Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/08/2020

Sai lầm của mẹ khi xử lý vết côn trùng cắn, đốt

Sai lầm của mẹ khi xử lý vết côn trùng cắn, đốt
Mùa hè mưa nhiều, ẩm ướt là thời điểm rất nhiều loài côn trùng sinh sôi, nảy nở. Vì hiếu động nên trẻ nhỏ thường là đối tượng tấn công của các loại côn trùng. Mỗi mẹ đều có những “bí kíp” xử lý các vết côn trùng cắn, đốt cho bé. Tuy nhiên, có phải các kinh nghiệm của mẹ luôn đúng? Hãy cùng Bác sĩ Ngô Minh Vinh tìm hiểu về những sai lầm các mẹ thường mắc phải khi nhận định và điều trị các vết cắn, đốt của côn trùng

Côn trùng cắn tưởng đơn giản nhưng lại gây nguy hại khôn lường cho trẻ nhỏ, nhất là việc bị ong đốt. Làm thế nào để đề phòng cũng như xử lý vết côn trùng cắn đùng cách? Mẹ hãy cùng theo dõi các chia sẻ dưới đây của Marry Baby để bảo vệ bé yêu nhé.côn trùng cắn

Bị ong đốt là chuyện quá đỗi bình thường. Song tất cả các loài ong đều chứa nọc độc nên mẹ cần xử lý nhanh. Nọc ở một số loài mạnh đến mức có thể gây chết người chỉ cần một lần đốt. Ví dụ như: Ong vò vẽ, ong đất, ong bầu, ong bắp cày Nhật Bản, ong bắp cày vàng, ong cày hói, ong Hoa Kỳ. Điều đáng nói là loài ong thường làm tổ và phát triển mạnh vào mùa xuân hè, thời gian mà trẻ được vui chơi nhiều nhất. Cho nên khi cho con về quê nghỉ hè, ba mẹ nên có các biện pháp phòng, chữa nguy cơ bị ong đốt cho trẻ. Dưới đây là các cách xử lý khi bị ong đốt, xin mời các mẹ cùng theo dõi nhé.

Các biến chứng nguy hiểm khi bị ong đốt

Độc tố của loài ong có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ như:

  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Tức ngực, khó thở
  • Mạch đập nhanh
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Phù nề
  • Mất ý thức
  • Tổn thương thận
  • Tổn thương tế bào
  • Hoại tử cơ vân cấp
  • Tiêu cơ
  • Vàng mắt, vàng da
  • Hôn mê sâu
  • Tử vong

Nên làm gì nếu bé bị côn trùng cắn hoặc đốt?

Một số bước để sơ cứu khi bị côn trùng cắn:

1. Nếu thấy vòi chích và túi nọc (ví dụ khi bị ong đốt), cần lấy vòi chích ra bằng cách khều nhẹ hoặc lấy nhíp để nhổ ra, không nặn ép chỗ vết đốt.

2. Rửa vùng bị đốt bằng xà phòng và nước.

3. Giảm đau bằng túi chườm đá trong 15 phút, có thể dùng nước rửa chứa kẽm hoặc hỗn hợp bột soda và nước. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc giảm đau.

4. Gọi cho bác sĩ nếu bé bị tiêu chảy, sốt, nôn mửa hoặc vết đốt sưng to sau 24 giờ hoặc vùng bị chích có dấu hiệu bị nhiễm trùng như đỏ hơn, đau hoặc sưng.

Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo các cách sau:

1. Dùng tinh dầu

Một số loại tinh dầu có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn hoặc kháng nấm. Nhiều địa phương đã dùng như một bài thuốc dân gian để chữa khi bị ong đốt. Các loại tinh dầu thường được dùng để chữa nọc độc ong như:

  • Tinh dầu cây chè
  • Tinh dầu oải hương
  • Tinh dầu húng tây
  • Tinh dầu hương thảo

2. Kem giảm ngứa

Một số loại kem được bán trên thị trường có thể giúp giảm ngứa và đau da do ong gây ra. Bạn có thể tìm mua và cho bé dùng khi bị ong chích. Sau khi đã rửa sạch vết thương, bạn có thể thoa loại kem này để giúp làm dịu cảm giác đau nhức cho bé.

