Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tại thời điểm 15 tuần tuổi, con bạn nặng khoảng 71g và dài khoảng 10cm. Kích thước của bé tương đương một quả lê và không ngừng tăng nhanh mỗi tuần.
Làn da của bé vẫn còn rất mỏng, các mạch máu đang không ngừng phát triển bên dưới lớp da trong suốt. Khung xương của bé cũng bắt đầu cứng cáp hơn khi bé liên tục hấp thụ canxi để chuyển hóa sụn thành xương.
Nhìn qua da có thể thấy rõ xương bé không ngừng hình thành, tuy nhiên, xương bé vẫn luôn rất mềm và linh hoạt để có thể đi qua ngả sinh khi mẹ chuyển dạ. Xương bé chỉ cứng khi bé bước vào độ tuổi tập đứng và đi.
Mắt và tai cũng đang di chuyển tới đúng vị trí trên mặt và đầu bé. Tai của bé trước đó mọc ở cổ, thì nay đang di chuyển đến đúng vị trí là ở hai bên đầu. Mắt trước đó ở hai bên đầu, thì nay đang di chuyển đến đúng vị trí ở trên mặt.
Gương mặt bé lúc này cũng đa dạng sắc thái hơn, có lúc nheo mắt, khi thì cau mày, có lúc lại mỉm cười. Bé lúc này đã có thể xoay đầu.
Tóc của bé cũng bắt đầu mọc và có chút màu sắc khi các tế bào tạo màu hình thành ở nang tóc.
Bé 15 tuần tuổi khá là bận rộn. Con đang trong giai đoạn rèn luyện, thực tập để chuẩn bị cho việc gặp mặt bố mẹ trong tương lai. Bé lúc này đang tập thở, mút và nuốt… để khi rời khỏi bụng mẹ, bé có thể sử dụng ngay những kỹ năng sinh tồn thiết yếu.
Bé cũng tham gia các lớp aerobic mỗi ngày, nào là tập đá, co ngón chân và ngón tay, quơ quào tay và chân. Nhưng vì bé mới nặng khoảng 71g nên mẹ sẽ chưa cảm thấy con đang “tập gym” bên trong bụng.
Thai nhi từ 15-18 tuần tuổi, các cơ quan sinh sản cũng đã cơ bản hoàn chỉnh, và bác sĩ có thể giúp bạn xác định được giới tính thai nhi thông qua 1 trong các phương pháp sau:
– Thai 15 tuần đã biết trai hay gái dựa vào siêu âm: Các bác sĩ thường đề nghị mẹ đến siêu âm định kỳ vào tuần 18-24, tuy nhiên ở tuần thứ 14 là giới tính thai nhi đã có thể xác định rồi. Dù vậy phương pháp siêu âm xác định giới tính không hẳn chính xác 100%, vì đôi khi bé nằm ở tư thế che mất bộ phận sinh dục. Bác sĩ có thể yêu cầu mẹ đi lại, vận động một chút để bé theo phản xạ thay đổi tư thế, rồi quay lại siêu âm lần nữa để biết kết quả chính xác.
– Chọc dò ối: Phương pháp này không chỉ xác định được giới tính, mà còn tìm ra những dị tật của thai nhi như triệu chứng Down, nứt đốt sống và các khiếm khuyết di truyền khác.
Bác sĩ thường đề xuất chọc dò ối nếu mẹ trên 35 tuổi, hoặc kết quả siêu âm chỉ ra dấu hiệu bất thường ở thai nhi, hoặc gia đình có tiền sử rối loạn nhiễm sắc thể.
Phương pháp này mất khoảng 30 phút sẽ có kết quả, bác sĩ dùng một cây kim nhỏ đâm xuyên vào bụng để hút dịch ối, do đó mẹ có thể bị đau bụng, rỉ máu, nguy cơ thấp bị sảy thai. Kết quả từ chọc dò ối thường chính xác đến 99,4%.
– Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT): Phương pháp này là một hình thức xét nghiệm máu để phát hiện các bất thường của nhiễm sắc thể, chẳng hạn nhiễm sắc thể số 21 gây hội chứng Down. Ở tuần thứ 10 là mẹ đã có thể đi xét nghiệm máu và nếu muốn, mẹ có thể hỏi bác sĩ giới tính của bé. Độ chính xác của phương pháp này vào khoảng 100%.
NIPT chỉ dùng mẫu máu của mẹ để làm xét nghiệm nên sẽ không gây hại gì cho cả mẹ và bé.
– Xét nghiệm sinh thiết gai nhau (CVS): Bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào là phần màng đệm bao bọc quanh phôi thai (còn gọi là gai nhau) để dò tìm dấu hiệu rối loạn nhiễm sắc thể. Ở tuần thứ 10-12 là mẹ có thể tiến hành xét nghiệm này. Vì mẫu tế bào có chứa gene của thai nhi nên kết quả sẽ tiết lộ cho mẹ chính xác giới tính của bé. Hãy hỏi bác sĩ nếu mẹ muốn biết thông tin về giới tính nhé.
Các bác sĩ thường chỉ đề xuất CVS nếu mẹ trên 35 tuổi, từng có con bị rối loạn nhiễm sắc thể, tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn nhiễm sắc thể. Thực hiện CVS có thể khiến mẹ bị đau bụng dưới, chảy máu âm đạo, rò rỉ dịch ối, trong trường hợp thấp có khả năng bị sảy thai hoặc sinh non.
Đi khám ở bệnh viện hoặc cơ sở uy tín là cách giúp bạn biết chính xác giới tính thai nhi. Tuy nhiên, một số mẹ nôn nóng lại quyết định gửi mẫu máu tới các phòng xét nghiệm tư nhân để dò tìm nhiễm sắc thể giới tính trong ADN của bào thai. Nếu trong ADN của bào thai chứa nhiễm sắc thể Y, chứng tỏ thai nhi là bé trai, còn lại là bé gái.
Ngoài ra, ông bà ta còn có phương pháp dân gian để xác định giới tính thai nhi. Chẳng hạn nếu mẹ bầu hay thèm ăn, chứng tỏ thai nhi là bé trai vì hàm lượng tiết tố nam testosterone do thai nhi nam tiết ra sẽ kích thích cơn thèm ăn. Nếu nhịp tim của bào thai cao trên 140 bpm nghĩa là mẹ đang mang thai bé gái. Nếu mẹ bầu đãng trí, hay quên thì nhiều khả năng thai nhi là nữ…
Tuy nhiên, khoa học chưa công bố sự chính xác của những thông tin này. Vì thế, tốt hơn hết bạn hãy đến các cơ sở siêu âm hoặc bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám nhé. Hy vọng thông tin trên giúp bạn hiểu thai 15 tuần đã biết trai hay gái chưa.
Xuân Thảo
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
parents.com/pregnancy/week-by-week/15/your-growing-baby-week-15/
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-15.aspx
https://www.healthline.com/health/pregnancy/when-can-you-find-out-sex-of-baby#medical-tests