Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng tìm hiểu thêm tại trang chính sách của MarryBaby.
Sự phát triển của thai 33 tuần tuổi & lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu
TÀI TRỢ BỞI:
Tuần thứ 33 của quá trình mang thai, bé nặng khoảng 1,9kg và dài 43,7cm. Hệ thần kinh trung ương và phổi của bé đang trưởng thành. Mẹ có thể bị sẩn ngứa, mề đay hay nốt sần thai kỳ (PUPPP). Giờ là lúc mẹ cần vận động chậm và dành sức cho ngày chuyển dạ.
Thai 33 tuần đã phát triển như thế nào? Thai 33 tuần nặng bao nhiêu? MarryBaby mời mẹ cùng khám phá sự phát triển của thai nhi tuần thứ 33 trong bài viết sau nhé!
1. Thai 33 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?
Thai 33 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), ở tuần thai thứ 33, bé đã có cân nặng khoảng 2-2,3kg, to gần bằng một quả bí đao và dài gần 42cm.
Thực tế, mỗi bé sẽ có sự tăng trưởng và phát triển khác nhau trong thời gian này. Chính vì vậy, nếu cân nặng và chiều dài của bé hơi khác một chút so với những số liệu trên, mẹ cũng không cần phải quá lo.
Ngoài cân nặng và chiều dài, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai nhi 33 tuần khác như:
Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 78 – 88mm, trung bình là 83mm.
Chiều dài xương đùi của thai (FL): 60 – 66mm, trung bình là 63mm.
Chu vi bụng của bé (AC): 269 – 308mm, trung bình là 288mm.
Chu vi đầu của thai nhi (HC): 289 – 318mm, trung bình là 303mm.
Cân nặng thai nhi ước tính (EFW): 1807g – 2419g, trung bình là 2103g.
Vậy mẹ đã biết thai 33 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn; và những chỉ số thai nhi 33 tuần rồi đó. Tuy nhiên, các con số này chỉ mang tính chất tham khảo mẹ nhé. Khi siêu âm bác sĩ sẽ căn cứ trên các bộ số liệu của quần thể tham chiếu gần nhất với mẹ để theo dõi.
Thai 33 tuần phát triển như thế nào?
Mẹ biết được thai 33 tuần phát triển như thế nào sẽ giúp con tốt nhất có thể để lớn khỏe mạnh trong bụng mẹ.
1. Lớp mỡ thai 33 tuần tuổi dày hơn
Lớp mỡ của bé đang đầy lên giúp bé tròn trĩnh hơn. Ngoài ra, lớp mỡ này có tác dụng giúp bé điều chỉnh thân nhiệt sau khi được sinh ra. Da của bé cũng mịn hơn.
2. Thai 33 tuần sinh được chưa?
Thai 33 tuần tất nhiên là chưa thể sinh được, nhưng nếu vì một số lý do không thể thay đổi như:
Bệnh lý nội khoa, ngoại khoa của mẹ không cho phép kéo dài thai kỳ thì việc bé phải ra đời là bất khả kháng.
Khi thai nhi 33 tuần tuổi, mỗi thời khắc sống trong buồng tử cung đều rất ý nghĩa với sinh mạng của trẻ, kết cục sẽ còn tùy thuộc nhiều yếu tố trong đó tiềm lực y tế rất quan trọng.
3. Mẹ cảm nhận những cú đạp của thai nhi rõ ràng hơn
Mẹ thường thắc mắc thai 33 tuần đạp nhiều hay ít? Đến giai đoạn này, lượng nước ối trong bụng mẹ đã đạt mức tối đa khi mang thai 33 tuần. Em bé lớn, chiếm nhiều chỗ hơn trong tử cung. Nhờ đó, mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn những cú đạp của thai nhi.
4. Thai 33 tuần tuổi biết làm gì? Bé đã có thể phân biệt ngày và đêm
Mẹ có đang tự hỏi thai 33 tuần tuổi biết làm gì không? Trong giai đoạn này, thai nhi hoạt động ngày càng giống em bé; mắt nhắm lại trong khi ngủ; và mắt mở khi thức. Lúc thai nhi 33 tuần, thành tử cung ngày càng mỏng hơn, ánh sáng xuyên qua tử cung giúp thai nhi phân biệt giữa ngày và đêm.
5. Hệ thống miễn dịch của thai nhi đang phát triển
Thai nhi tuần 33 đã đạt được một cột mốc quan trọng: Bé có hệ thống miễn dịch của riêng mình. Các kháng thể vẫn tiếp tục truyền từ mẹ sang con khi hệ miễn dịch của thai nhi tiếp tục.
Mang thai 33 tuần là mấy tháng?