3. Mật ong

Mật ong có nhiều dược tính, đặc biệt là các hợp chất chống viêm có thể giúp giảm sưng, viêm và nhiễm trùng. Bạn hãy rửa sạch vết ong đốt rồi thoa mật ong lên vùng da bị tổn thương cho bé. Lưu ý, bạn nên sơ cứu trong nhà vì mật ong rất thu hút bầy ong và có thể khiến bé gặp nguy hiểm.

4. Giấm táo

Loại giấm này chưa được khoa học chứng minh về tác dụng làm giảm các triệu chứng ong đốt. Song rất nhiều nơi người dân đã dùng như một bài thuốc dân gian để trị nọc ong. Bạn nên cẩn trọng khi dùng giấm táo cho trẻ. Dung dịch này chứa axit, có thể làm tổn thương da của bé. Bạn dùng bằng cách trộn các loại dầu trên với dầu ô liu hoặc dầu dừa rồi thoa lên vết thương.

5. Baking soda

Một số địa phương ở nhiều quốc gia dùng baking soda để trung hòa nọc độc của ong. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi sử dụng phương pháp đó. Vì baking soda có rất nhiều kiềm dễ gây tổn thương da.

6. Kem đánh răng

Kem đánh răng có tính kiềm nên có thể trung hòa nọc độc ong. Sau khi đã vệ sinh sạch, bạn hãy thoa kem đánh răng lên vết thương của bé để giảm các triệu chứng đau nhức.

7. Gel lô hội

Nha đam có thể giúp làm dịu và giữ ẩm cho da một cách tự nhiên. Theo một nghiên cứu năm 2015, chiết xuất lô hội có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng khi bị ong đốt. Bạn có thể dùng lá lô hội lấy dịch và thoa lên vết thương để làm dịu da.

8. Điều trị y tế

Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại thuốc hoặc phương pháp y tế để điều trị trúng độc ong cho bé.

  • Kem hydrocortisone: Giúp giảm đỏ, ngứa, sưng và đau
  • Thuốc kháng histamin đường uống: Giúp giảm ngứa và đỏ
  • Thuốc giảm đau và chống viêm: Giảm đau và sưng
  • Tiêm epinephrine khi bị trúng độc nặng
  • Tuy nhiên tất cả các loại thuốc trên bạn đều cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện?

Khi trẻ có các triệu chứng sau bạn cần đưa bé đến ngay bệnh viện để cấp cứu.

  • Sưng lưỡi hoặc cổ họng
  • Nhịp tim nhanh
  • Nôn mửa
  • Bị tiêu chảy nặng
  • Da nhợt nhạt
  • Mất ý thức
  • Chóng mặt
  • Ngứa nặng
  • Khó thở

Những suy nghĩ sai lầm phổ biến của bố mẹ và lời khuyên của bác sĩ khi trẻ bị côn trùng cắn

Khi trẻ bị côn trùng cắn, các mẹ thường có những suy nghĩ sai lầm phổ biến dưới đây:

1. Các vết cắn hay vết đốt của côn trùng đều giống nhau

Bắc sĩ khuyên, nhìn chung các vết cắn, đốt của côn trùng đều mang lại cảm giác khó chịu như ngứa, bỏng rát hoặc đau nhức. Vùng da bị côn trùng cắn, đốt xuất hiện một sẩn đỏ nhô lên mặt da. Ở một số trẻ có cơ địa dị ứng thì cả vùng da bị sưng và phù nề, đôi khi xuất hiện bóng nước. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về phản ứng của cơ thể với các vết cắn, đốt do các loại côn trùng khác nhau gây ra.

  • Vết cắn: Các loài không có chứa nọc độc như muỗi, bọ chét, chấy, rận, ghẻ, bọ ve… cắn và tiêm nước bọt chống đông máu vào cơ thể con người, từ đó rút máu để tồn tại. Vết cắn gây ra một số phản ứng trên da như ngứa ngáy, khó chịu tại vết cắn và vùng da xung quanh; hoặc một sẩn phù nhỏ ngứa có thể phát triển trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn, tồn tại trong nhiều ngày rồi mờ dần đi. Ở trẻ có cơ địa dị ứng thì các sẩn phù này tạo ra các sẩn cục ngứa kéo dài và gây ra các sẹo thâm rất mất thẩm mỹ. Ngoài ra, côn trùng còn truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua các vết cắn như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản…
  • Vết đốt: Các loài có nọc độc như ong bắp cày, ong vàng, kiến lửa… tấn công bằng cách chích, truyền nọc độc vào cơ thể con người thông qua ngòi. Vết đốt thường tấy đỏ, sưng, gây ra các cảm giác rát, đau dữ dội ngay sau khi bị tấn công và thường sẽ giảm dần đi sau vài giờ. Tuy nhiên với một số người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng với nọc độc côn trùng có thể phải đối mặt với những phản ứng nguy hiểm như chóng mặt, ngất xỉu. Trường hợp nặng, nạn nhân có thể bị sốc phản vệ với các biểu hiện: không bắt được mạch, huyết áp tụt gây trụy tim mạch, suy hô hấp và dẫn đến tử vong nếu không sơ, cấp cứu kịp thời.

