Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 26/06/2024

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào và trong thời gian bao lâu?

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào và trong thời gian bao lâu?
Có khoảng 250 triệu tinh trùng bơi qua quãng đường từ âm đạo tới cổ tử cung, chỉ có khoảng 400 tinh trùng sống sót sau cuộc hành trình này, và cuối cùng chỉ có 1 tinh trùng thực hiện thành công quá trình thụ thai.

Quá trình thụ thai xảy ra khi tinh trùng ở đàn ông vượt qua hành trình vô cùng gian nan, vất vả tìm gặp được trứng ở phụ nữ để “hòa làm một”.

Sự kết hợp này làm hình thành nên phôi thai, “hạt giống” để bé yêu lớn dần trong bụng mẹ. Sau khi tình trùng gặp trứng, quá trình thụ thai sẽ diễn ra như thế nào và diễn ra trong bao lâu? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Sự kết hợp của tinh trùng và trứng

Để quá trình thụ thai diễn ra cần có đầy đủ hai yếu tố quan trọng là trứng và tinh trùng.

1. Tinh trùng

Trái ngược với phụ nữ chỉ rụng từ 1 – 3 quả trứng/chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người đàn ông liên tục sản xuất tinh trùng. Tuy nhiên, phải mất 2 – 3 tháng để các tế bào tinh trùng trưởng thành. Sau đó, các tế bào tinh trùng này chỉ có thể sống 2-3 tuần trong cơ thể nam giới.

Khi xuất tinh, nam giới có thể giải phóng khoảng 40 – 300 triệu tinh trùng song chỉ có một tinh trùng có thể thụ tinh cho trứng. Nếu muốn tìm hiểu thêm về trứng và tinh trùng, bạn có thể tham khảo bài viết tường tận về trứng và tinh trùng dưới đây.

Thời gian nhanh nhất để tinh trùng gặp được trứng là tại đoạn đầu của ống dẫn trứng. Thời gian ước tính ngắn nhất mất khoảng 45 phút và chậm nhất là 12 tiếng. Tuy nhiên, tinh trùng có thể đợi trứng trong khoảng thời gian tối đa 5 ngày để có thể thụ tinh.

Theo các nghiên cứu khoa học, tinh trùng có thể sống được trong tử cung phụ nữ khoảng 3 – 5 ngày, sau khi xuất tinh. Tuy nhiên, khả năng thụ tinh của tinh trùng sẽ giảm dần theo thời gian.

2. Tế bào trứng

Buồng trứng sản xuất trứng. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng sẽ rụng 1 – 3 quả trứng. Sau khi rụng, trứng sẽ được loa vòi trứng đón lấy và tại ví trí bóng (ở 1/3 ngoài của ống dẫn trứng). Trứng sẽ chờ ở đây để đợi một anh tinh trùng “đến đón”.

Trứng chỉ có thể sống được 24 giờ sau khi rụng nên trứng phải được thụ tinh trong khoảng thời gian này thì bạn mới có thể mang thai. Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết và được đưa ra ngoài theo kinh nguyệt của kỳ kinh ngay sau đó.

>> Xem thêm: Dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng: Hành trình kì diệu của những tinh binh

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?

Ở mỗi người phụ nữ khỏe mạnh sẽ có 2 buồng trứng và ở 2 buồng này sẽ có khoảng 1 triệu quả trứng. Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, trong buồng trứng sẽ xảy ra hiện tượng rụng trứng.

Một quả trứng sẽ chui ra khỏi nang và di chuyển ra khỏi buồng trứng để vào ống dẫn trứng, sẵn sàng cho quá trình thụ thai.

1. Thời gian rụng trứng và chờ đợi tinh trùng

Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu? Trứng chỉ sống được 24 giờ, kiên nhẫn đợi gặp 1 chàng tinh binh mạnh mẽ nhất để thụ tinh. Còn nếu không gặp được “bạch mã hoàng tử”, trứng sẽ bị đào thải ra ngoài theo máu kinh nguyệt.

