Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Đã từng kinh qua chuyện sinh nở, nhất là sinh thường, nhiều mẹ khi nhắc đến những cơn đau bụng chuyển dạ vẫn không thôi “nổi da gà”. Nói vậy để biết, quá trình sinh con đau đớn nhường nào. Vậy những cơn đau bụng chuyển dạ như thế nào? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong phần dưới đây của bài viết nhé.
Trước khi tìm hiểu đau bụng chuyển dạ như thế nào; chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây đau bụng chuyển dạ nhé. Đau khi chuyển dạ là do các cơ co bóp của tử cung gây áp lực lên cổ tử cung. Cơn đau này có thể được cảm nhận như những cơn đau dữ dội ở vùng bụng, háng và lưng cũng như cảm giác đau nhức. Một số phụ nữ còn bị đau ở hai bên hoặc đùi.
Các nguyên nhân khác gây đau khi chuyển dạ là do đầu em bé đè lên bàng quang và ruột cùng với sự chuyện dạ kéo dài tại ống sinh và âm đạo. Cơn đau khi chuyển dạ ở mỗi phụ nữ là khác nhau; thậm chí từ thai kỳ này sang thai kỳ khác. Điều mà phụ nữ cảm thấy lo lắng nhất không phải là cơn đau của mỗi cơn co thắt mà là do tần suất lặp lại của các cơn đau liên tục và ngày càng dày hơn.
>> Bạn có thể xem thêm: Biểu đồ chuyển dạ và những điều mẹ bầu cần biết trước khi sinh
Đau bụng chuyển dạ như thế nào? Chuyển dạ là cách gọi rất ngắn gọn của quá trình sinh con dài dằng dặc mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua. Thực tế, để gặp được thiên thần nhỏ, mẹ cần vượt qua ít nhất 3 cửa ải: Đối diện với cơn gò đau thấu xương, quá trình xổ thai và cuối cùng là tách nhau.
Đau bụng chuyển dạ như thế nào? Tuy rằng có rất nhiều dấu hiệu thông báo mẹ sắp “vỡ chum” nhưng chuyển dạ mỗi mẹ mỗi khác, chỉ chung triệu chứng điển hình là co thắt ở tử cung mỗi lúc một mạnh lên.
Thông thường sẽ kéo dài 12-14 tiếng đồng hồ ở bà mẹ sinh con so và khoảng 7 giờ đối với bà bầu sinh con rạ. Nếu cơn chuyển dạ kéo dài hơn 12 giờ đồng hồ trong lần sinh đầu tiên, hoặc 9 giờ ở những lần sinh kế tiếp, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân và có thể can thiệp.
Liên quan đến tìm hiểu đau bụng chuyển dạ như thế nào; bạn có thể xem thêm đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có phải là điều nguy hiểm?
Cơn chuyển dạ chia thành 3 giai đoạn: Âm ỉ, tích cực và chuyển tiếp.
Ở thời kỳ cuối cùng, mẹ bầu thường rất khó chịu và muốn rặn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường khuyên không rặn nếu chưa được báo là cổ tử cung đã hoàn toàn giãn nở, nếu không bạn sẽ phải đối diện với nguy cơ rách tầng sinh môn, gây xuất huyết mạnh.
Sau 40 tuần chờ đợi, mẹ sắp được gặp thiên thần. Bé yêu đang trong quá trình từ giã buồng ối ấm áp trong bụng mẹ để đến với thế giới đầy sắc màu bên ngoài
>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?
Bé chào đời an toàn, tử cung sẽ dịu đi khoảng 15 phút, sau đó bắt đầu co thắt để đẩy lá nhau ra ngoài. Giai đoạn này hầu như không đau và thường kéo dài từ 10 – 20 phút, hoặc ngắn hơn.
Tần suất co thắt tử cung đều đặn hơn, cứ 10-15 phút lại đau một lần và kéo dài từ 30-70 phút, thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ. Bạn sẽ biết đau bụng chuyển dạ như thế nào với các dấu hiệu sau đây:
Đi cùng với cơn đau co thắt tử cung là các dấu hiệu chuyển dạ khác như bụng bầu tụt xuống, âm đạo tiết ra dịch nhầy màu hồng hay đỏ và đôi khi có dấu hiệu vỡ nước ối. Cổ tử cung của mẹ lúc này đã mở rộng hơn, các cơn co thắt tử cung sẽ đẩy em bé xuống gần hơn với cổ tử cung để sẵn sàng chào đời.
Sau khi tìm hiểu đau bụng chuyển dạ như thế nào; bạn cũng nên ghi nhớ những dấu hiệu sắp sinh dưới đây để chuẩn bị đón con chào đời được tốt hơn:
Bên cạnh tìm hiểu đau bụng chuyển dạ như thế nào; để giúp bạn vượt cạn dễ dàng hơn MarryBaby mách bạn các cách giảm đau bụng khi chuyển dạ dưới đây:
Đau bụng chuyện dạ như thế nào? Trên lý thuyết là như thế đó mẹ, còn thực tế phải chờ bầu lâm bồn, tự trải nghiệm để cảm nhận đau đớn tột cùng và hạnh phúc vỡ òa nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Dealing With Pain During Childbirth
https://kidshealth.org/en/parents/childbirth-pain.html
Truy cập ngày 28/11/2023
2. The Pain of Labour
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4589939/
Truy cập ngày 28/11/2023
3. Labor Pain
https://www.asahq.org/madeforthismoment/pain-management/types-of-pain/labor/
Truy cập ngày 28/11/2023
4. Contractions and signs of labor
https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/birth/contractions-and-signs-labor
Truy cập ngày 28/11/2023
5. Pain relief in labour
https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/what-happens/pain-relief-in-labour/
Truy cập ngày 28/11/2023