Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng tìm hiểu thêm tại trang chính sách của MarryBaby.
Thai 34 tuần nặng bao nhiêu và sự phát triển của thai nhi
TÀI TRỢ BỞI:
Ở thời điểm này, hầu hết các phát triển về thể chất của bé đã hoàn tất. Bé dài hơn 45cm và nặng 2,13kg. Trong tử cung, bé chiếm nhiều không gian hơn khối nước ối. Mẹ nên đi khám hàng tuần và cần kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) .
Thai nhi 34 tuần là thời điểm mẹ đã vượt qua một chặng đường dài để sắp cán “đích” và gặp em bé. Lúc này, mẹ và thai nhi đối mặt với những thay đổi ra sao? Thai 34 tuần sẽ nặng bao kg?
Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi
1. Thai 34 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Thai 34 tuần thai nặng bao nhiêu? Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), vào tuần thứ 34 trong quá trình phát triển thai kỳ, bé đã dài hơn 45cm và nặng khoảng 2,13kg (1900g – 2600g), cỡ bằng một bó cần tây. Đây là cân nặng tiêu chuẩn của bé. Vậy là bạn đã biết thai 34 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn rồi nhé!
2. Thai nhi 34 tuần phát triển như thế nào?
2.1 Thai nhi 34 tuần đạp nhiều không?
Sau khi biết thai 34 tuần nặng bao nhiêu, bạn cũng đã biết lúc này tử cung giờ đã không có nhiều chỗ để bé cử động. Bé cũng ít nhào lộn trong bụng mẹ nhưng số lần đạp thì vẫn như cũ.
Không chỉ biết thai 34 tuần nặng bao nhiêu, bạn cũng nên biết thận của bé đã phát triển đầy đủ. Gan cũng có thể sản sinh chất thải. Hầu hết các phát triển về thể chất đều đã hoàn tất. Bé sẽ dành vài tuần tiếp theo để tăng cân.
2.3 Tinh hoàn xuống bìu nếu thai nhi là bé trai
Nếu thai nhi là con trai, cân nặng thai nhi 34 tuần cũng quan trọng như việc bạn biết rằng lúc này, tinh hoàn sẽ di chuyển từ bụng xuống bìu.
2.4 Hormone giới tính xuất hiện
Biết thai 34 tuần nặng bao nhiêu là chưa đủ. Bạn phải biết hormone giới tính lúc này đã xuất hiện. Tại thời điểm thai nhi 34 tuần, thai nhi trai hoặc gái cũng đã sản sinh nhiều hormone giới tính. Sự hiện diện của các hormone này có thể khiến một số trường hợp bé trai sinh ra có bộ phận sinh dục lớn hoặc sưng hơn các bé khác hoặc bìu có màu sẫm trong vài tuần đầu.
2.5 Lớp sáp bảo vệ da tiếp tục dày lên
Khi thai nhi 34 tuần tuổi, lớp phủ sáp trắng bảo vệ da bé khỏi nước ối và cung cấp chất nhầy giúp bôi trơn để sinh nở đang dày lên, chuẩn bị cho quá trình chào đời.
Hệ tiêu hóa đã được hoàn thiện để cơ thể bé hấp thu sữa mẹ dễ dàng sau khi chào đời.
2.7 Hệ thần kinh đang hoàn thiện
Hệ thần kinh trung ương đang trong quá trình hoàn thiện. Trẻ chào đời trong các tuần thứ 34 – 37 không gặp rắc rối nào về sức khỏe khác thường cho thấy các cơ quan này đã hoàn thiện sớm. Bé hình thành một số phản xạ sơ sinh trong khoảng thời gian này.
2.8 Hệ miễn dịch và xương phát triển
Thai 34 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Cân nặng cũng như sự phát triển của bé lúc này có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và xương của bé. Xương của bé ngày càng cứng hơn. Tuy nhiên, xương trong hộp sọ sẽ vẫn mềm cho đến sau khi bé chào đời.
2.9 Chân bé có thể bị cong
Không chỉ quan tâm thai 34 tuần nặng bao nhiêu mà bạn cần biết sự phát triển của bé nữa. Thai nhi ngày càng lớn nên không gian trong bụng mẹ trở nên chật chội khiến chân bé phải co lại, dễ bị cong. Bạn còn có thể cảm thấy bé ít hoạt động hơn nhưng các cử động ngày càng rõ rệt, chẳng hạn như bàn chân hoặc bàn tay di chuyển dọc theo bụng của bạn.