Khác với trứng ở phụ nữ, tinh trùng ở đàn ông sản xuất liên tục nhưng phải mất 2-3 tháng để trưởng thành và chỉ sống được khoảng 2-3 tuần trong cơ thể nam giới. Phái mạnh khi “xuất tinh” vào trong âm đạo của người nữ sẽ có khoảng 250 triệu tinh trùng được phóng ra.

quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu
Tinh trùng trải qua một cuộc chiến vất vả để thụ tinh thành công
Để có quá trình thụ thai xảy ra, tinh trùng phải gặp được trứng. Nếu trứng trong cơ thể người phụ nữ chưa rụng thì tinh trùng phải chờ đợi để gặp được “nàng”. Hầu hết tinh trùng sẽ chết ở cổ tử cung sau 24-48 giờ. Tuy nhiên, chất nhầy cổ tử cung ở người nữ nếu màu mỡ, giàu dinh dưỡng thì tinh trùng có thể sống được đến 5-6 ngày sau khi quan hệ, tạo nhiều cơ hội hơn cho các tinh trùng tiếp cận được trứng.

2. Thời gian tinh trùng bơi đến trứng

Các “chiến binh” sau khi được phóng ra sẽ xoay sở để bơi qua quãng đường từ âm đạo vào cổ tử cung người phụ nữ, rồi đến ống dẫn trứng, và xâm nhập vào trứng đã rụng để thụ tinh.

Trong quãng đường tinh trùng đi từ âm đạo vào ống dẫn trứng mất khoảng 45 phút đến 12 tiếng, từ khoảng 250 triệu tinh binh được sản xuất ra khỏi cơ thể đàn ông ban đầu theo thời gian chỉ còn 400 “anh” sống sót. Trong những giờ tiếp theo của cuộc hành trình gian khổ để tìm gặp được nàng trứng, số lượng tinh binh cũng giảm dần xuống còn 200. Lúc này, các “chiến binh” phải vượt qua 1 thử thách nữa đó là xâm nhập vào trong trứng.

Khi đã có 1 tinh trùng “tráng kiện” chui qua màng ngoài của trứng, lớp vỏ ngoài cùng của trứng sẽ tiết ra một chất dịch ngăn chặn không cho bất cứ tên nào khác vào nữa.

Thời gian tinh trùng bơi đến trứng: Sau khi gặp trứng, tinh trùng đã bơi quãng đường 20cm từ cổ tử cung đến ống dẫn trứng. Nếu các “chiến binh” di chuyển với tốc độ khoảng 2-3mm/phút thì thời gian ngắn nhất để chúng gặp trứng là 45 phút, song chậm nhất là 12 giờ.

Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu?

Đây là quá trình quan trọng để tạo nên hợp tử:

1. Thời gian trứng thụ tinh

Tinh trùng sau khi gặp trứng sẽ mất khoảng 24 giờ để thụ tinh. Nhân của tinh trùng và trứng sẽ kết hợp với nhau để tạo ra vật chất di truyền. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, bé sẽ là trai, nếu là nhiễm sắc thể X, bạn sẽ chào đón một bé gái.

Sau khi thụ tinh khoảng từ 3-4 ngày, trứng bắt đầu di chuyển ra khỏi ống dẫn trứng để đi vào tử cung, tìm nơi làm tổ.

quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu
Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu: từ vài ngày đến hơn 1 tuần tùy tốc độ tinh trùng và thời gian trứng rụng

Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu? Trong chuyến đi kéo dài ba, bốn ngày từ ống dẫn trứng đến tử cung, trứng đã thụ tinh (bây giờ gọi là hợp tử) sẽ phân chia thành 16 tế bào đồng nhất. Khi đã xâm nhập vào tử cung, hợp tử được gọi là phôi.

Như vậy tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai? Thời gian có thể kéo dài vài ngày, song có một số trường hợp có thể kéo dài hơn 1 tuần tùy theo tốc độ di chuyển của tinh trùng và thời gian trứng rụng.

2. Thời gian làm tổ của hợp tử

Một hoặc hai ngày sau đó, phôi sẽ bắt đầu làm tổ ở lớp niêm mạc êm ái của tử cung. Sau khi tìm được chỗ làm tổ thích hợp trong tử cung, phôi sẽ hình thành chân giả bám vào niêm mạc, hình thành nhau thai. Quá trình làm tổ mất từ 7 – 10 ngày.

