Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/09/2020

Bệnh tự miễn, con trẻ hay người lớn, thận trọng khi đã có người nhà mắc bệnh

Bệnh tự miễn, con trẻ hay người lớn, thận trọng khi đã có người nhà mắc bệnh
Nghe có vẻ khá mơ hồ nhưng bệnh tự miễn xảy ra ở cả những người khỏe mạnh và nguy cơ cao ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Hơn nữa, thống kê cho thấy có hơn 80 loại bệnh tự miễn khác nhau. Vì thế, mối lo của bạn là hoàn toàn có cơ sở.

Những tưởng căn bệnh này chỉ xảy ra ở người lớn nhưng thực tế cho thấy trẻ nhỏ cũng nằm trong tầm ngắm của bệnh. Trường hợp bé T. nhập viện bệnh viện Da liễu ngày 7-6 được chẩn đoán mắc bệnh Pemphiqus vulgaris bội nhiễm (kiểu bệnh tự miễn hiếm gặp ở trẻ em) là một ví dụ điển hình.

Vì được điều trị quá trễ nên bé đã bị bội nhiễm, nhiễm trùng máu và đặc biệt là bị kháng tất cả các loại kháng sinh nằm trong chỉ định.

Trong thời gian điều trị, bé phải chuyển qua lại giữa Bệnh viện Nhi Đồng và bệnh viện Da Liễu thành phố vì những diễn tiến phức tạp của bệnh. Bé đã có lúc rất nguy kịch do bội nhiễm vi trùng rất nặng dẫn đến viêm phổi nặng (phải thở máy CPAP), nhiễm trùng máu, nhiễm nấm vào máu, rối loạn chuyển hóa, suy đa cơ quan.

Dù tình trạng nhiễm trùng huyết, viêm phổi của bé T. giảm bớt nhưng bệnh Pemphiqus vulgaris vẫn rất nặng. Nhờ sự phối hợp của các bác sĩ hai bệnh viện, mối nguy đã được đẩy lùi và bệnh tình cũng dần thuyên giảm.

Theo cha bé T, trong gia đình, bà nội bé cũng bị bệnh tương tự và chết vì bệnh này. Do đó, luôn đề phòng nếu đã có người nhà mắc bệnh chính là lời khuyên bác sĩ nếu muốn phòng tránh bệnh.

Bệnh tự miễn là gì?

Với cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch sẽ nhận biết được những cơ quan bị nhiễm trùng như vi khuẩn, virus khi có “kẻ xâm nhập” và tấn công.

Nhưng ở một số người lớn và thậm chí cả trẻ nhỏ, hệ miễn dịch hoạt động không tốt khiến nó nhận nhầm mô khỏe mạnh là những kẻ “xâm nhập” và tấn công chúng. Nó giải phóng các protein được gọi là tự kháng thể tấn công các tế bào khỏe mạnh.

Đây là lý do gây ra một số bệnh được gọi là bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể.

Một số bệnh thuộc nhóm bệnh này chỉ nhắm vào một bộ phận nào đó của cơ thể như bệnh tiểu đường loại 1 làm tổn thương tuyến tụy hay lupus ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

[remove_img id=45746]

Các bệnh tự miễn thường gặp

Theo đó, trong số 80 loại bệnh được gắn mác “tự miễn” thì có 14 loại bệnh thường gặp, đó là:

Tiểu đường type 1

Tuyến tụy sản xuất insulin nội tiết tố, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Trong bệnh tiểu đường type 1, hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy.

Đường huyết cao có thể làm tổn thương mạch máu, cũng như các cơ quan như tim, thận, mắt và dây thần kinh.

Viêm khớp dạng thấp

Trong bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch sẽ tấn công các khớp, gây ra những biểu hiện mẩn đỏ, nóng, đau nhức và căng cứng ở các khớp.

Không giống như viêm xương khớp, ảnh hưởng đến mọi người khi tuổi cao, viêm khớp dạng thấp có thể bắt đầu sớm hơn, từ độ tuổi 30.

Bệnh vẩy nến/ viêm khớp vẩy nến

Các tế bào da thường phát triển và đào thải khi chúng không còn cần thiết nữa. Bệnh vẩy nến khiến cho quá trình đào thải này diễn ra quá nhanh. Các tế bào tích tụ và tạo thành các mảng màu đỏ, gây ngứa rát được gọi là vảy hoặc mảng bám trên da.

Khoảng 30% người mắc bệnh vẩy nến cũng có biểu hiện sưng, cứng và đau khớp. Biểu hiện này được gọi là viêm khớp vảy nến.

Đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng gây tổn thương vỏ myelin – lớp phủ bảo vệ bao quanh các tế bào thần kinh – gây ảnh hưởng đến việc truyền tải thông điệp giữa não và cơ thể.

Hệ quả có thể dẫn đến các triệu chứng như tê cứng, cơ thể yếu mệt, gặp khó khăn trong việc cân bằng và đi bộ. Căn bệnh này diễn ra dưới nhiều hình thức, tiến triển ở các mức độ khác nhau.

Thống kê cho thấy có khoảng 50% những người mắc bệnh cần sự trợ giúp trong lúc đi bộ trong vòng 15 năm sau khi mắc bệnh.