Nếu đang mang thai 33 tuần, mẹ đang ở tháng thứ 8 của thai kỳ. Chỉ còn khoảng 1-2 tháng nữa là mẹ gặp mặt bé rồi. Vậy là mẹ đã biết mang thai 33 tuần là mấy tháng rồi đó!
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 33 tuần
1. Xuất hiện những nốt đỏ, ngứa
Nếu nhận thấy có những lằn hay nốt đỏ ngứa ngáy trên bụng mình; hoặc ở bắp đùi và ở mông nữa thì có thể mẹ đang bị tình trạng sẩn ngứa mề đay hay nốt sần thai kỳ, gọi tắt là PUPPP.
Tình trạng này do thai 33 tuần và mẹ tăng cân nhanh, các tế bào da phát triển không kịp nên bị rạn da kèm theo các triệu chứng khó chịu. Có số ít thai phụ mắc phải PUPPP, ước tính khoảng 1 trong 150 thai phụ gặp vấn đề này; tuy không gây nguy hiểm nhưng đây là tình trạng khá khó chịu.
Nếu không an tâm, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ. Trong trường hợp bị ngứa khắp người, kể cả khi không hề bị nổi ban, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra, vì điều này có thể báo hiệu vấn đề về gan.
2. Mệt mỏi
Đến thời điểm thai 33 tuần, mẹ sẽ lại cảm thấy mệt mỏi, dù không đến nỗi khổ sở như trong giai đoạn đầu thai kỳ. Sự mệt mỏi này hoàn toàn dễ hiểu với những căng thẳng mà cơ thể mẹ đang phải chịu đựng, cùng những đêm không ngủ được do thức dậy đi tiểu thường xuyên và lật trở người để được thoải mái.
Giờ là lúc mẹ cần làm mọi việc một cách nhẹ nhàng, chậm rãi cũng như theo dõi kỹ những dấu hiệu chuyển dạ để sẵn sàng cho việc sinh nở. Nếu mẹ đang ngồi hay nằm lâu, đừng bật dậy quá nhanh. Máu có thể dồn xuống chân gây nên tình trạng giảm huyết áp tạm thời khiến mẹ cảm thấy chóng mặt.
3. Mất ngủ
Khi thai nhi 33 tuần tuổi, cơ thể mẹ bầu đối diện với sự thay đổi nội tiết tố, đi tiểu lúc nửa đêm, bị “chuột rút” ở chân, ợ nóng và bụng to như quả bóng rổ… Những hiện tượng này dễ khiến mẹ gặp triệu chứng mất ngủ.
Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ thử tắm nước ấm, tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng… Mẹ cũng có thể đọc một quyển sách, nghe một đoạn nhạc êm dịu để giấc ngủ tới dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ tránh ăn hoặc uống quá gần giờ đi ngủ vì sẽ gây no bụng và làm khó ngủ.
4. Hay quên
Mẹ mang thai 33 tuần dễ có chứng hay quên. Nguyên nhân có thể do sự tăng lượng hormone trong cơ thể làm giảm hoạt động của một số nơ ron thần kinh, cũng có thể mẹ có nhiều vấn đề lo nghĩ nên làm giảm tập trung những việc khác, đôi khi hay quên là vì mẹ mệt mỏi, ngủ không đủ giấc.
5. Móng tay mẹ giòn hơn
Mẹ có thể thấy móng mọc nhanh và trở nên giòn hơn. Nếu móng tay bị giòn, hãy thử bổ sung nhiều biotin bằng cách ăn chuối, bơ, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt an toàn trong thai kỳ.
6. Cơn co thắt Braxton Hicks
Tử cung của mẹ bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh nở với các cơn co thắt Braxton Hicks, đôi khi được gọi là các cơn co thắt tử cung luyện tập cho việc mẹ sinh nở. Mẹ có thể cảm nhận những cơn co thắt này giống như cảm giác siết chặt bụng trong 20 đến 30 giây. Trong trường hợp các cơn co thắt gây đau đớn quá sức chịu đựng, mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra.
Các mẹ mang thai 33 tuần gò cứng bụng thường xuyên. Và cảm thấy hoang mang vì không biết thai 33 tuần gò nhiều có sao không? Theo các bác sĩ, mẹ mang thai 33 tuần cơn gò cứng bụng như vậy cần kiểm tra xem cơn gò kéo dài trong bao nhiêu giây và bao lâu sau thì cơn gò này cứng lại, sự “thường xuyên” và “gò cứng bụng, đau nhiều” đều là cảm giác chủ quan của mẹ và tuỳ cảm nhận, mức độ lo lắng từng người, do đó cần được đánh giá khách quan và thăm khám cụ thể.
