Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 13/12/2023

Thai 35 tuần: Sự phát triển và lưu ý quan trọng cho mẹ

TÀI TRỢ BỞI:

Thai 35 tuần: Sự phát triển và lưu ý quan trọng cho mẹ
Thai 35 tuần, bé đã nặng khoảng 2,4kg và dài hơn 46,2cm, bé đang rụng dần lớp lông tơ và lớp sáp bao phủ và thường sẽ nằm ở tư thế chúc đầu xuống. Mẹ di chuyển nặng nề hơn và bắt đầu có thể cảm nhận các cơn co thắt thường xuyên.

Thai 35 tuần là mấy tháng? Thai nhi 35 tuần phát triển như thế nào? Mẹ hãy đọc ngay thông tin bên dưới nhé!

Sự phát triển của thai 35 tuần tuổi

1. Thai 35 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Cân nặng: Ở tuần thứ 35 của thai kỳ, bé đang tăng cân đều đặn khoảng gần 30g mỗi ngày. Theo Hiệp hội Sản phụ Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), giờ đây, bé đã nặng khoảng 2,4 kg và dài hơn 46,2cm, như một quả bí nghệ.

Sau khi biết thai 35 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai 35 tuần khác như:

  • Đường kính lưỡng đỉnh thai 35 tuần (BPD): 81 – 93 mm, trung bình 87mm.
  • Chiều dài xương đùi (FL): 62 – 74mm, trung bình 67mm.
  • Chu vi vòng bụng (AC): 279 – 350mm, trung bình 315mm.
  • Chu vi vòng đầu (HC): 304 – 341mm, trung bình 322mm.
  • Cân nặng ước tính (EFW): 2154 – 3086g, trung bình 2595g.

Vậy mẹ đã biết thai 35 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn rồi! Mẹ đọc tiếp một số thông tin để được giải đáp câu hỏi thai nhi 35 tuần phát triển như thế nào nhé!

Các bé sinh trước 37 tuần được coi là sinh non và những bé sinh ra sau 42 tuần được coi là sinh muộn.

thai 35 tuần

3. Thai 35 tuần là mấy tháng?

Nếu mẹ mang thai được 35 tuần thì mẹ đang ở tháng thứ 8 của thai kỳ. Chỉ còn 1 tháng nữa thôi là bé yêu sẽ chào đời. Sau khi biết được thai 35 tuần là mấy tháng; mẹ đọc tiếp để hiểu sự thay đổi trong cơ thể của mình nha.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 35 tuần

1. Các cơn co thắt, chuyển dạ giả khi mẹ mang thai 35 tuần

Mẹ cũng có thể nhận thấy những cơn co thắt xảy ra thường xuyên hơn. Cần báo với bác sĩ về những dấu hiệu chuyển dạ của mình. Như một quy luật chung, nếu mẹ mang thai đủ tháng, thai không có biến chứng và ối vẫn chưa vỡ; bác sĩ có thể sẽ bảo mẹ chờ cho tới khi xuất hiện những cơn co cứng bụng với tần suất khoảng 10 phút 1 đến 2 cơn.

Braxton Hicks, các cơn co chuyển dạ giả, có thể đến thường xuyên hơn, kéo dài và khó chịu hơn. Đôi khi, các cơn co Braxton Hicks có cường độ và nhịp độ khó phân biệt với các dấu hiệu của chuyển dạ sớm.

Theo các bác sĩ, mẹ mang thai 35 tuần gò nhiều cần đến khám để chạy máy đo cơn co; kiểm tra xem cơn gò kéo dài trong bao nhiêu giây và bao lâu sau thì cơn gò này dừng lại.

Nếu cơn gò là trường hợp dọa sinh non:

  • Mẹ sẽ thấy đau bụng có tính chất từng cơn; tức nặng bụng dưới, đau lưng; ra dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch nhầy.
  • Cơn co tử cung với tần suất 2 cơn/10 phút, thời gian co cứng dưới 30 giây; cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2cm.

Nếu cơn gò là dấu hiệu sinh non:

  • Mẹ sẽ thấy đau bụng từng cơn, tính chất đều đặn và tăng dần; ra dịch âm đạo, dịch nhầy, máu và nước ối.
  • Cơn co tử cung có tính chất dày hơn từ 2 – 3 lần/10 phút, và tăng dần theo thời gian; cổ tử cung mở trên 2cm; thành lập đầu ối và vỡ ối.

