Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Dạy con kiểu Nhật không tốn quá nhiều thời gian trong giai đoạn bé bắt đầu đi học tiểu học. Bởi vì trước đó, chính cách dạy con tỉ mỉ của các bố mẹ Nhật đã uốn nắn bé theo “đường ray” nhân cách của xã hội ngay từ đầu. Bé có thể tự ý thức được về việc học cũng như tính cách cá nhân của mình.
Đất nước Nhật Bản vốn được cả thế giới ngưỡng mộ bởi phương pháp giáo dục rất riêng và hiệu quả. Nền giáo dục của đất nước Mặt Trời mọc này luôn đề cao tính tự giác của mỗi cá nhân, cho nên từ bé, trẻ em Nhật Bản đã được giáo dục phải luôn dựa vào bản thân mình, sống tự lập và có trách nhiệm.
Không đợi đến khi bé biết ngồi hay biết nói, các mẹ Nhật đã bắt đầu giúp con phát triển các giác quan của mình ngay từ khi bé mới chào đời. Trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi, các mẹ Nhật chủ yếu chú trọng việc dạy bé phát triển các giác quan của mình để chuẩn bị tiền đề giúp trẻ phát triển kỹ năng học hỏi và tiếp thu tốt hơn cho giai đoạn sau này.
♦ Thêm “sắc” cho phòng của bé: Để giúp bé phát triển thị giác, mẹ nên tạo một không gian nhiều màu sắc xung quanh con. Ngoài cách treo tranh nhiều màu, mẹ có thể để những món đồ chơi, khối gỗ nhiều màu trong phòng và những chỗ bé có thể dễ dàng nhìn thấy. Chú ý chọn những đồ vật có màu sắc tươi sáng mẹ nhé!
♦ “Sức mạnh” của đen, trắng: Liên tục một tuần trong giai đoạn từ 0-1 tháng tuổi, mỗi ngày 3 phút, mẹ nên cho con nhìn những khối đồ vật đen, trắng. Không chỉ giúp bé phát triển thị giác, cách này còn giúp con phát triển khả năng tập trung, một trong những yếu tố quan trọng cho việc học của bé sau này.
♦ Giai đoạn từ 0-1 tháng tuổi: Ngay khi sinh ra trẻ đã có thể nhìn những vật xung quanh ở cự ly gần. Lúc này, mẹ đã có thể luyện tập kích thích võng mạc cho bé. Ngồi đối diện với trẻ ở khoảng cách 30cm và nói chuyện, nhìn chăm chú vào đôi mắt trẻ. Nếu mắt trẻ nhìn lại mẹ chăm chú, mẹ đã thành công rồi. Cố gắng luyện tập nhiều lần cho trẻ trong ngày, mẹ nhé!
♦ Giai đoạn 2-3 tháng tuổi: Khi trẻ đã biết nhìn chăm chú vào một vật, mẹ có thể thay đổi vị trí của vật để bé nhìn theo. Di chuyển vật một cách từ từ, cho bé nhìn rồi lại di chuyển tiếp vì lúc này trẻ vẫn chưa nhìn theo được những chuyển động nhanh. Nếu trẻ đã nhìn tốt, mẹ có thể di chuyển nhanh hơn một chút, để vật xa hơn như vậy sẽ nâng cao được khả năng nhìn của trẻ.
♦ Giai đoạn 6-9 tháng tuổi: Nếu như 2 giai đoạn đầu chỉ giúp bé tăng khả năng nhìn thì lúc này là thời điểm để trẻ biết cách quay đầu nhìn về những hướng có đồ vật. Để một vật trước mắt trẻ sau đó di chuyển đến góc cuối tầm nhìn buộc trẻ phải quay đầu mới có thể nhìn thấy. Đưa đồ vật lên trên, xuống dưới, sang trái, qua phải, nghiêng lên trên và xuống dưới xoay quanh toàn bộ tầm nhìn. Cố gắng tập đi tập lại để trẻ hình thành khả năng nhìn tập trung và liên tục.
