Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/03/2022

Trẻ 23 tháng tuổi: Sự phát triển và khủng hoảng tuổi lên 2

Trẻ 23 tháng tuổi: Sự phát triển và khủng hoảng tuổi lên 2
Với trẻ 23 tháng tuổi, mẹ sẽ chứng kiến một số cột mốc phát triển mang tính đặc trưng ở trẻ, trong đó có "nỗi ám ảnh" mang tên "khủng hoảng tuổi lên 2".

Em bé nhà mẹ có phải là trẻ 23 tháng tuổi không? Nếu đúng, hẳn mẹ đã và đang trải qua nhiều cung bậc cảm xúc đặc biệt, nhất là khi sinh nhật lần thứ 2 của con đến rất gần rồi.

2. Các mốc phát triển của trẻ 23 tháng tuổi

Bé 23 tháng tuổi biết làm gì? Có rất nhiều kỹ năng quan trọng mà em bé của mẹ đạt được trong giai đoạn này.

Sự phát triển về mặt thể chất

Sự phát triển về mặt nhận thức và ngôn ngữ của trẻ 23 tháng tuổi

Sự phát triển về mặt nhận thức và ngôn ngữ của bé 23 tháng tuổi

Bé 23 tháng tuổi biết làm gì với sự phát triển nhận thức và ngôn ngữ?

  • Bé nói được hơn 50 từ, biết dùng đại từ nhân xưng như tên riêng, “con”, “mình”; biết “cảm ơn”, “vâng”, “dạ” (nếu được mẹ dạy trước đó).
  • Trẻ 23 tháng tuổi biết hỏi những câu đơn giản hay nói những câu ngắn như “Mẹ ơi, con đói”, “Mẹ ơi con muốn ăn bánh”. Vì vậy, bé có thể cho mẹ biết nhu cầu của mình khi muốn ăn, ngủ hoặc đi vệ sinh… Mặt khác, bé có thể trả lời những câu hỏi đơn giản như “Tên con là gì?”, “Mẹ con tên gì?”.
  • Bé có thể hát những bài hát đơn giản, nói theo những câu đơn giản, lặp lại những từ nghe được từ một câu chuyện.
  • Đặc biệt, trẻ 23 tháng tuổi thích nghe đi nghe lại một bài hát hay một câu chuyện. Đó là cách trẻ tiếp nhận kiến thức mới. Điều này rất tốt cho bé và cần được khuyến khích. Để bé vừa củng cố kiến thức cũ vừa học thêm những cái mới, mẹ có thể cho bé chọn lựa, chẳng hạn: “Con muốn nghe chuyện nào trước, chuyện cũ hay chuyện mới?”.
  • Trẻ 23 tháng tuổi có khẩu vị và sở thích riêng. Mẹ có thể dựa vào đó để lên thực đơn kích thích trẻ ăn ngon miệng, cải thiện tình trạng biếng ăn nếu có.
  • Trẻ mới biết đi thường trải qua nỗi lo lắng về sự xa cách và điều này thể hiện rõ nhất ở trẻ 23 tháng tuổi. Vì vậy, bé luôn cảm thấy bất an khi không thấy mẹ.

Nếu bé 23 tháng tuổi chưa biết nói hoặc nói dưới 5 từ thì mẹ cần cho con đi khám để loại trừ việc trẻ chậm nói do nguyên nhân bệnh lý. Mặt khác, mẹ có thể áp dụng thêm mẹo chữa trẻ chậm nói ở đây.

3. Một số vấn đề thường gặp ở trẻ 23 tháng tuổi

Trẻ 23 tháng tuổi chưa biết nói có sao không?

Mẹ có thể thấy lo lắng khi trẻ 23 tháng tuổi của mẹ chưa biết nói. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới từ Tạp chí Nhi khoa (Journal of Petriadic) đã trấn an các bậc cha mẹ lo lắng khi trẻ hai tuổi vẫn chưa có kỹ năng nói. Không có khả năng hình thành “từ” được chứng minh là không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Dĩ nhiên, nếu mẹ nghi ngờ các vấn đề hiện có khác góp phần vào tình trạng trẻ 23 tháng tuổi chưa biết nói; thì việc thăm khám bác sĩ nhi khoa là cần thiết.