2. Các vết cắn, đốt của côn trùng chỉ ửng đỏ rồi hết, bé ngứa chút rồi sẽ ổn

Bác sĩ khuyên, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu, các vết cắn, đốt có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Nếu để trẻ gãi sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ của da, khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công. Nọc côn trùng có thể gây nhiều triệu chứng toàn thân như sốt, lạnh, nôn, ban da, ngứa, vàng da, co cứng cơ hay cứng cả một vùng nhiễm khuẩn.

Nguy hiểm hơn, nọc các loại chân đốt như rết, nhện, bọ cạp… có thể chứa chất độc thần kinh hoặc một men gây sưng phồng, mất kết tập tiểu cầu gây rối loạn đông máu…có thể đe dọa tính mạng của bé nếu không được xử lí đúng cách và kịp thời.

3. Có thể điều trị các vết cắn, đốt của côn trùng dễ dàng bằng mật ong, nước cốt chanh, dầu xanh

Bác sĩ khuyên, các biện pháp truyền thống như nước cốt chanh hay mật ong tuy làm giảm ngứa nhưng không có tác dụng diệt khuẩn và có thể gây kích ứng, dẫn đến tình trạng viêm tấy. Dầu xanh có chứa chất Metyl Salicylat, tuy là một chất lỏng dễ thấm qua da, giúp giảm đau, nhưng rất dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ; khi xoa ở diện rộng còn có thể làm rối loạn thân nhiệt.

Côn trùng cắn - PR Rohto
Thuốc thoa đặc trị cho vết cắn của côn trùng là lựa chọn an toàn và hiệu quả

Các mẹ nên sử dụng loại thuốc thoa hiệu quả mà an toàn cho làn da mỏng manh của bé như hoạt chất Antedrug (Prednisolone Valerate Acetate…) để khắc phục tình trạng ngứa, viêm da và chống dị ứng, đồng thời hạn chế được tác dụng bất lợi của thuốc vì khi thuốc hấp thu vào máu trở thành chất bất hoạt, không gây tác dụng phụ toàn thân cho trẻ.

Côn trùng cắn đốt và cách xử lý

Cách xử lí khi bị côn trùng cắn, đốt

Theo Bác sĩ Ngô Minh Vinh, khi bị côn trùng cắn, đốt các mẹ cần lưu ý thực hiện theo các bước sau:

Tránh gãi: khi gãi, độc tố sẽ phát tán rộng hơn. Nếu cào gãi mạnh, vết cắn sẵn có sẽ nặng hơn vì nhiễm trùng do tay bẩn và da sẽ bị trầy xước, để lại sẹo.

Lấy ngòi độc và làm sạch vết thương: khi bị côn trùng cắn, đốt, mẹ cần nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra (nếu có) rồi làm sạch vết thương bằng xà phòng hoặc các chất sát trùng. Mẹ có thể chườm đá cho bé để giảm đau và sưng đỏ.

Thoa thuốc: sử dụng các loại thuốc thoa tại chỗ với thành phần kháng viêm và giảm ngứa, giúp vết cắn, đốt mau chóng hồi phục, chứa các thành phần như Prednisolone Valerate Acetate, Crotamiton, Allantoin…

Trường hợp da phù nề nặng hoặc cảm giác đau rát nhiều, tổn thương kéo dài nhiều ngày; bé có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao bất thường, chấm xuất huyết, hoặc trường hợp bé bị côn trùng đốt có các biểu hiện sốc phản vệ như: lạnh chi, khó thở, mạch không bắt được hoặc trẻ có biểu hiện tím tái… cần phải sơ cứu ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x