Không chỉ trong thời gian mang thai mà ngay cả khi bé chào đời, mẹ cũng nên tiếp tục thói quen cho bé nghe nhạc nhé. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc tiếp xúc với âm nhạc từ sớm có thể giúp phát triển khả năng sáng tạo và cảm xúc của bé. Do đó, mẹ nên cho bé nghe nhạc 30 phút mỗi ngày, với mỗi lần nghe khoảng 15 phút.
Khi cho bé nghe nhạc, mẹ có thể giữ bé trên đầu gối và đung đưa nhẹ nhàng theo điệu nhạc. Hành động nho nhỏ này sẽ giúp bé hình thành thói quen phản xạ và tiếp nhận thế giới xung quanh mình. Bên cạnh những giờ nghe nhạc, mẹ cũng nên dành nhiều thời gian trò chuyện khi tắm cho bé, thay tã cho bé.
Ngay từ khi chào đời, trẻ sơ sinh đã bắt đầu ghi nhớ và học hỏi từ tất cả những gì bé có thể nhìn thấy và nghe thấy. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, da là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất. Vì vậy, thay vì “trói buộc” bằng chăn ủ hay, găng tay hay bao tay, các mẹ Nhật thường có xu hướng để tay bé tự do chuyển động và cảm nhận đồ vật xung quanh. Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên cho bé chạm một số đồ vật như khăn, đồ chơi, mặt bàn để kích thích da tay của bé.
Đừng ngạc nhiên khi bé có thể phân biệt mẹ và bố một cách dễ dàng. Ngay từ khi còn nhỏ, các bé đã có khả năng phân biệt các mùi khác nhau, và nhờ vậy, bé có thể nhận ra mẹ nhờ mùi đặc trưng. Mẹ có thể cho bé ngửi nhiều mùi khác nhau để bé có thể ghi nhớ và nhận biết thêm nhiều loại mùi.
Thực tế, theo các chuyên gia, các bé sơ sinh thường có khả năng “thiên bẩm” về vị giác. Các bé có thể phân biệt vị ngọt, đắng, cay, mặn, chua. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, ngoài sữa mẹ, bé còn quá nhỏ để có thể thử ăn bất cứ thứ gì. Muốn bé có cơ hội nếm thử nhiều vị, mẹ có thể chờ đến khi bé được khoảng 6 tháng tuổi và bắt đầu giai đoạn ăn dặm.
Sau khi sinh được 2 tuần trẻ đã có phản ứng bắt chước theo người lớn. Mẹ nên tập luyện cho trẻ để kích thích tế bào thần kinh phản chiếu giúp trẻ nhìn biểu cảm để đoán xem người đối diện đang nghĩ gì.
Cách dạy con rất đơn giản. Mẹ chỉ cần nhìn vào mắt trẻ rồi tập cho bé làm theo hành động của mẹ. Khi mẹ há miệng, bé cũng há miệng. Khi mẹ thè lưỡi, trẻ cũng thè lưỡi theo. Khi bé đã biết làm theo biểu cảm trên gương mặt, mẹ có thể chuyển sang các động tác tay. Đưa tay lên ngang tầm mắt bé, giữ khoảng 20 giây để bé nhìn kỹ rồi bắt đầu nắm vào xòe ra. Thực hiện nhiều lần để trẻ có thể làm theo. Lưu ý dành cho mẹ: Nếu bé làm được, mẹ nên khen, vỗ về để khích lệ.
Với các bé trong giai đoạn tập ngồi, té ngã là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, mẹ có thể giúp trẻ biết cách ngã an toàn. Nghe có vẻ không hợp lý, nhưng cách tập luyện như vậy có tên gọi là chuyển động tròn. Đây là một trong những kỹ năng nuôi dạy con kiểu Nhật rất hay.