2.10 Ngoài thai nhi 34 tuần nặng bao nhiêu, bạn cần biết móng tay và móng chân đã xuất hiện
Trong những phát triển khác liên quan đến thai nhi 34 tuần, như thai nhi 34 tuần nặng bao nhiêu thì những móng tay nhỏ bé đã dài ra đến đầu ngón tay và đã sẵn sàng cho việc làm móng sau khi chào đời.
2.11 Mắt phát triển
Mắt của thai nhi đã phát triển ở mức con ngươi có thể giãn ra và có những phản ứng ban đầu với ánh sáng.
2.12 Nhận biết giọng nói
Thú vị hơn cả thông tin thai 34 tuần nặng bao nhiêu, thai nhi 34 tuần tuổi đã nhận biết giọng nói quen thuộc và lời hát. Điều này là do tai đã phát triển có thể truyền thông điệp âm thanh đến não.
Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn thường xuyên hát một bài cho thai nhi nghe. Sau khi chào đời, bé cũng sẽ cảm thấy dễ chịu, thư giãn mỗi khi nghe bài hát ấy.
Việc hát cho thai nhi 34 tuần tuổi nghe cũng là một cách tuyệt vời để làm bạn với con, gắn kết với bé từ trong bụng mẹ.
3. Mang thai 34 tuần là bao nhiêu tháng?
Chắc chắn nhiều mẹ sẽ muốn biết mang thai 34 tuần là bao nhiêu tháng bên cạnh thông tin thai 34 tuần nặng bao nhiêu.
Nếu bạn mang thai 34 tuần, bạn đang ở tháng thứ 8 của thai kỳ. Chỉ còn 1 tháng nữa là con yêu chào đời rồi!
Tử cung vốn nằm khuất hẳn bên trong xương chậu khi thụ thai, nay đã chạm đến khung xương sườn. Tử cung phồng lên chèn ép các cơ quan nội tạng khác nhất là bàng quang và dạ dày, ruột non, đó là lý do mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn, có thể phải đối mặt với chứng ợ nóng và các vấn đề về đường tiêu hóa. Chỉ một số ít những phụ nữ mang thai may mắn không phải vật lộn với những phiền toái này.
2. Mắt bị mờ tạm thời
Nếu chỉ biết thai 34 tuần nặng bao nhiêu, bạn có thể giật mình khi nghe rằng mắt của mẹ bầu có thể bị mờ tạm thời. Thỉnh thoảng, bạn có thể không nhìn thấy bình thường như trước đây. Ngoài ra, mắt cũng có thể bị khô, khó chịu. Sự thay đổi này là do thay đổi hormone trong thai kỳ gây ra.
Nếu bạn đeo kính sát tròng vì cận thị hoặc viễn thị, tình hình khó chịu này có thể nghiêm trọng hơn.
Song, tình trạng thay đổi này chỉ tạm thời xảy ra trong thai kỳ. Sau khi sinh, mắt bạn sẽ trở lại bình thường.
Lưu ý, nếu mắt bạn gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn, hãy thận trọng vì đó có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra.
Mẹ đừng chỉ quan tâm đến thai nhi với thai 34 tuần nặng bao nhiêu, mà còn cần để ý sức khỏe của mình. Mẹ bầu 34 tuần, vào cuối thai kỳ, dễ gặp tình trạng đầy hơi. Đây có thể do sự lo lắng, căng thẳng thái quá gây ra.
Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy thử hít sâu – thở ra qua mũi vài lần trong thời gian 1 – 2 phút/lần.
4. Khó tiêu
Chứng khó tiêu có thể làm bạn khó chịu. Hãy tiếp tục ăn nhiều bữa nhỏ và cố gắng không nằm liền ngay sau bữa ăn. Thay vào đó, bạn nên đi lại nhẹ nhàng để việc tiêu hóa dễ chịu hơn.