Các dấu hiệu sau đây của trẻ 23 tháng tuổi chưa biết nói có thể là báo hiệu của chậm phát triển:

  • Trẻ 23 tháng tuổi rất yên tĩnh khi còn nhỏ.
  • Tiếng bập bẹ và âm thanh nhỏ
  • Nhiễm trùng tai thường xuyên.
  • Trẻ 23 tháng tuổi không thể tạo ra tất cả các phụ âm.
  • Không thể sao chép hoặc lặp lại các từ.
  • Sử dụng các cử chỉ tối thiểu để giao tiếp.
  • Trẻ 23 tháng tuổi tỏ ra khó hiểu những gì đang được truyền đạt cho con.
  • Tiền sử khuyết tật học tập trong gia đình.

Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ 23 tháng tuổi

1. Dinh dưỡng cho trẻ 23 tháng tuổi

Dinh dưỡng cho trẻ 23 tháng tuổi

Thực phẩm chức năng bổ não cho trẻ 23 tháng tuổi

Nghiên cứu cho thấy một số yếu tố sau tác động đến não bộ của trẻ như: việc nuôi con bằng sữa mẹ, cách trẻ được yêu thương, chăm sóc và chế độ dinh dưỡng.

Vì vậy, ăn gì để tốt cho trí não của bé những năm tháng đầu đời là điều nhiều mẹ quan tâm. Theo chuyên gia dinh dưỡng, thực đơn của trẻ cần được cung cấp các chất dinh dưỡng sau để phát triển tối ưu về não bộ.

  • Chất đạm: có trong thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, trứng, sữa, các loại đậu, hạt.
  • Kẽm: được tìm thấy nhiều nhất trong hàu, kế đến là thịt, cá, các chế phẩm từ sữa và các loại hạt.
  • Sắt: nguồn cung cấp chất sắt gồm thịt, đậu, ngũ cốc, rau lá sẫm màu và khoai tây nướng.
  • Choline: có trong thịt, sữa, trứng, rau.
  • Folate: chứa nhiều trong gan, thịt, nấm, cải bó xôi, ngũ cốc, bánh mì, nước cam.
  • I ốt: được cung cấp chủ yếu bởi muối i ốt, ngoài ra í ốt còn có trong hải sản, sữa, rong biển, ngũ cốc.
  • Vitamin A: gan, cà rốt, khoai lang, rau bina là những nguồn cung cấp vitamin A dồi dào.
  • Vitamin D: cách tốt nhất là cho trẻ tắm nắng để bổ sung vitamin D cho cơ thể, đồng thời ăn thêm các loại cá béo như cá hồi, dầu gan cá, sữa.
  • Vitamin B6: các nguồn cung cấp vitamin B6 là gan, cá, khoai tây, các loại rau củ giàu tinh bột.
  • Vitamin B12: được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như thịt, cá, trứng, sữa.
  • Axit béo omega-3: có trong cá béo, dầu cá, dầu cá, hạt chia, quả óc chó, cải bó xôi.

Các vấn đề dinh dưỡng khác

Để chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ 23 tháng tuổi, mẹ cần biết:

3. Cách chăm sóc giấc ngủ của trẻ 23 tháng tuổi

Hội mẹ bỉm sữa hẳn sẽ thắc mắc trẻ 23 tháng cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày? Xin trả lời bé trong độ tuổi này cần ngủ từ 13 – 14 giờ mỗi ngày. Trong đó, giấc ngủ về đêm chiếm khoảng 11 – 12 giờ và giấc ngủ ngắn buổi trưa vào khoảng 1,5 – 3 giờ.