Nếu thực sự mẹ đau bụng nhiều và cơn gò xảy ra lặp lại nhiều hơn những cơn co Braxton Hicks, kèm theo các bất thường khác thì có thể là doạ sinh non hoặc chuyển dạ sanh non,. Mẹ có thể phân biệt cụ thể như sau:
Nếu cơn gò là trường hợp dọa sinh non:
Mẹ sẽ thấy đau bụng có tính chất từng cơn; tức nặng bụng dưới, đau lưng; ra dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch nhầy.
Cơn co tử cung với tần suất 2 cơn/10 phút, thời gian co cứng dưới 30 giây; cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2cm.
Nếu cơn gò là dấu hiệu sinh non:
Mẹ sẽ thấy đau bụng từng cơn, tính chất đều đặn và tăng dần; ra dịch âm đạo, dịch nhầy, máu và nước ối.
Cơn co tử cung có tính chất dày hơn từ 2 – 3 lần/10 phút, và tăng dần theo thời gian; cổ tử cung mở trên 2cm; thành lập đầu ối và vỡ ối.
7. Giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai có thể xuất hiện với các hiện tương các mạch máu nổi gồ, dễ dàng nhìn thấy ở bắp chân. Nhiều mẹ bầu còn có cảm giác đau nhức, nặng nề ở chân. Nếu hiện tượng này chỉ xảy ra khi mẹ mang thai thì nó cũng sẽ hết sau khi bé chào đời.
8. Đau dây chằng tròn
Nếu bị đau bụng khi ngồi dậy đột ngột, mẹ có thể bị đau dây chằng tròn. Hiện tượng này xảy ra không thường xuyên và nếu không bị chảy máu hoặc sốt thì mẹ không cần phải quá lo âu.
Lời khuyên của bác sĩ thai nhi 33 tuần phát triển tốt
1. Thai nhi 33 tuần nên ăn gì?
1.1. Axit béo omega-3
Axit béo omega-3 (DHA) có nhiều trong dầu cá. Chất này có thể thể liên quan với việc giảm chuyển dạ sinh non và ngăn ngừa trầm cảm sau sinh.
Ngoài ra, trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi cũng cần tích lũy nhiều axit béo omega-3 (DHA) để phát triển trí não và thị lực.
Mẹ mang thai 33 tuần nên bổ sung thức ăn chứa DHA trong bữa chính khoảng 2 lần/tuần, cụ thể như nhiều loại cá và động vật có vỏ nấu chín, ít thủy ngân, như tôm, cá lóc, cá hồi, cá da trơn…, không nên ăn cá kiếm, cá mập và cá ngừ có thể chứa độc tố không an toàn cho thai kỳ.
DHA cũng có nhiều trong tảo và trứng. Trong trường hợp mẹ không thích ăn các loại thực phẩm này thì có thể lựa chọn viên bổ sung DHA.
1.2. Canxi
Mẹ bầu có thể bổ sung canxi bằng nhiều cách ngoài việc uống sữa. Mẹ có thể trộn sữa vào sinh tố. Hoặc mẹ cũng có thể thay thế sữa bằng sữa chua hoặc phô mai. Hãy nhớ rằng bỏ qua sữa có nghĩa là không chỉ thiếu canxi mà còn vitamin D. Sữa chua và phô mai không chứa nhiều vitamin D. Tuy nhiên, mẹ có thể bổ sung vitamin D bằng ánh sáng mặt trời.
Tập thể dục giúp cho cơ thể mẹ bầu trở nên dẻo dai, làm tăng trương lực cơ. Tuy nhiên, mẹ bầu mang thai tuần 33 nên tập các bài thể dục nhẹ, vừa phải; nếu có nâng tạ nên dùng loại tạ có trọng lượng nhẹ. Phụ nữ chỉ nên tập nặng khi đã hoàn toàn hồi phục sau khi sinh nở.
3. Chăm sóc bản thân: Vượt qua chứng mất ngủ
Khi mang thai 33 tuần, cơ thể người mẹ cần được nghỉ ngơi. Do đó, mẹ hãy cố gắng hết sức để có được sự thoải mái; trước và trong khi đi ngủ.
Hãy thử tắm nước ấm và uống một cốc sữa ấm trước khi bước vào, tránh tập thể dục, ăn hoặc uống quá gần giờ đi ngủ và mát xa cơ thể. Nếu giấc ngủ vẫn còn làm mẹ khó chịu, hãy đọc một cuốn sách hoặc nghe nhạc êm dịu cho đến khi cơn buồn ngủ ập đến.
Tư thế nằm ngủ cũng cần lưu ý trong giai đoạn này. Một số chuyên gia cho rằng, nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ lý tưởng cho cả mẹ và thai nhi; vì nó cho phép lưu lượng máu và chất dinh dưỡng đến nhau thai tối đa. Nó cũng có thể giúp giảm sưng ở bàn chân, mắt cá chân và bàn tay của mẹ.
