôi thật nhanh. Nhớ mới hôm nào mẹ còn phải thức khuya chăm bé ở giai đoạn sơ sinh thâm cả mắt mà giờ con đã lớn và biết đi.

Trong giai đoạn bé 20 tháng tuổi, giấc ngủ của mẹ đã trọn vẹn hơn nhưng nỗi lo thì không vơi tí nào. Vì con càng lớn thì có vẻ “khó dạy” hơn. Con thích làm mọi thứ theo ý mình, hay đánh bạn và leo trèo nghịch ngợm.

Nhưng bù lại, con phát triển rất nhanh về thể chất, nhận thức và ngôn ngữ. Hãy cùng điểm qua những cột mốc phát triển quan trọng ở bé 20 tháng tuổi nhé.

Sự phát triển của bé 20 tháng tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 20 tháng tuổi

Bé 20 tháng tuổi chiều cao cân nặng như thế nào? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng của bé 20 tháng tuổi trung bình 10,7kg đối với bé gái và 11,3kg đối với bé trai. Vế chiều cao, trung bình bé gái cao 82,4cm, bé trai cao 84,2cm.

2. Các cột mốc phát triển của bé 20 tháng tuổi

Trẻ 20 tháng tuổi biết làm gì? Ở tuổi này, bé giống như một “cỗ máy sao chép”, bắt chước mọi động tác của mẹ và người thân, từ ngữ điệu giọng nói đến các hành động, cử chỉ. Đây là bước ngoặt vô cùng quan trọng trên tiến trình phát triển. Nhờ đó, bé dần dần hình thành nhiều kỹ năng quan trọng.

Bé 20 tháng tuổi biết làm gì nữa? Dưới đây là một số cột mốc quan trọng mà bé có thể đã đạt được.

  • Bước đi: Không chỉ biết leo trèo, bé có thể đứng bằng một chân nếu vịn vào tường hoặc ghế. Trẻ ở mốc 20 tháng có thể đi vững hoặc thậm chí là cả chạy, con cũng học cách bước lên bậc thang và đi lùi. Một số bé ở độ tuổi này còn có thể đứng bằng một chân trong lúc bám vào tường hoặc ghế.
  • Bập bẹ nói: Con có thể nói tới 50 từ và biết đặt những câu hỏi đơn giản.
  • Vẽ một số hình đơn giản: Bé 20 tháng tuổi biết vẽ đường thẳng, vòng tròn tuy nét vẽ vụng về.
  • Lắc đầu từ chối: Nếu con không thích điều gì đó, bé có thể lắc đầu cũng như biểu cảm sự khó chịu.
  • Làm theo chỉ dẫn: Do vốn từ vựng của bé đã tăng lên nên con cùng dần hiểu những chỉ dẫn cũng như lời nói của bạn, ví dự như: “Đưa quả bóng cho mẹ”, “Con nhặt cái này lên nhé”
  • Bắt chước: Bé sẽ quan sát hành động cử chỉ của người lớn và bắt chước lại. Do đó, bạn hãy tận dụng thời điểm này để dạy con những thói quen tốt ngay khi bé còn nhỏ nhé.
  • Bé không còn khóc khi mẹ đi làm vì bé đã quen với lịch trình sáng đi chiều về của mẹ. Nhưng thường buổi chiều bé sẽ trông ngóng mẹ.
  • Con thích các trò chơi như chăm sóc búp bê, thú bông…
  • Bé thích tìm hiểu về cách thức hoạt động của những món đồ chơi, đồ vật xung quanh. Đặc biệt, bé có thể mày mò, tháo lắp đồ chơi.
  • Nếu trước đây bé chỉ chơi một mình dù ngồi trong một nhóm trẻ thì nay con có xu hướng muốn chơi chung, chia sẻ đồ chơi với các bé khác.
  • Ở tuổi này, một số bé thường đánh cắn, xô đẩy bạn. Do não bộ phát triển chưa hoàn thiện nên bé 20 tháng tuổi có xu hướng hành động theo bản năng non nớt.
  • Bé thường xuyên nói “không” trước những yêu cầu của mẹ.
  • Bé hay ăn vạ như một cách kiểm chứng những giới hạn bản thân được phép làm.