>> Xem thêm: Thai mấy tuần thì vào tử cung? Mấu chốt ở ngày kinh cuối!

Dấu hiệu thụ thai thành công

Dưới đây là một số dấu hiệu thông báo rằng quá trình thụ thai đã thành công và bạn sắp được làm mẹ. Nếu chưa chắc chắn, bạn có thể dùng que thử thai để chắc chắn kết quả của mình.

  • Chậm kinh: Đây là dấu hiệu mà rất nhiều chị em tin tưởng và khá hiệu quả để nhận biết mình đã mang thai hay chưa. Thường thì sau sinh, tùy thuộc vào từng trường hợp mà kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hay muộn.
  • Tiểu nhiều lần: Sau khi quan hệ 1 tuần, bạn sẽ thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm. Nguyên nhân là do tử cung của chị em phát triển chèn ép vào bàng quang gây cảm giác tiểu nhiều lần, buồn tiểu.
  • Âm đạo ra máu bất thường: Vùng kín của bạn sẽ có một chút dịch màu hồng hoặc nâu kèm biểu hiện khó chịu, đau nhẹ tại vùng bụng dưới do việc cấy phôi thai vào tử cung thành công, còn gọi là máu báo thai.
  • Mệt mỏi: Đây cũng có thể là dấu hiệu thụ thai thành công mà bạn có thể gặp phải. Quá trình tiết hormone progesterone trong thai kỳ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.
  • Âm đạo đổi màu sẫm: Do sự thay đổi về nội tiết tố da của bạn khi mang thai. Cô bé của bạn sẽ có màu sậm và tối hơn, bạn có thể sử dụng một chiếc gương soi để nhận biết sự thay đổi này.
  • Ngực thay đổi: Dấu hiệu này khá thường gặp nên bạn có thể dễ dàng nhận ra. Cảm giác cứng, sưng, đau tại ngực do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể sau khi trứng được thụ tinh với tinh trùng. Lúc này, bạn nên sử dụng áo ngực rộng rãi, thoáng mát hơn và bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể. Cảm giác khó chịu tại vùng ngực sẽ giảm dần và biến mất sau khi bạn thích nghi được với sự thay đổi của hormone.
  • Đau bụng dưới: Đau bụng dưới là một dấu hiệu mang thai bình thường thai làm tổ. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau bụng dữ dội kèm xuất huyết âm đạo là bất thường, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được can thiệp đúng cách.
  • Nóng bất chợt: Những cơn nóng bất chợt sau khi thụ thai thành công thường khiến bạn ra nhiều mồ hôi, nóng bừng mặt, đỏ mặt. Biểu hiện này có thể kéo dài đến 50 phút và kèm theo một số dấu hiệu khác như đau bụng dưới, ngực căng.
căng ngực có phải dấu hiệu mang thai
Đau ngực là một dấu hiệu thường gặp khi thụ thai thành công

Những điều cần làm khi phát hiện mình mang thai

Khi chính thức bước vào giai đoạn đếm từng ngày chờ bé con chào đời. Bạn cần lưu ý những vấn đề sau để chuẩn bị cho một thai kỳ hoàn hảo

1. Thay đổi lối sống

Phụ nữ mang thai cần xây dựng một lối sống khoa học và khỏe mạnh để chăm sóc bé tốt hơn.