Đặt bé nằm ngửa, sau đó dùng hai tay nắm hai cổ chân để cho người cuộn tròn lại. Động tác này không ảnh hưởng đến xương sống của bé nên mẹ có thể yên tâm. Dùng tay ấn vào phần đùi của bé rồi lắc sang trái, sang phải và lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi bé đã dần quen dần, mẹ có thể tăng tốc độ để tạo kích thích lên ống hình bán nguyệt trước và ống hình bán nguyệt sau. Kích thích này sẽ tạo nên “phản xạ mê lộ”, giúp bé tự biết cách ngã an toàn.
Bí quyết dạy con kiểu Nhật sẽ giúp bạn thay bỉm cho bé dễ dàng hơn và biết nghe lời người lớn. Trẻ rất hiếu động, tay chân đạp không ngừng. Để giúp trẻ nằm yên mẹ có thể làm theo cách sau:
Cũng như các bậc cha mẹ khác thường kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích và thần tiên. Tuy nhiên, người Nhật tiến thêm một bước nữa khi họ tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy chính là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này. Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy, trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến.
Cha mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con rằng “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.
Nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi.
Cha mẹ Nhật ý thức rất rõ việc cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì con sẽ bị nghiện và cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ. Bởi vì tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volt, gây ảnh hưởng không tốt đến thùy não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người và còn có thể gây ra bệnh máu trắng hoặc tự kỷ.
dạy con kiểu Nhật giai đoạn 3 tuổi bằng việc cho bé học chữ sớm. Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo. Với trẻ càng nhỏ thì việc này càng dễ. Khi trẻ nhỏ nhớ chữ, con sẽ có được tố chất phi thường. Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt dạy chữ cho con ngay từ rất sớm vì cho rằng khi mới sinh ra, trẻ chỉ là một động vật nhỏ, nhưng khi hệ tín hiệu ngôn ngữ và học chữ bắt đầu hoạt động, trẻ trở thành con của loài người.
Cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con về một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo 1 việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ “a i u e o” thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo.
Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có rất nhiều trò chơi trí tuệ phục vụ cho việc luyện trí nhớ cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Người Nhật quan niệm, “Người thông minh là người nhớ nhiều hơn người khác và biết cách áp dụng những điều ghi nhớ đó hợp lý”. Do đó theo họ, trí thông minh là thứ có thể luyện tập và có được chứ không phải thuộc về khả năng bẩm sinh.
Ngoài phát triển trí tuệ, các cha mẹ Nhật cũng rất chú trọng việc rèn luyện thể chất. Ngay từ khi bé chào đời, cha mẹ đã lưu ý giáo dục về tất cả các mặt sức khỏe, vận động, đạo lý, kỉ luật, tình cảm. Cho nên trong kỹ năng dạy con kiểu Nhật giai đoạn 2 tuổi, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khoảng cách tập luyện thành những đoạn ngắn 10m, 20m mỗi ngày.
Cha mẹ Nhật có thói quen hướng dẫn con sử dụng loại từ điển dễ tra cứu dành cho trẻ em. Trẻ dùng từ điển đó để tra nghĩa của từ hoặc cách viết đúng chữ Hán. Chẳng hạn, khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì bạn rất khó nhớ đường. Nhưng nếu bạn tự dùng bản đồ, vừa đi vừa hỏi đường thì sẽ nhớ rất lâu. Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho một cách thụ động. Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo cách đơn điệu, thì bằng cách này bé cũng có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.
Trẻ nhỏ thích những gì trực quan, vui nhộn và dễ nhớ. Vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao, Khoa hoc và Công nghệ Nhật Bản đã đề ra phong trào đặt khẩu hiệu trong gia đình để khuyến khích sự trao đổi trong gia đình. Những câu khẩu hiệu như “Sáng rồi! Dậy sớm! Đi bộ! Cơm ngon!”; “Đi ngủ trước 21h sẽ luôn luôn khỏe mạnh”; “Hãy tuân thủ nhé – Cam kết nhỏ mấy – Cũng đừng có quên”. Các khẩu hiệu này thật gần gũi, dễ nhớ và bất cứ gia đình nào cũng có thể áp dụng.