Lưu ý gọi bác sĩ ngay nếu nhận thấy thai máy ít hay có dấu hiệu bị rỉ nước ối; hoặc nếu mẹ thấy có chảy máu âm đạo, bị sốt, nhức đầu nặng hoặc kéo dài, đau bụng liên tục hoặc thị lực thay đổi.

>> Mẹ xem thêm Thai 35 tuần gò nhiều, bình thường hay bất ổn?

2. Mẹ thỉnh thoảng sẽ bị đau đầu

Nếu đầu mẹ đập thình thịch, đó có thể là do một số lý do; bao gồm cả việc quá nóng hoặc bị kẹt trong một căn phòng ngột ngạt. Mẹ hãy đi ra ngoài để hít thở không khí hoặc mở cửa sổ. Và hỏi bác sĩ loại thuốc giảm đau nào là an toàn khi mang thai.

Hầu hết các bác sĩ sẽ chấp nhận thuốc giảm đau chứa acetaminophen, miễn là mẹ không lạm dụng nó. Nếu acetaminophen không có tác dụng; hoặc nếu mẹ bị đau đầu hàng ngày, hãy gọi cho bác sĩ. Đau đầu dữ dội không thuyên giảm dù đã sử dụng thuốc có thể là dấu hiệu của tiền sản giật – một biến chứng thai kỳ nguy hiểm.

3. Giãn tĩnh mạch khi mang thai 35 tuần

Các tĩnh mạch ở chân mẹ bắt đầu đau hoặc ngứa? Mặc dù tất áp lực (support hose) có thể không giúp tôn lên vẻ ngoài nóng bỏng mà mẹ mong đợi; nhưng chúng sẽ giúp hạn chế tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân của mẹ.

4. Bệnh trĩ

Giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện ở bất cứ đâu; nếu mẹ bị giãn tĩnh mạch trong trực tràng thì đây được gọi là bệnh trĩ. Để làm dịu chúng, mẹ hãy rửa nhẹ bằng nước ấm và lau bằng giấy vệ sinh. Nếu giấy vệ sinh quá gắt, hãy chuyển sang khăn lau.

bệnh trĩ bầu 8 tháng

5. Mẹ mang thai 35 tuần bị chảy máu nướu răng

Chảy máu chân răng có thể là biểu hiện của nhiều tình trạng bệnh lý răng miệng như: viêm nha chu, viêm nướu, v.v. Để tăng cường sức mạnh của nướu; hãy bổ sung nhiều vitamin C. Uống thêm một ly nước cam chanh; rắc quả mọng lên bột yến mạch hoặc ngũ cốc; và cho cà chua vào món salad.

6. Viêm da

Nếu mẹ đột nhiên bị nổi mẩn ngứa, nổi mẩn đỏ trên bụng, mẹ có thể bị dị ứng khi mang thai do bệnh mề đay, sẩn ngứa (PUPPP). Tình trạng này là lành tính và không gây nguy hiểm cho con hoặc cho mẹ; nhưng chúng gây khó chịu. Để làm dịu cơn ngứa, hãy thử thoa gel lô hội sau khi tắm.

7. Mẹ sẽ thấy mình vụng về hơn khi thai 35 tuần tuổi

Tuần này, việc cân bằng cơ thể trở nên khó khăn hơn khi mẹ bước về phía trước; vì chỉ còn vài tuần nữa thôi là mẹ sẽ sinh em bé rồi! Hãy đảm bảo an toàn mẹ nhé! Nếu mẹ cần lấy thứ gì đó trên kệ cao; hãy nhờ người thân hỗ trợ; thay vì trèo lên ghế để lấy.

8. Hội chứng suy giảm trí nhớ

Mẹ có thể ngày càng lơ đãng hơn khi bước vào những tuần cuối cùng. Khối lượng tế bào não của mẹ đang thu hẹp lại và những cơn mất ngủ làm trí nhớ kém đi. Hội chứng suy giảm trí nhớ sẽ thuyên giảm trong vài tháng sau khi em bé của mẹ được sinh ra.

9. Mẹ mang thai 35 tuần ít bị ợ nóng hơn và bụng bắt đầu sa xuống

Mặt khác, mẹ có thể bị ợ nóng ít hơn và dễ thở hơn khi bé bắt đầu lọt xuống vùng chậu. Quá trình này gọi là tụt bụng thường diễn ra vài tuần trước khi mẹ chuyển dạ nếu đây là bé đầu lòng. Nếu mẹ đã từng sinh, quá trình này có thể sẽ không xảy ra trước khi chuyển dạ.