  • Chọn phòng khám uy tín cho 9 tháng thai kỳ. Bạn nên chọn những phòng khám hoặc bệnh viện gần nhà để tiện cho việc thăm khám và sinh nở sau này.
  • Khám thai và thực hiện lịch khám thai định kỳ dù có bận rộn cách mấy. Bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên đúng đắn để có thai kỳ khỏe mạnh ngay từ bước đầu và xử lý kịp thời những vấn đề của thai nhi nếu có.
  • Tập luyện thường xuyên. Vận động sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh và quá trình “vượt cạn” dễ dàng hơn. Hơn thế, tập luyện giúp tinh thần phấn chấn, giảm stress và dễ lấy lại vóc dáng sau sinh. Mẹ bầu có thể tập yoga, bơi, pilates, đi bộ… với cường độ phù hợp. Đặc biệt là Kegels – bài tập vùng dưới sàn cơ xương chậu, có tác dụng củng cố các cơ trơn ở bàng quang và âm đạo, giúp phòng ngừa chứng tiểu thường xuyên hay gặp ở bà bầu và hỗ trợ quá trình sinh nở “dễ thở’ hơn.
  • Nói “không” với bia rượu, thuốc lá. Dù bạn uống ít hay nhiều, lượng rượu hay các chất từ thuốc lá cũng sẽ đến em bé thông qua các mạch máu và nhau thai. Vì vậy, hãy đoạn tuyệt ngay nếu bạn muốn bé yêu an toàn và khỏe mạnh.
  • Không dùng caffeine hàng ngày. Dù các nghiên cứu đã chỉ ra 2 tách nhỏ cà phê hòa tan sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên kiêng hẳn loại đồ uống này ít nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ. Hãy nhớ là caffeine có trong soda, trà, chocolate và nhiều đồ uống khác nữa nhé.
  • Tham gia các lớp tiền sản. Điều này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về toàn bộ quá trình mang thai cũng như chăm sóc bé cưng sau khi chào đời, giúp chủ động phòng tránh các rủi ro và quá trình chuyển dạ dễ dàng.
  • Đặt việc nghỉ ngơi và sức khỏe lên hàng đầu. Hãy luôn bảo đảm bạn ngủ đủ giấc. Nếu bị những cơn đau lưng quấy rầy, bạn hãy thử kê gối đỡ để có giấc ngủ thoải mái hơn. Tập luyện phù hợp vào ban ngày cũng giúp bạn dễ ngủ hơn.

>> Xem thêm: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ mẹ nên biết

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho thai kỳ

Từ khi bắt đầu mang thai đến lúc chào bé ra đời, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ dưỡng chất theo các gợi ý sau:

  • Uống thuốc bổ sung các vitamin và dưỡng chất cần thiết như viên sắt, acid folic, canxi, magiê, vitamin B6, vitamin E, polyvitamin… Đặc biệt, sắt, canxi, acid folic là ba thứ rất cần thiết cho các bà mẹ mang thai. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần theo hướng dẫn của BS mẹ nhé.
  • Thực phẩm từ sữa: 2-3 ly sữa (khoảng 500ml)/ ngày. Nên chọn các loại sữa hoặc sản phẩm từ sữa có ít hay không có chất béo.
  • Thịt, cá, tôm, cua: 200-300gr/ ngày + 1 quả trứng/ngày. Bạn có thể chọn thịt nạc, thịt gia cầm nhưng nên là loại thực phẩm ít chất béo nhất. Ngoài ra, các loại đậu và hạt cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
  • Ngũ cốc: 300-400gr/ ngày. Bạn nên dùng ngũ cốc nguyên hạt thay vì những loại thực phẩm làm bằng bột mì trắng. Nên ghi nhớ một vài thực phẩm ngũ cốc còn cung cấp chất xơ rất tốt cho cơ thể như bánh mì ngũ cốc, bánh quy giòn và mì ống.
  • Trái cây: 400-500gr/ một ngày. Nên chọn các loại trái cây tươi, nước trái cây tự nhiên (không quá một ly mỗi ngày). Mỗi ngày ăn ít nhất một loại trái cây có múi (Cam, bưởi, quýt).
  • Rau củ: 300-400gr/ ngày theo các màu xanh đậm (bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi), màu cam (cà rốt, khoai lang, bí ngô, bí mùa đông), màu vàng (bắp, ớt chuông vàng), và màu đỏ (cà chua, ớt chuông đỏ).

Không phải làm tổ xong nghĩa là bạn đã thụ thai thành công. Có 1/3 trường hợp trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung nhưng thai không phát triển do hợp tử gặp đột biến nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

Cũng có khả năng bạn sẽ có thai ngoài tử cung nếu phôi thai làm tổ ở một nơi khác ngoài tử cung, như ống dẫn trứng. Thai ngoài tử cung có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, đây là trường hợp bạn phải chấm dứt thai kỳ.

Quá trình thụ thai chính là sự kết hợp từ tình yêu giữa ba và mẹ mà hình thành nên con thơ. Nếu đã hiểu quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu thì, mẹ hãy luôn tẩm bổ sức khỏe của mình để bảo vệ con yêu trong bụng tốt nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x