Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 10 tuần tuổi
Những tuần tuổi của tam cá nguyệt thứ nhất, tử cung của mẹ đã tăng gấp đôi kích thước. Từ kích thước của quả lê trước khi bạn có thai với kích thước của quả cam lớn.
Cùng với sự phát triển của thai nhi,mẹ bầu sẽ có những thay đổi nhất định.
Điều đầu tiên bạn có thể dễ dàng nhận thấy là các đường tĩnh mạch xuất hiện trên da, chạy ngang qua ngực và bụng bạn. Những đường gân nổi này sẽ rõ ràng nếu bạn gầy và da trắng.
Khi thai nhi lớn hơn, bạn cũng sẽ thấy các tĩnh mạch ở bàn tay và bàn chân dường như cũng lớn hơn và nổi rõ hơn. Trong thời kỳ mang thai, lượng máu trung bình của phụ nữ tăng gần 50% và các tĩnh mạch phải giữ cho chúng có thể đi theo dòng chảy.
Đừng lo lắng nếu bạn không thể ăn nhiều món bổ dưỡng hoặc chưa tăng cân do ốm nghén vì hầu hết phụ nữ chỉ tăng khoảng 1 hoặc 2kg trong 3 tháng đầu. Mẹ sẽ sớm thấy ngon miệng trở lại và bắt đầu tăng khoảng gần nửa ký mỗi tuần.
Ngoài ra, còn có những triệu chứng thường xuất hiện ở tuần thứ 10 của thai kỳ
- Ốm nghén: Ở giai đoạn này bạn vẫn sẽ có cảm giác buồn nôn, có khi xuất hiện thường xuyên hơn trước. Những lúc như vậy, bạn nên uống một tách trà gừng để cơ thể không còn cảm giác buồn nôn nữa.
- Mệt mỏi và chóng mặt: Do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi và lượng máu tăng dần để cung cấp dinh dưỡng. Lúc này bạn có thể đi bộ và tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.
- Đau dây chằng: Do các dây chằng ở bụng mẹ đang giãn ra, nên mẹ sẽ có cảm giác đau tại các vị trí này. Những lúc như thế, mẹ nên mát xa vùng bụng và nghỉ ngơi khi cần thiết.
- Ợ nóng, khó tiêu: Sau những bữa ăn, bạn không nên nằm xuống ngay để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày và cũng như tránh các loại thức ăn khó tiêu như bánh mì,…
>>> Bạn có thể quan tâm: Mẹo hay “đánh bay” mất ngủ khi mang thai
Nếu để ý, mẹ sẽ thấy xuất hiện một đường sẫm màu kéo dài từ vùng rốn đến vùng bụng dưới. Đây là dấu hiệu của mẹ có thai kỳ phát triển bình thường. Mẹ cũng có thể xuất hiện mụn trứng cá, đặc biệt là ở người từng có tiền sử bị mụn trước đó.
Mẹ bầu cần làm những xét nghiệm nào khi mang thai 10 tuần?