Lupus ban đỏ toàn thân (lupus)

Mặc dù các bác sĩ trong những năm 1800 đầu tiên mô tả lupus như loại bệnh ngoài da do biểu hiện phát ban của nó. Nhưng bệnh còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác, bao gồm khớp, thận, não và tim.

Đau khớp, mệt mỏi và phát ban là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Lupus ban đỏ.

Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng gây viêm trong màng ruột. Mỗi loại bệnh viêm ruột ảnh hưởng đến một phần khác nhau của đường tiêu hóa.

Bệnh Crohn có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn.

Bệnh Graves (Basedow, Parry hay bướu giáp độc lan tỏa)

Bệnh Graves tấn công tuyến giáp ở cổ, tạo ra quá nhiều kích thích tố. Hormon tuyến giáp kiểm soát việc sử dụng năng lượng của cơ thể hoặc chuyển hóa.

Có quá nhiều các kích thích tố sẽ làm tăng hoạt động của cơ thể, gây ra các triệu chứng như căng thẳng, nhịp tim nhanh, không dung nạp nhiệt và giảm cân.

Một triệu chứng thường gặp của bệnh này là mắt lồi, ảnh hưởng tới 50% người mắc bệnh Graves.

Hội chứng Sjogren

Tình trạng này tấn công các khớp, cũng như các tuyến cung cấp “dầu bôi trơn” cho mắt và miệng (tuyến lệ và tuyến nước bọt). Các triệu chứng điển hình của hội chứng Sjögren là đau khớp, khô mắt và khô miệng.

Viêm tuyến giáp Hashimoto

Viêm tuyến giáp Hashimoto cản trở việc sản xuất hormone cung cấp cho cơ thể. Các triệu chứng bao gồm tăng cân, mệt mỏi, cảm cúm, rụng tóc và sưng tuyến giáp (bướu cổ).

Bệnh nhược cơ

Bệnh gây ảnh hưởng đến thần kinh có tác dụng giúp não kiểm soát các cơ. Khi các dây thần kinh bị suy yếu, các tín hiệu không thể điều khiển các cơ chuyển động.

Tình trạng yếu cơ thay đổi và xảy ra với một số cơ chủ động, nhất là các cơ kích thích bởi các tế bào thần kinh vận động như các cơ vận nhãn, cơ nhai, cơ mặt, cơ nuốt và cơ thanh quản.

Viêm mạch

Viêm mạch xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công các mạch máu. Tình trạng viêm khiến các động mạch và tĩnh mạch bị thu hẹp do lượng máu chảy qua chúng ít hơn.

Thiếu máu ác tính

Tình trạng này ảnh hưởng đến một protein gọi là yếu tố nội tại giúp ruột hấp thụ vitamin B-12 từ thực phẩm. Không có vitamin này, cơ thể không thể tạo ra đủ hồng cầu.

Thiếu máu ác tính thường gặp hơn ở người lớn tuổi. Nó ảnh hưởng đến 0,1% người nói chung, nhưng tới gần 2% người trên 60 tuổi.

Bệnh celiac

Những người mắc bệnh loét dạ dày không thể ăn các loại thực phẩm có chứa gluten – một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen và các sản phẩm ngũ cốc khác. Khi gluten xuất hiện trong ruột, hệ miễn dịch sẽ bị tấn công và gây viêm.

Được xem là loại bệnh tự miễn điển hình của hệ tiêu hóa. Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều người nhạy cảm với gluten nhưng không phải do mắc bệnh tự miễn và cũng có các triệu chứng tương tự như tiêu chảy và đau bụng.

Bệnh tự miễn có nguy hiểm không?

Tự miễn là bệnh nguy hiểm vì không thể điều trị khỏi hoàn toàn và có thể gây ra những biến chứng nặng nề khác cho sức khỏe.

Có không ít người nghĩ rằng bệnh này cũng gần giống với hiện tượng dị ứng. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Với dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào những phần tử lạ xâm nhập cơ thể (ví dụ phấn hoa, bụi bặm…), còn tự miễn thì hậu quả sẽ là sự hủy diệt các mô, tế bào của chính cơ thể mà hệ miễn dịch đã tấn công vào.

[remove_img id=44785]

Bệnh tự miễn có lây không?

Chưa có bằng chứng nào chứng minh loại bệnh này có thể lây từ người này sang người khác như các căn bệnh nhiễm trùng.

Nếu không may mắc bệnh, bạn cần lên kế hoạch kiểm soát bệnh. Các triệu chứng của bệnh thường đến rồi đi và có thể bùng phát từng đợt. Nghĩa là các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột, do đó cần phải theo dõi bệnh sát sao.

Đến nay, phần lớn các bệnh kiểu tự miễn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nhưng đã có nhiều hướng điều trị mới được áp dụng. Nhiều loại thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và trong một số trường hợp có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Bên cạnh đó, sự thay đổi lối sống như chế độ ăn lành mạnh, tập luyện thể thao, nghỉ ngơi hợp lý… cần được kết hợp trong quá trình điều trị bệnh tự miễn để sức khỏe trẻ hay người lớn mắc bệnh nhanh chóng được hồi phục.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x