Chưa dừng lại ở đó, trẻ 20 tháng tuổi còn biết làm một số hành động như:

  • Vẫy tay chào.
  • Tự cởi quần áo.
  • Tập đạp xe 3 bánh.
  • Bập bẹ theo 1 giai điệu.
  • Tập dùng muỗng để tự xúc ăn.

Các mốc phát triển của bé 20 tháng tuổi

3. Các vấn đề thường gặp ở bé 20 tháng tuổi

Mọc răng: Thường bé 20 tháng tuổi sẽ mọc chiếc răng hàm thứ 2. Vì vậy sẽ có một vài đêm con trằn trọc, khó ngủ. Để giảm cảm giác khó chịu khi bé mọc răng, mẹ có thể cho bé ăn trái cây lạnh hoặc các món mềm mát lạnh.

Thị giác: Thị lực của bé 20 tháng tuổi có thể gần đạt mức 20/20 như người lớn. Vì vậy, khả năng phối hợp tay mắt tốt hơn, chẳng hạn con có thể ném đồ vật một cách chuẩn xác.

Một số bệnh về mắt ở trẻ mẹ lưu ý:

Trẻ 20 tháng tuổi chưa biết nói, phải làm sao?

Trẻ 20 tháng tuổi chưa biết nói có thể xuất phát từ việc bé vẫn chưa thật sự sẵn sàng. Tuy nhiên, một số lý do chính cho vấn đề chậm nói như sau:

  • Bé nghe không được: Tình trạng khiếm thính hoặc các vấn đề về tai như nhiễm trùng có thể khiến bé 20 tháng tuổi chưa biết nói do con bị cản trở bởi việc tiếp xúc với âm thanh ngay từ khi lọt lòng. Trẻ nghe không rõ có thể gặp khó khăn trong việc phát âm cũng như hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
  • Vấn đề khoang miệng: Nếu bé 20 tháng tuổi nghe hoàn toàn tốt, phản ứng lại mỗi khi bố mẹ gọi tên nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc tập nói thì đây có thể là do miệng hoặc lưỡi của bé có vấn đề. Các khiếm khuyết về miệng bao gồm các vấn đề với lưỡi hoặc vòm miệng, chẳng hạn như dính dây thắng lưỡi (một lưỡi gà ngắn, nếp gấp bên dưới lưỡi) hoặc hở hàm ếch.

Thế nên câu trả lời cho thắc mắc “Trẻ 20 tháng tuổi chưa biết nói, phải làm sao?” là cần xác định chính xác nguyên nhân của việc bé chưa biết nói là do đâu. Nếu nguyên nhân không thuộc hai vấn đề kể trên, mà chỉ là do bé chậm nói, cha mẹ cần dành nhiều thời gian chơi và giao tiếp cùng con.

Hướng dẫn chăm sóc cho bé 20 tháng tuổi

1. Dinh dưỡng cho bé 20 tháng tuổi

Bé 20 tháng tuổi cần ăn 3 bữa chính là cháo hoặc cơm nhão, cơm nát. Mỗi bữa chính cần cung cấp khoảng 30g đạm, 30g rau củ và dầu ăn dặm. Bên cạnh đó là 2, 3 bữa phụ gồm sữa hoặc bún, nui… Mỗi cữ sữa khoảng 200ml.

Ngoài ra, mỗi ngày bé cần ăn thêm 50g trái cây, sữa chua, bánh flan… để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.

Mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo vì theo nghiên cứu, đồ ngọt không chỉ gây sâu răng, viêm dạ dày mà còn tác động xấu đến tế bào bạch cầu dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ.

Gợi ý mẹ cách tập cho bé ăn cơm tại đây và một số món ngon cho bé:

Các loại thực phẩm tốt và cần thiết để giúp bé 20 tháng tuổi phát triển tốt và toàn diện gồm:

Sữa: Sữa là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bé 20 tháng tuổi. Bé nên được bố mẹ cho uống khoảng 500ml sữa công thức mỗi ngày nhằm bổ sung đủ chất dinh dưỡng bên cạnh việc ăn dặm.

Các chế phẩm từ sữa: Các loại thực phẩm như phô mai, sữa chua, váng sữa, kem… đều là các món ăn ngon, nên có mặt trong chế độ ăn uống của trẻ 20 tháng tuổi. Thêm vào đó, chúng cũng chứa canxi và sắt cùng nhiều loại khoáng chất giúp con phát triển chiều cao, trí tuệ.

