2. Tê ống cổ tay
Mẹ có thể cảm thấy đau và tê cứng ở các ngón tay, cổ tay và bàn tay. Như nhiều mô khác trong cơ thể, những mô ở cổ tay mẹ có khả năng giữ nước; làm tăng áp lực lên ống xương cổ tay. Những dây thần kinh chạy qua đường ống này có thể bị bó chặt; gây nên cảm giác tê cứng; ngứa ran; đau nhói hay đau âm ỉ.
Để giảm tình trạng này, mẹ hãy thử đeo thanh nẹp để ổn định cổ tay. Nếu công việc của mẹ đòi hỏi phải vận động tay thường xuyên hãy nhớ thường xuyên duỗi tay khi nghỉ giải lao.
3. Quan hệ tình dục khi thai 32 tuần tuổi
Ngoài thắc mắc về thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu, đa số cặp vợ chồng đều lăn tăn về việc quan hệ tình dục trong giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng này.
Nhiều phụ nữ vẫn cảm thấy mình gợi cảm ở giai đoạn này và chồng họ cũng đồng ý như vậy. Việc quan hệ trong khi mang thai vẫn có thể diễn ra tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý không quan hệ khi vỡ ối và bắt đầu có quá trình chuyển dạ!
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tần suất quan hệ khi mang thai như thế nào là hợp lý?
4. Mang thai 32 tuần nặng bụng dưới – Các cơn co thắt Braxton Hicks
Bên cạnh thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu thì các cơn co thắt cũng cần mẹ chú ý. Tuần này, cơ thể mẹ chuẩn bị cho cuộc sinh nở bằng cách làm dẻo các cơ. Nếu mẹ bầu cảm thấy tử cung của mình thắt lại hoặc cứng lên theo chu kỳ; đó là những cơn co thắt Braxton Hicks.
Những cơn co thắt này xuất hiện vào khoảng giữa thai kỳ; tần suất và cường độ tăng khi thai nhi sắp đến ngày sinh. Cảm giác thắt chặt bắt đầu từ trên cùng của tử cung, sau đó lan xuống dưới, kéo dài từ 15-30 giây. Mặc dù đôi khi chúng có thể kéo dài đến 2 phút.
5. Mang thai 32 tuần nặng bụng dưới – Dấu hiệu chuyển dạ sớm và sinh non
Không chỉ bận tâm việc thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu. Mẹ bầu cũng lo lắng về việc thai 32 tuần gò cứng bụng. Để hiểu hơn về hai 32 tuần gò cứng bụng; mẹ sẽ cần phân biệt cơn co thắt Braxton Hicks với co thắt chuyển dạ. Sự khác biệt cụ thể là:
- Nếu cơn co thắt gây khó chịu nhưng hiếm khi gây đau bụng nhiều, thường sẽ dừng lại khi mẹ bầu thay đổi vị trí đứng dậy; khi đang nằm hoặc đi bộ hoặc khi đang ngồi thì là Braxton Hicks.
- Nếu trường hợp là những cơn co thắt chuyển dạ thực sự; chúng sẽ mạnh dần và đều đặn hơn. Và cảm giác của mẹ mang thai 32 tuần nặng bụng dưới không giảm nhẹ theo thời gian.
Khi thấy dấu hiệu chuyển dạ sinh non (trước 37 tuần), mẹ hãy đến bệnh viện ngay nhé.
6. Làm gì khi mẹ bầu bị khó thở trong tuần 32 thai kỳ?
Trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể cảm thấy khó thở vì tử cung đang đẩy lên gần cơ hoành – đặc biệt khi mang thai cao, mang thai nhiều lần hoặc bị dư nước ối. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị khó thở do cần nhiều oxy hơn để cung cấp cho thai nhi và cơ thể cũng đang cố gắng thích nghi để đáp ứng nhu cầu này theo nhiều cách.
Bên cạnh đó, khi hormone trong cơ thể tăng, đặc biệt là progesterone cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp trong não. Mặc dù khi mang thai, nhịp thở hít vào mỗi phút thay đổi rất ít nhưng lượng không khí hít vào và thở ra với mỗi hơi thở lại tăng lên đáng kể nên khiến bạn khó thở.
Ngoài ra, tình trạng khó thở khi mang thai cũng có thể nghiêm trọng hơn, nếu bạn đang mắc các bệnh lý như hen suyễn, thiếu máu hoặc huyết áp cao. Khi bạn cảm thấy khó thở hãy áp dụng các biện pháp sau:
- Kê một vài chiếc gối phụ khi nằm trên giường vào ban đêm
- Hãy làm mọi việc chậm hơn một chút và đừng quá cố gắng khi hoạt động
- Ngồi thẳng và giữ vai thẳng để làm tăng khả năng cung cấp oxy cho phổi
- Hãy kiên nhẫn vì sau khi sinh con hơi thở của bạn sẽ sớm trở lại bình thường thôi
7. Khi nào mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay?