Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vệ sinh vùng kín trẻ em có vẻ khó khăn với những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Marry Baby có thể giúp bạn làm điều đó dễ dàng hơn qua các hướng dẫn dưới đây.
Dương vật tự nhiên của bé trai được bao phủ bởi một nếp gấp của da được gọi là bao quy đầu. Bao quy đầu sẽ bị cắt bỏ vào một thời điểm nhất định theo phong tục ở một số nền văn hóa hoặc theo chỉ định của bác sĩ đối với các loại bệnh sinh dục ở bé trai. Do đó, việc chăm sóc vùng kín cho bé trai sẽ được phân ra như sau:
+ Mẹ nên nhớ, không bao giờ được tự tách bao quy đầu của bé khi nó chưa sẵn sàng. Trong vài năm đầu đời, bao quy đầu còn nguyên vẹn sẽ tự nhiên tách ra khỏi quy đầu. Điều này được gọi là co rút bao quy đầu.
Hầu hết dương vật của các bé trai sẽ có thể tách bao quy đầu khi lên 5 tuổi, nhưng cũng có nhiều bé phải chờ đến độ tuổi thiếu niên. Vì vậy, tránh ép buộc trẻ tách bao quy đầu mà phải để nó diễn ra tự nhiên. Bởi nếu bị tách trước khi nó sẵn sàng sẽ gây đau dữ dội, chảy máu rất nguy hiểm cho bé.
+ Rửa tất cả bộ phận sinh dục khi tắm cho bé.
+ Rửa đầu dương vật và nếp gấp bên trong bao quy đầu bằng sữa tắm cho trẻ em và nước. Trong khi làm sạch, mẹ cần nhớ không được cố gắng tách bao quy đầu vì nó sẽ làm bé bị đau.
+ Mẹ nên theo dõi em bé đi tiểu như thế nào để chắc chắn rằng lỗ trên bao quy đầu đủ lớn để nước tiểu có thể thoát hết ra ngoài sau khi bé tiểu xong.
+ Mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa nếu: Bé đi tiểu chỉ nhỏ giọt mà không chảy thành dòng hoặc bé cảm thấy khó chịu mỗi khi đi tiểu.
+ Khi bé bắt đầu dậy thì, mẹ hoặc tốt nhất là bố nên dạy con vệ sinh bên dưới bao quy đầu như một phần thói quen hàng ngày theo các bước.
Bước 1: Nhẹ nhàng kéo bao quy đầu ra xa khỏi đầu dương vật.
Bước 2: Rửa sạch bên dưới bao quy đầu bằng xà bông tắm, nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh.
Bước 3: Kéo bao quy đầu trở lại vị trí
+ Khi bao quy đầu bị đỏ hoặc sưng, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa.
+ Nếu bao quy đầu của con bị tách ra hoàn toàn trước tuổi dậy thì hoặc sau khi bị tách ra thỉnh thoảng mới rút lại được thì mẹ có thể áp dụng chăm sóc theo cách chăm sóc dương vật bị cắt bao quy đầu như hướng dẫn bên dưới đây.
+ Thông thường, sau khi bao quy đầu đã lành, dương vật không cần chăm sóc thêm. Mẹ chỉ cần rửa sạch dương vật của con với nước xà phòng là được.
+ Mẹ cũng nên kiểm tra các rãnh xung quanh đầu dương vật để chắc chắn rằng nó đã được vệ sinh sạch sẽ.
Các bước làm sạch vùng kín bé trai khi thay tã
+ Mẹ hãy lau sạch phần tiếp giáp với hậu môn và các khu vực xung quanh cho bé bằng khăn lau mềm.
+ Tiếp đó, mẹ cần lau sạch phần rãnh giữa bìu và đùi. Lưu ý, không nên dùng các sản phẩm chứa cồn hay nước hoa. Mẹ nên dùng khăn giấy ẩm hoặc khăn ướt và nước rửa bình thường.
+ Cuối cùng, mẹ hãy dùng khăn bông hoặc khăn màn nhẹ nhàng lau khô các vùng vừa vệ sinh cho bé. Sau đó, hãy đặt dương vật của bé theo chiều hướng xuống trước khi mặc tã mới. Cách này để tránh nước tiểu tràn ra khỏi tã khi bé đi tiểu.
Vùng kín của bé gái có cấu tạo dễ tiếp xúc với bên ngoài và dễ đọng lại nước tiểu nên có khả năng dễ bị viêm nhiễm cao hơn ở bé trai. Vì vậy, mẹ cần rất kỹ trong việc vệ sinh vùng kín hàng ngày cho bé. Mẹ có thể làm vệ sinh vùng kín cho bé theo các hướng dẫn sau.
+ Khi tắm cho bé gái, mẹ hãy cẩn thận không để xà bông tắm đi vào bên trong âm đạo của bé. Vì xà bông tắm chứa hóa chất có thể gây kích ứng da và gây ra đau rát cho vùng sinh dục của bé.
+ Mẹ không nên sử dụng các sản phẩm sữa tắm hay dung dịch vệ sinh để vệ sinh vùng kín cho bé, vì nó sẽ làm mất đi độ ẩm bảo vệ âm đạo tự nhiên của bé.
+ Mẹ nên thực hiện làm sạch vùng kín bé gái theo các bước:
Bước 1: Mẹ hãy dùng khăn nhẹ nhàng lau sạch 2 bên môi âm hộ, giữa môi âm hộ, bên trong và cả bên ngoài theo chiều từ trước ra sau. Lưu ý, mẹ không nên lau từ sau ra trước để tránh mang vi khuẩn từ hậu môn lên âm hộ gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bước 2: Hãy dùng khăn mềm thấm khô lại trước khi mặc bỉm hoặc quần cho con.
+ Khi bé đến tuổi vị thành niên, mẹ nên chỉ cho bé nắm rõ từng phần của vùng kín và nhấn mạnh tới việc phải vệ sinh nó sạch sẽ mỗi ngày. Chẳng hạn như âm đạo là phần bên trong; âm hộ nằm ở bên ngoài và bao gồm tất cả cơ quan sinh dục ngoài như môi, âm vật và mở niệu đạo. Hãy nói với con âm đạo không cần phải vệ sinh trừ khi có một cái gì đó bên trong và không bao giờ được dùng xà bông để đưa vào âm đạo.
Bước 1: Mẹ hãy dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm sạch, vắt khô rồi lau sạch vùng kín của bé và các khu vực bẩn xung quanh. Lưu ý, không nên dùng các loại nước rửa có cồn hoặc nước hoa để lau vì có thể gây dị ứng da bé.
Bước 2: Mẹ tiếp tục nhẹ nhàng lau 2 bên bẹn và khu vực quanh hậu môn. Chú ý, luôn phải lau theo chiều từ trước ra sau.
Bước 3: Mẹ hãy dùng khăn mềm để lau khô vùng kín cho bé trước khi mặc tã hoặc quần.
Việc chăm sóc vùng kín trẻ em rất quan trọng, vì nó có thể ảnh hưởng tới đường sinh sản của bé sau này. Mẹ hãy ghi nhớ các cách chăm sóc trên để vệ sinh và chăm sóc vùng kín cho con mỗi ngày nhé!
Hanako
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.