Trái cây: Bố mẹ nên tập cho bé 20 tháng tuổi ăn trái cây từ khi còn nhỏ để khơi gợi vị giác của bé và giúp con bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, A, B, chất xơ, sắt… Những loại trái cây bé có thể ăn từ khi 20 tháng là: Chuối, nho cắt đôi bỏ hạt, dưa hấu bỏ hạt, xoài chín, kiwi, táo, dâu tây…

Trứng: Trứng rất dễ chế biến thành biến thành nhiều món ăn khác nhau, từ cháo trứng, trứng hấp, chiên, nấu cùng cà chua. Loại thực phẩm phổ biến này còn cung cấp protein, chất béo tốt, vitamin D… giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé 20 tháng tuổi.

Chất béo tốt: Các chất béo tốt như dầu dừa và dầu quả bơ, dầu mè, dầu ô liu, dầu gấc nên một vị trí đặc biệt trong chế độ ăn của bé 20 tháng tuổi. Khi được điều chỉnh một cách thích hợp, chúng sẽ cung cấp đủ chất béo cho trẻ, tạo ra năng lượng dự trữ giúp cơ thể bé hoạt động.

Rau củ quả: Trong chế độ dinh dưỡng cho bé, bố mẹ đừng bỏ qua các loại rau củ để phòng tránh táo bón ở trẻ nhỏ kèm theo mục đích cung cấp cho bé lượng khoáng chất cần thiết. Các loại rau củ quả tốt cho bé 20 tháng tuổi gồm:

  • Khoai tây
  • Cà rốt
  • Hạt chia
  • Các loại đậu
  • Bắp cải
  • Súp lơ
  • Cải thìa
  • Thịt

Các loại thịt, bao gồm thịt bò, thịt heo, thịt gà… đều nên thay phiên có trong thực đơn dinh dưỡng của bé 20 tháng tuổi bởi bé trong độ tuổi này thường rất hiếu động, cần được cung cấp đủ protein, năng lượng.

2. Hoạt động cho bé 20 tháng tuổi

Mẹ đã bao giờ nghe nhắc đến khái niệm “Rối loạn thiếu hụt thiên nhiên” (Nature Deficit Disorder). Cụm từ này nhằm để chỉ những rối loạn thể chất, trí tuệ của trẻ do thiếu sự gắn bó với thiên nhiên. Việc cho trẻ tiếp xúc sớm với thiết bị công nghệ, không cho trẻ hòa mình vào thiên nhiên là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Vì vậy, ở giai đoạn trẻ 20 tháng tuổi, bé rất cần được vui chơi ngoài trời như đi công viên, dã ngoại…

Điều đó sẽ giúp bé 20 tháng tuổi:

  • Rèn luyện sức khỏe thông qua các hoạt động chạy nhảy, đá bóng, nghịch cát…
  • Phát triển các giác quan nhờ hít thở mùi thơm của hoa cỏ, nếm thử mật hoa, nghe tiếng côn trùng, tiếng lá cây xào xạc, nhìn thấy sắc màu đa dạng của thiên nhiên…
  • Trở nên tự tin, dạn dĩ, không còn sợ các loài côn trùng nhất là khi bé được mẹ giải thích những lợi ích mà chúng mang lại.
  • Mở mang tư duy, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo khi có điều kiện chứng kiến sự kỳ diệu và đa dạng của thiên nhiên.

Nếu ở trong nhà, hãy giúp trẻ 20 tháng tuổi kết nối với thiên nhiên bằng cách cho con cùng tưới cây, bắt sâu, thu hoạch rau… Khi nấu ăn, mẹ hãy cho con cùng lặt rau, nhân tiện nói với trẻ tại sao chúng ta phải ăn rau củ mỗi ngày. Nhờ đó, trẻ sẽ có hứng thú ăn rau xanh, trái cây, dần dần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

bé 20 tháng tuổi

3. Bé thức khuya không chịu ngủ

Làm gì khi bé thức khuya không chịu ngủ? Mẹ có thể thiết lập thói quen đi ngủ cho bé 20 tháng tuổi bằng cách giúp bé hiểu rằng ban đêm là thời gian dành cho giấc ngủ.

Để chuẩn bị đi ngủ, hãy thông báo với bé: “Bây giờ là giờ đánh răng. Rồi mẹ con mình sẽ đọc truyện và tắt đèn”. Kể chuyện hay đọc sách cho bé nghe trước giờ đi ngủ là thói quen tốt cần duy trì, không chỉ giúp con ngủ ngon mà còn bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, hướng con đến điều hay lẽ phải.