Một khi đã đặt ra các quy tắc, bạn cần duy trì thực hiện chúng. Trẻ nhỏ rất dễ thay đổi, có khi bé đồng ý tuân theo nhưng có khi bé lại giãy nảy lên đòi hỏi một điều gì đó. Một điều quan trọng trong quy tắc dạy con kiểu Nhật đó là, cha mẹ không nên dễ dàng đáp ứng các đòi hỏi của con. Hãy tập cho bé thói quen chịu đựng!
Hãy ngăn chặn tư tưởng “chỉ cần tốt cho mình là đủ” hay “không cần tuân thủ quy tắc”. Đối với những hành vi sai của trẻ, bạn cần nghiêm khắc phê bình hay đưa ra hình phạt thích hợp. Và để làm được điều này, bạn hãy là người cha, người mẹ gương mẫu. Hãy tuân thủ các nguyên tắc và cho bé thấy điều đó. Một khi là người cha, người mẹ được con cái kính trọng và tin tưởng, bạn sẽ không gặp khó khăn khi thuyết phục con nghe lời.
Nếu bỏ lỡ giai đoạn sơ sinh thì thời điểm con đang lớn cha mẹ vẫn có thể áp dụng nuôi dạy con kiểu Nhật dưới đây:
Chọn lựa những cuốn sách dạy con hay sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức giúp mẹ hiểu rõ hơn suy nghĩ, mong muốn của trẻ, từ đó đưa ra những phương pháp và chỉ dẫn cụ thể, phù hợp, giúp trẻ phát triển tốt nhất.
Đây là cuốn sách của thầy giáo Nishimura Hajime sẽ giúp phụ huynh cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc nuôi dạy con khi đi học.
“Việc được bố mẹ khen ngợi, dù chỉ là điều rất nhỏ, sẽ làm cho “ham muốn được công nhận” thỏa mãn, từ đó sẽ cho trẻ sự tự tin. Chúng ta có thể khen ngợi trẻ nhiều việc, từ nấu ăn, giúp mẹ làm việc nhà cho đến các việc trên trường, ở câu lạc bộ (1), học nhạc piano, học bơi, tham gia thi đấu bóng chày, bóng đá hay khen các sở thích của trẻ như đọc sách, vẽ tranh. Điều quan trọng ở đây là quan tâm, khen ngợi trẻ cả những việc không phải là học. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin, giúp nảy sinh ham muốn học hơn. Việc khen ngợi sẽ kích thích thêm tính tò mò, tăng sự tự tin, hỗ trợ để trẻ có hứng thú trong mọi việc”. (Trích, Cách Người Nhật Truyền Cảm Hứng Cho Con).
Yêu Thương Không Cấm Đoán của Ohmae Kenichi là một trong những cuốn sách nuôi dạy con vô cùng hay và thú vị.
Có bao nhiêu cha mẹ Việt không la mắng, than phiền khi con trẻ mải chơi game hơn học? Có mấy phụ huynh không quá đề cao, coi trọng về thứ hạng và điểm số của con ở trường? Có mấy ai đồng ý việc con cái của mình cúp học giữa chừng? Tuy môi trường ở Nhật khác với Việt Nam nhưng chí ít khi đọc cuốn sách này sẽ giúp bạn tìm ra tiếng nói chung với con trẻ, hiểu và tôn trọng những sở thích của con, dạy con nên làm như thế nào để “vươn lên bằng năng lực của chính mình” hay nói cách khác là trao “năng lực sinh tồn” cho trẻ.
Dạy con kiểu Nhật muốn thành công hoặc đặt được như mong đợi của cha mẹ ban đầu cần sự kiên trì. Kiên trì trong cách nuôi và đồng hành cùng bé trong suốt những năm tháng đầu đời tới tuổi trưởng thành.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.