5. Cân nặng thai nhi 34 tuần ảnh hưởng táo bón
Vì sao cần biết thai 34 tuần nặng bao nhiêu? Bởi đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị táo bón. Thai nhi ngày càng lớn, chèn ép trực tràng khiến mẹ bầu tuần 34 dễ bị táo bón.
Bạn cần bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày nhiều chất xơ có trong rau quả, ngũ cốc. Nếu muốn dùng thuốc để khắc phục tình trạng này, bạn nhớ chắc chắn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
6. Bệnh trĩ
Tình trạng táo bón kéo dài có thể khiến mẹ bầu tuần thứ 34 bị bệnh trĩ. Để giảm tình trạng này, bạn có thể thực hành các bài tập Kegel để tăng cường sự săn chắc, dẻo dai của các cơ vùng chậu.
7. Lồi rốn
Mẹ sẽ biết mình vì sao bị lồi rốn khi trả lời được câu hỏi thai 34 tuần nặng bao nhiêu.
Điều này là hiện tượng bình thường của thai kỳ. Bởi khi bé phát triển, tử cung lớn sẽ chèn ép mô đệm dưới rốn làm rốn của bạn lồi lên.
Sức nặng của thai nhi khiến trọng tâm của cơ thể dịch chuyển từ lưng xuống bụng. Áp lực này gây ra tình trạng đau thắt lưng.
Để giảm thiểu sự khó chịu này, mẹ bầu nên đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng.
9. Chuột rút ở chân
Thai nhi 34 tuần tăng cân nhanh, mẹ thiếu hụt canxi, mệt mỏi khiến bạn dễ đối diện với chứng chuột rút ở chân.
Khi bị chuột rút, bạn hãy chườm lạnh hoặc massage nhẹ vùng chân đang đau để khắc phục tình trạng này.
10. Vết rạn da
Mẹ bầu tăng cân nhanh có thể đối diện với tình trạng rạn da những vùng như bụng, mông, đùi… Ngoài ra, di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
11. Tóc mọc nhanh
Mang thai tuần thứ 34, tóc mẹ bầu ngày càng mọc nhanh và trơn bóng hơn. Một số trường hợp còn bỗng dưng có lông mọc ở má, cằm, lưng.
Lời khuyên của bác sĩ để thai 34 tuần phát triển tốt
1. Tăng tiết dịch âm đạo
Từ thai nhi tuần thứ 34 trở đi, bạn sẽ thấy dịch âm đạo tăng tiết nhiều hơn. Nguyên nhân là do hormone thai kỳ gây ra để lưu lượng máu đến vùng xương chậu dồi dào và kích thích màng nhầy.
Bạn nên mặc quần lót cotton thoáng khí để cơ quan sinh dục luôn khô thoáng và hạn chế mùi hôi.
2. Sưng phù bàn chân, mắt cá chân
Thai nhi 34 tuần ngày càng phát triển, cơ thể mẹ giữ nước ngày càng nhiều. Đồng thời tử cung to lên cũng gây chèn ép tĩnh mạch chủ dưới làm máu từ chân khó về tim, gây phù chi dưới. Từ đó, bạn dễ bịsưng phù ở mắt cá chân, bàn chân, ngón tay. Tuy nhiên nếu bạn phù chân kèm theo tăng huyết áp thì đó là dấu hiệu của bệnh lí tiền sản giật, vì vậy khi có phù chân bạn cần được đo huyết áp để kiểm tra sức khỏe.
Để cải thiện vấn đề này, bạn có thể nằm ngủ nghiêng trái giúp máu từ chân về tim tốt hơn và bạn nên chọn những đôi dép thoải mái để chân dễ chịu hơn.
Khi thai nhi tuần thứ 34 to hơn, chèn ép làm đẩy cơ hoành lên cao, khiến dung tích phổi nhỏ hơn làm bạn khó thở hơn và thở nông hơn.
Bạn có thể ngủ nghiêng bên trái để giảm tình trạng khó thở này.
4. Sữa non
Ở tuần thai thứ 34, một số bạn sẽ thấy đầu vú có sữa non màu vàng rò rỉ. Đây là hiện tượng bình thường, chuẩn bị cho công việc cho con bú sau khi sinh.