Mặt khác, mẹ tránh cho bé 20 tháng tuổi xem ti vi trước giờ đi ngủ 30 phút vì có thể làm bé ngủ không ngon. Đồng thời, hãy tắt tivi và giữ không gian yên tĩnh vào giờ bé sắp đi ngủ.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Tổng hợp những truyện ngắn thiếu nhi hay mẹ nên mua về cho bé

4. Dạy con tính chia sẻ

Bé đã vượt qua mốc 20 tháng tuổi, thích lăng xăng giúp đỡ mẹ, thích được tự làm việc này việc kia. Tại sao mẹ không dựa vào mong muốn sẵn có ấy để khuyến khích bé làm những việc nhà đơn giản.

Hãy bắt đầu bằng một số nhiệm vụ nhẹ nhàng như để muỗng dơ vào bồn rửa, lau phần thức ăn rơi vãi của bé, tưới cây…

Mỗi khi con làm xong một việc, mẹ nhớ khen ngợi bé nhé. Điều đó giúp bé cảm thấy mình quan trọng đồng thời hình thành ở trẻ ý thức giúp đỡ mọi người, nhất là người thân trong gia đình.

5. Dạy bé 20 tháng tuổi đánh răng

Mẹ luôn nghe nói về tầm quan trọng của việc đánh răng cho bé 20 tháng tuổi nhưng thực hiện điều này thật sự là cả một vấn đề. Một số mẹo dạy bé đánh răng dưới đây sẽ giúp việc đánh răng cho bé 20 tháng tuổi dễ dàng hơn.

  • Thử trò “bắt chước”: Trẻ rất thích bắt chước. Mẹ hãy đánh răng cùng lúc với bé để bé có thể bắt chước.
  • Chơi trò nhổ nước: Đây là trò trẻ nhỏ rất thích. Biểu diễn cách ngậm một ngụm nước và nhổ nó ra. Sau đó để bé tập nhiều lần tùy thích.
  • Cho bé soi gương: Cho bé đứng lên một chiếc ghế đẩu để bé có thể thấy hình ảnh phản chiếu mình trong gương. Sau đó, cùng đếm những cái răng khi mẹ chải chúng.
  • Chọn loại bàn chải hấp dẫn bé: Loại bàn chải dùng pin hoặc phát nhạc có thể dụ dỗ bé chịu đánh răng.

Trẻ nhỏ có xu hướng nuốt vào nhiều hơn là nhổ ra. Kem đánh răng có chứa fluor được khuyên không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Một lượng fluor quá nhiều nuốt vào bụng ở tuổi nhỏ có thể khiến bé bị đổi màu răng vĩnh viễn. Hãy dùng loại kem dành cho bé không chứa flour và chỉ lấy một lượng bé như hạt đậu khi đánh răng cho con mẹ nhé.

Mẹo đánh răng cho bé

6. Làm gì khi bé 20 tháng tuổi hay chống đối?

Trong giai đoạn này, mẹ có thể sẽ nản lòng vì bé thích chống đối. Thật ra, đây là sự phát triển tự nhiên. Mẹ tránh hỏi bé những câu hỏi có hay không. Thay vào đó, hãy dùng những câu hỏi để bé chọn lựa, chẳng hạn: “Con muốn mặc quần hay váy?” hoặc “Con muốn đánh răng trước hay thu dọn đồ chơi trước?”.

7. Làm gì khi bé hay sờ vào vùng kín?

Trẻ mới biết đi tò mò về mọi thứ, bao gồm cả bộ phận sinh dục của bé. Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu mẹ thấy bé hay nghịch ngợm vùng kín. Đó không phải là hành vi tình dục.

Mẹ không cần phải quá lo lắng hay gán ghép đó là việc làm đáng xấu hổ. Để hạn chế hành vi này ở bé 20 tháng tuổi, những lúc thấy bé 2 tuổi nghịch bộ phận sinh dục, mẹ hãy hướng con sang một hành động khác, chẳng hạn như chơi trò tập đếm với các ngón tay.

8. Xử trí khi bé 20 tháng tuổi đánh bạn

Ở độ tuổi này, nhiều bé thường hay đánh, cắn hoặc gây chuyện với bạn. Điều này xảy ra vì trẻ muốn chứng tỏ cái tôi của chúng cũng như đang tìm cách thử nghiệm những cách cư xử mới.