Nếu bé đã lọt xuống, có thể mẹ sẽ thấy áp lực tăng lên ở vùng bụng dưới của mình, khiến việc đi lại thêm nặng nề, phải đi tiểu thường xuyên hơn. Nếu bé ở vị trí rất thấp, mẹ có thể cảm thấy nhiều áp lực ở vùng âm đạo và khá khó chịu. Một số phụ nữ có cảm giác như họ đang phải mang một quả bóng bowling giữa hai chân mình vậy!

  • Những mẹ mang thai có tình trạng sức khỏe khiến việc sinh thường (sinh qua đường âm đạo) quá rủi ro;
  • Những mẹ đã từng sinh mổ trước đó (mặc dù nhiều phụ nữ có thể sinh thường an toàn sau khi sinh mổ) hoặc các mẹ bầu đã bị phẫu thuật tử cung.
  • Những mẹ có vấn đề với nhau thai, chẳng hạn như nhau tiền đạo (khi nhau thai nằm quá thấp trong tử cung và che phủ một phần hay hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung).
  • Thai nhi không có khả năng chịu đựng được cuộc chuyển dạ (suy thai).
  • Em bé nằm sai tư thế (ngôi ngang hoặc ngôi mông).

Nếu mẹ không thuộc những trường hợp trên, tốt hơn hết, mẹ không nên sinh mổ; sinh thường ít rủi ro hơn. Ngoài ra, mẹ có thể về nhà sớm hơn và hồi phục nhanh hơn. Mẹ cũng tránh được những rủi ro khi sinh mổ như:

  • Chảy máu.
  • Nhiễm trùng.
  • Chấn thương bàng quang hoặc ruột.
  • Phản ứng với thuốc.
  • Xuất hiện cục máu đông.
  • Vấn đề với nhau thai trong những lần mang thai sau.
  • Biến chứng của gây mê, gây tê.

Trẻ sinh non tháng sẽ có nguy cơ của trẻ đẻ non như: suy hô hấp , viêm ruột hoại tử, hạ thân nhiệt,… và có thể yêu cầu nằm điều trị trong NICU. Chính vì vậy, nếu không có chỉ định chấm dứt thai kì về mặt sản khoa thì mẹ không nên sinh khi thai nhi 35 tuần..

>> Mẹ có thể xem thêm Sinh mổ chủ động và những điều mẹ cần biết

3. Thai 35 tuần ăn gì cho con tăng cân?

mẹ mang thai 35 tuần

Mẹ thắc mắc thai 35 tuần ăn gì cho con tăng cân? Thực đơn dinh dưỡng của mẹ nên bao gồm trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt và gia cầm.

Một chế độ ăn uống cân bằng cũng bao gồm các loại hạt và trái cây khô. Mẹ có thể ăn quả hạnh, quả mơ, quả sung, quả óc chó, các loại hạt và trái cây khô khác. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá nhiều.

Mẹ cũng sẽ được cho uống các loại vitamin trước khi sinh giúp cho sự phát triển và tăng trưởng thích hợp của em bé. Các loại vitamin này cũng giúp bé tăng cân. Mẹ nên bổ sung các loại vitamin này thường xuyên để thai nhi tăng cân tối ưu trong thai kỳ.

Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp mẹ hiểu rõ thai 35 tuần là mấy tháng cũng như sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi.

GIA LINH

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. 35 weeks

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-35/

Ngày truy cập: 10/8/2021

2. Fetal Development Week By Week

https://www.momjunction.com/articles/your-unborn-babys-development_00389566/

Ngày truy cập: 10/8/2021

3. 33-36 Weeks

https://www.pregnancyparenting.org.au/pregnancy/33-36-weeks

Ngày truy cập: 10/8/2021

4. 35 Weeks Pregnant: What to Expect

https://parenting.firstcry.com/articles/35-weeks-pregnant-what-to-expect/

Ngày truy cập: 10/8/2021

5. 35th Week Pregnancy: Symptoms, Baby Development And Body Changes

https://www.momjunction.com/articles/35th-week-pregnancy_00357115/

Ngày truy cập: 10/8/2021

x