4. Mẹ cần cảnh giác với liên cầu khuẩn nhóm B
Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn phổ biến; có tới 2/5 người bị vi khuẩn này sống trong cơ thể. Liên cầu khuẩn này có thể gây hại cho thai kỳ như dẫn tới chuyển dạ sinh non, vỡ màng ối non, viêm màng ối. Mẹ hãy hỏi đến vấn đề này đi khám để được bác sĩ tư vấn nhé.
Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 33 tuần
1. Thai 33 tuần chưa quay đầu có sao không?
Thông thường, sau tuần 30 trẻ quay đầu thành ngôi thuận và giữ tư thế đó cho đến hết thai kì. Tuy nhiên, có trẻ gần đến lúc sinh mới ổn định tư thế ngôi thai. Để xác định ngôi thai, bạn cần đến gặp bác sĩ để khám và siêu âm, việc bạn cảm nhận thấy trẻ quay ngang quay dọc có thể bạn nhầm lẫn thai cử động trong bụng mẹ hoặc buồng ối quá rộng do đa ối hoặc do trẻ chưa ổn định tư thế.
Bạn không cần lo lắng quá, hãy tập thể dục nhẹ mỗi ngày 30p, đi bộ nhiều hơn, cho bé nghe nhạc bằng cách đặt tai nghe ở 2 bên xương mu, và thường xuyên theo dõi thai ở chuyên khoa sản.
Trong thời kỳ 3 tháng cuối, đau bụng có thể xuất hiện vì tử cung phải căng ra để chứa thai đang phát triển. Một số mẹ bị ợ nóng do trào ngược dạ dày, thực quản hoặc cảm thấy da của bụng đang căng ra.
Nếu đau bụng ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể do một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn. Mẹ bầu cần thăm khám với bác sĩ khi có triệu chứng sau:
Khi xảy ra với các triệu chứng khác, chẳng hạn như ngứa.
Đau bụng bất ngờ hoặc dữ dội.
Đau bụng liên tục.
Đau ở một vị trí cụ thể.
Đau xuất hiện cùng với sốt, buồn nôn hoặc nôn.
Đau xuất hiện cùng với chảy máu âm đạo.
3. Thai 33 tuần độ trưởng thành 2 là như thế nào?
Độ trưởng thành của thai nhi haу còn gọi là độ trưởng thành nhau thai. Đâу là khái niệm dùng để chỉ mức độ lắng đọng canхi trong bánh nhau (ᴠôi hóa) của nhau thai. Khi thai nhi càng lớn thì ѕự tích tụ canхi càng tăng dần; ᴠà khi thai trưởng thành (khoảng trên 38 tuần) thì ѕẽ хảу ra hiện tượng ᴠôi hóa bánh nhau. Tuу nhiên đâу là hiện tượng bình thường, bác sĩ sẽ dựa ᴠào đó để đánh giá mức độ trưởng thành của em bé.
Tình trạng vôi hóa sớm bánh nhau chủ yếu quan sát trên hình ảnh siêu âm. Nếu cân nặng thai nhi đủ theo tiêu chuẩn thì mẹ cũng không nên quá lo lắng.
4. Thai 33 tuần ăn gì cho con tăng cân?
Mẹ bầu tham khảo những nhóm thực phẩm sau nhé:
Sắt và canxi giúp thai nhi phát triển hệ xương chắc khỏe.
Chất béo giúp phát triển trí não và tăng cân cho thai nhi.
Sữa, trứng, thịt bò, gan động vật bổ sung protein cho trẻ phát triển.
Lên kế hoạch dự phòng cho việc sinh nở. Dù thời gian mang thai lý tưởng là 40 tuần, mẹ có thể sẽ sinh sớm hơn hoặc có biến chứng nào đó buộc phải ở lại bệnh viện lâu hơn dự tính. Hãy đưa chìa khóa nhà cho người thân để phòng trường hợp mẹ cần thứ gì đó trong khi không thể về nhà. Lên danh sách những người sẽ giúp mẹ những việc sau đây:
Bà bầu nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.
Đưa đón những trẻ lớn đi học hoặc các lớp ngoài giờ.
Những việc vặt ở nhà như chăm sóc vật nuôi, tưới cây cảnh.
Làm thay công việc của mẹ tại chỗ làm hay bất cứ nghĩa vụ nào khác.
Hy vọng qua bài viết, mẹ đã hiểu hơn về sự phát triển của thai 33 tuần. Đồng thời cũng nắm trong tay những bí kíp chăm sóc bản thân; và được giải đáp một số thắc mắc thường gặp.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.