5. Liên cầu khuẩn nhóm B
Sự phát triển của thai nhi đang đi đến giai đoạn quan trọng và mẹ sẽ bắt đầu phải đi khám hàng tuần. Trong khoảng thời gian từ bây giờ và tuần thai thứ 37, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của mẹ.
GBS thường vô hại đối với người lớn, nhưng nếu đang tồn tại trong cơ thể mẹ và truyền sang cho bé trong quá trình sinh, GBS có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu.
Có đến khoảng 10-30% thai phụ có loại vi khuẩn này mà không biết nên việc kiểm tra là rất quan trọng. Vi khuẩn tự đến và tự đi – đó là lý do vì sao mẹ không được kiểm tra trong giai đoạn trước của thai kỳ. Nếu có GBS, mẹ sẽ được cho uống kháng sinh IV trong quá trình sinh, có tác dụng giảm đáng kể nguy cơ bé bị nhiễm trùng.
6. Tham gia lớp học nuôi con
Để chuẩn bị tốt cho công việc nuôi con sau sinh, mẹ bầu nên tham gia các lớp học tiền sản. Điều này giúp mẹ có tâm lí và kiến thức chào đón những thiên thần nhỏ.
Phụ nữ có thể bị trầm cảm trong giai đoạn mang thai khi phải đối diện với các yếu tố như khó chịu khi mang thai, lo lắng, thiếu sự quan tâm từ chồng và người thân,… Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai thì hãy nhanh chóng đi khám sức khoẻ để được bác sĩ tư vấn và điều trị nhé.
8. Đừng ăn quá nhiều
Các bác sĩ thường khuyên, thai phụ nên ăn chế độ ít natri trong thai kỳ. Chế độ ăn với một lượng muối vừa phải có thể giúp cơ thể phụ nữ điều tiết dịch lỏng tốt và giảm đáng kể lượng natri không tốt cho em bé. Nếu bạn ăn quá mặn có thể gây ra nhiều bất lợi cho sức khoẻ và làm tình trạng phù nặng thêm. Biện pháp để cắt giảm muối là bạn nên bỏ qua các món ăn nhẹ có muối và tập thói quen nếm thử trước khi thêm gia vị nhé.
9. Tăng cường sức khoẻ
Hoạt động thể chất sẽ giúp cơ thể của bạn tăng lưu lượng máu, tăng cường endorphin, ngủ ngon và giúp chống lại sự mệt mỏi khi mang thai. Bạn có thể chọn tập thể dục với các môn thể thao phù hợp khi mang thai như đi bộ, tập yoga, bơi lội,…
Bí quyết cho mẹ bầu tuần thai thứ 34
Đây cũng là thời điểm tốt để mẹ lên kế hoạch sinh con. Kế hoạch này cũng là điểm khởi đầu để thảo luận các mong muốn của mình với đội ngũ y tế. Sinh con là việc không thể đoán trước, rất có thể sẽ không theo kế hoạch đã định trước đến từng chi tiết, nhưng việc nghĩ trước về những lựa chọn của mình từ sớm và chia sẻ với bác sĩ sẽ giúp giảm đi nhiều lo lắng.
Chuẩn bị thức ăn để ăn sau khi sinh. Nếu bạn tự nấu ăn, hãy nấu gấp đôi và cất một nửa vào tủ lạnh. Nếu tự chăm con, bố mẹ sẽ mệt đến không thể nấu nướng được gì trong những tuần đầu tiên sau khi đưa bé về nhà và sẽ rất mừng nếu chỉ cần hâm nóng nhanh là đã có những bữa ăn bổ dưỡng. Nếu không nấu ăn, hãy tìm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, hoặc dịch vụ giao đồ ăn tận nơi sẽ là những lựa chọn rất hữu ích.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tập lắng nghe tình trạng sức khoẻ của bản thân trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, bạn hãy tập phân biệt các dấu hiệu bất thường của thai kỳ để kịp đến bệnh viện nhé. Các dấu hiệu bạn cần phân biệt rõ là:
Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.
Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời; tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
Dấu hiệu chuyển dạ giả và dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Nhận biết xuất huyết âm đạo bất thường trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé.
Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
Như vậy, chúng ta đã biết thai 34 tuần nặng bao nhiêu và sự phát triển của thai khi bước vào tuần 34 rồi. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho mẹ bầu nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.