Cần hiểu rằng mỗi trẻ có một nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau. Vì thế, bố mẹ nên tạo điều kiện để con được ngon giấc. Khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự thức dậy mà không cần phải đánh thức. Với trường hợp bé thức dậy lúc nửa đêm, mẹ không nên vội can thiệp bởi nhiều bé sẽ tự ngủ thiếp đi ngay sau đó. Điều quan trọng là bạn nên tạo cho con thói quen ngủ vào khung giờ cố định, hạn chế để bé thức khuya dễ khiến con bồn chồn và dễ cáu gắt hơn.

  • Trò hỏi đáp: Mẹ hỏi “Ngón tay con đâu? Tai con đâu? Mũi mẹ đâu? Ngón tay của mẹ đâu?…”. Và cho bé thời gian để con trả lời.
  • Vẽ ra giấy: Vẽ hình bàn chân và tay của con ra giấy, tiếp đến, dạy bé gọi tên các ngón như ngón cái, ngón trỏ… Dạy bé bài hát “Năm ngón tay ngoan” cũng là cách để bé nhớ dai hơn những gì mẹ dạy.
  • Đố chữ với bé: Hãy áp dụng trò đoán tên đơn giản. Mẹ sẽ hỏi bé những câu hỏi liên quan đến các bộ phận trên cơ thể như: “Cái gì dùng để chạy?”, “Cái gì dùng để ăn?”…
  • Trò chơi vận động: Mẹ dạy bé hát và minh họa theo bài hát “Ô sao bé không lắc”. Đây cũng là cách giúp bé nhớ tên các bộ phận dễ dàng.

Dạy trẻ nhận biết cơ thể

  • Đi dạo một vòng quanh khu nhà.
  • Duỗi người hoặc tập yoga.
  • Đạp xe đạp quanh khu phố.
  • Dành thời gian chăm sóc khu vườn của mẹ.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho mẹ

  • Viết nhật ký.
  • Vẽ một thứ gì đó mẹ yêu thích hoặc chọn một cuốn sách tô màu.
  • Ngồi lại với suy nghĩ, dành thời gian để chiêm nghiệm.
  • Đọc một quyển sách thú vị.
  • Làm một câu đố ô chữ.

Nuông chiều bản thân:

  • Thư giãn trong bồn tắm nước nóng.
  • Lên kế hoạch cho một ngày đi spa.
  • Đánh một giấc ngủ ngắn.
  • Đắp mặt nạ và chăm sóc da.

Tìm thời gian chơi với bạn bè

  • Ăn trưa tại nhà hàng mới mở.
  • Hẹn hò đi dạo.
  • Đi mua sắm.
  • Tham gia câu lạc bộ sách hoặc nhóm làm mẹ.

Trau dồi kỹ năng

  • Nâng tầm kỹ năng nấu ăn bằng cách thử một công thức mới và lạ.
  • Thực hành một môn thể thao mẹ yêu thích.
  • Tham gia một lớp học vẽ hoặc hội họa.
  • Gảy cây đàn hoặc bất kỳ nhạc cụ nào mẹ đã bỏ quên.

Trẻ 23 tháng tuổi sắp đạt cột mốc bé 2 tuổi. Hơn lúc nào hết, con cần một môi trường an toàn, lành mạnh, tràn ngập yêu thương để phát triển và vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2.

Hương Lê

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Vaccines at 12 to 23 Months

https://www.cdc.gov/vaccines/parents/by-age/months-12-23.html

Ngày truy cập: 20/7/2021.

2. Parents Guide to Developmental Milestones

https://childmind.org/guide/developmental-milestones/

Ngày truy cập: 20/7/2021.

3. The crucial brain foods all children need

https://www.health.harvard.edu/blog/brain-food-children-nutrition-2018012313168

Ngày truy cập: 20/7/2021.

4. How Much Milk? Seattle Mama Doc 101

https://seattlemamadoc.seattlechildrens.org/how-much-milk-seattle-mama-doc-101/

Ngày truy cập: 20/7/2021.

5. Child Development and Parenting

https://www.seattlechildrens.org/health-safety/keeping-kids-healthy/development/

Ngày truy cập: 20/7/2021.

x