Hãy luôn theo sát con khi bé 20 tháng tuổi chơi với bạn. Nếu thấy con có hành vi quá khích với trẻ khác, hãy kiên quyết kéo con ra khỏi tình huống và nhắc lại nhiều lần đánh bạn là xấu, không được phép.

Thường xuyên khen ngợi những hành động tốt ở trẻ như chia sẻ đồ chơi hay chơi hòa thuận với bạn.

Việc đánh mắng trẻ không chỉ gây tổn thương lòng tự trọng của con mà còn làm trẻ có xu hướng bắt chước, giải quyết mọi chuyện bằng bạo lực với người xung quanh. Để con hình thành những đức tính tốt đẹp, việc của bố mẹ là hãy luôn làm gương tốt cho con.

Lời khuyên của bác sĩ để bé 20 tháng tuổi phát triển tốt

1. Lưu ý đối với bé

Lời khuyên của bác sĩ

Mẹ nên cho bé đi khám nếu bé 20 tháng tuổi có các dấu hiệu chậm phát triển sau:

  • Bé luôn im lặng và không biết nói.
  • Bé chỉ chơi một mình và không hứng thú với bất kỳ các hoạt động vui chơi nào.
  • Bé lười ăn và không chịu ăn bất kỳ thứ gì.
  • Bé không hiểu những mệnh lệnh đơn giản của người lớn.
  • Cân nặng và chiều cao của bé 20 tháng tuổi cách xa tiêu chuẩn của WHO.

2. Cách chăm sóc bản thân dành cho mẹ

Bé 20 tháng tuổi đã và đang bước đi rất tự tin, điều này có thể đồng nghĩa với căn nhà của mẹ giờ đây ngập tràn đồ chơi, và những dấu vết nghịch ngợm của con.

Mẹ hãy cố gắng không lo lắng quá nhiều những vật dụng lộn xộn ở nhà. Đó có thể là một phần của niềm vui khi có một bé 20 tháng tuổi tò mò xung quanh.

Mẹ có thể sắp xếp mọi thứ dễ dàng hơn bằng cách:

  • Sắp xếp hộp hoặc kệ đựng đồ chơi mà bé 20 tháng tuổi có thể với tới; để con biết đồ chơi hoặc đồ dùng của mình nằm ở đâu.
  • Làm gương cho con: Cho con thấy rằng mẹ cất đồ đạc và để lại vị trí của chúng sau khi mẹ đã sử dụng xong.
  • Biến việc nhặt đồ thành một trò chơi. Bật một số bản nhạc và “chạy đua” với con để xem ai có thể lấy các khối hoặc các mảnh ghép vào các hộp tương ứng của chúng trước.
  • Thẳng thắn với con. Khi cất đồ chơi, hãy nói chuyện với trẻ về những gì mẹ đang làm và kể lại quá trình dọn dẹp. Hãy tích cực và nói những điều tốt đẹp như “điều này làm cho ngôi nhà của chúng ta hạnh phúc” để con có những liên tưởng tích cực với việc thẳng thắn.

Nhìn chung, chăm sóc bé 20 tháng tuổi đòi hỏi mẹ phải bình tĩnh, mềm mỏng hơn bao giờ hết vì mẹ càng gắt gỏng bé càng tỏ ra ngang bướng, bất trị.

Hương Lê

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Giving babies and toddlers antibiotics can increase the risk of obesity

https://www.health.harvard.edu/blog/giving-babies-and-toddlers-antibiotics-can-increase-the-risk-of-obesity-2018113015477

Ngày truy cập: 13/8/2021.

2. Developmental Milestones

https://www.chop.edu/primary-care/developmental-milestones

Ngày truy cập: 13/8/2021.

3. Toys Your Kids Will Actually Play With

https://childmind.org/article/toys-your-kids-will-actually-play-with/

Ngày truy cập: 13/8/2021.

4. Feeding Your Baby and Toddler (Birth to Age Two)

https://www.mottchildren.org/posts/your-child/feeding-your-baby-toddler

Ngày truy cập: 13/8/2021.

5. Speech and Language Development

https://www.mottchildren.org/posts/your-child/speech-and-language-development

Ngày truy cập: 13/8/2021.

x