Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin hàng ngày có chứa 30 miligram (mg) sắt. Tuy nhiên, một số phụ nữ lại gặp phải vấn đề với việc uống vitamin khi mang thai, đặc biệt là những loại chứa nhiều chất sắt.
Nếu gặp phải vấn đề trên, bạn nên kiểm tra hàm lượng từng chất được ghi trên bao bì. Trong trường hợp viên vitamin bạn uống chứa nhiều hơn 30 mg chất sắt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển sang loại thấp hơn, miễn sao đảm bảo mẹ không bị nguy cơ thiếu máu.
Mẹ cũng có thể uống vitamin và ăn kèm chút thức ăn nhẹ hoặc uống trước khi đi ngủ để giảm tình trạng khó chịu.
Nếu kích thước của viên thuốc quá to, mẹ có thể chia làm 2 để uống hoặc chuyển sang viên nhai, uống vitamin dạng lỏng, viên bé hơn không chứa canxi… Mẹ có thể dùng thuốc chứa canxi riêng hoặc chăm uống sữa để cung cấp lượng canxi cần thiết.
Thêm vào đó, các mẹ cần lưu ý đến sự có mặt của vitamin B6 trong những viên thuốc bổ sung vì có thể giúp phụ nữ chữa buồn nôn trong thời kỳ mang thai.
Ngoài ra, nên bổ sung axit folic thường xuyên. Phụ nữ dùng axit folic trong những tháng trước và sau khi sinh có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh ở bé lên đến 70%. Liều khuyến cáo của axit folic là 400 microgram (mcg) mỗi ngày nếu bạn đang cố gắng thụ thai và 600 mcg nếu biết chính xác đã mang thai.
Cuối cùng, nếu đã thử đủ mọi cách mà tình trạng buồn nôn do uống vitamin khi mang thai vẫn không cải thiện, bạn nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn thêm.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.