Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Người độc lập sống một cuộc đời tràn đầy can đảm, tình yêu và sự tự tin. Song không phải ai cũng làm được điều đó. Đối với nhiều người, rèn luyện tính tự lập thật sự là một nhiệm vụ khó khăn nếu không có ý chí mạnh mẽ để vượt qua chính mình.
Do đó, dạy con tính tự lập rất quan trọng mà các bậc cha mẹ nên làm từ sớm. Người Nhật có câu: “Khi còn là đứa trẻ, tôi không biết về sự tự lập. Song khi lớn lên, chắc chắn cuộc đời yêu cầu tôi phải tự lập”.
Cha mẹ nên gửi thông điệp rõ ràng đến trẻ bằng cách khuyến khích con suy nghĩ và hành động vì chính mình: “Con hãy tự tin và có trách nhiệm với hành động của bản thân trong tư cách là một thành viên của xã hội. Nếu con tự tin, con có thể tự mình hành động mà không bị phân tâm bởi mọi người và tình huống xung quanh”.
Hiện nay, rất nhiều cha mẹ gặp lúng túng trong việc dạy con tự lập. Thật ra, sự tự lập của một đứa trẻ không có nghĩa là bé đứng ngoài vòng kiểm soát của cha mẹ. Đó chỉ là cách cha mẹ mang đến thách thức để con phát triển thành cá nhân mạnh mẽ.
Song điều quan trọng trước tiên là cha mẹ phải học được sự độc lập về tinh thần. Đồng thời, bạn phải tin tưởng rằng trẻ có thể tự giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề của chúng.
Mỗi con người đều phải trải qua vô vàn vấp ngã mới trưởng thành và mạnh mẽ. Vì thế thật sai lầm khi cha mẹ không cho con được trải nghiệm thất bại.
Một ví dụ cụ thể trong trường hợp này là trẻ học phép tính nhân, chia và gặp khó khăn khi làm bài tập về nhà. Cha mẹ thấy thế lập tức đến giải bài giúp con. Việc làm này vô hình trung tạo điều kiện cho bé hình thành tính ỷ lại và không chịu nỗ lực.
Trẻ con “bắt vía” người lớn rất nhanh. Khi thấy cha mẹ sẵn lòng “cứu cánh”, chúng sẽ tiếp tục lười biếng vì biết rằng thể nào cũng được giúp đỡ. Do đó, mặc dù luôn sát cánh cùng con nhưng không có nghĩa là cha mẹ nên làm thay bé mọi thứ.
Một minh họa cụ thể cho trường hợp này là khi cha mẹ cho trẻ thời gian tự giải quyết vấn đề của mình thì dù thất bại hay thành công con cũng sẽ nhận ra một điều: “Mình đang được tin tưởng. Nếu cố gắng nhiều hơn, nhất định mình sẽ làm được”.
Sự tin tưởng của mọi người là động lực lớn để chúng ta tiếp tục cố gắng. Với trẻ con cũng vậy, cha mẹ càng tin tưởng, các bé càng tự tin thể hiện hết khả năng của mình. Vì thế, điều quan trọng không phải là cha mẹ giúp con được bao nhiêu mà là lòng kiên nhẫn được đến đâu thôi.
Khi ngồi kèm con học, bạn chỉ nên quan sát chứ không nên can thiệp vào bài vở của trẻ. Hãy để con tự làm phép tính nhân, chia cho dù kết quả đúng hoặc sai. Và thay vì nói câu trả lời thì bạn chỉ nên giảng giải cho con hiểu tại sao kết quả này lại đúng, tại sao kết quả kia lại sai. Sau đó, bạn có thể hướng dẫn con cách giải.
Từ việc làm bài sai, trẻ sẽ suy nghĩ về lý do tại sao điều này lại xảy ra và quen dần với các phương pháp tính toán. Bé cũng sẽ tin tưởng vào bản thân và tự giải quyết các nhiệm vụ khác trong lần tới. Cha mẹ sẽ không còn thấy con bị áp lực với việc làm tập về nhà nữa.
Không chỉ thế, khi phải tự giải quyết vấn đề, trẻ sẽ học được cách tư duy logic, biết đi tìm câu trả lời cho sự việc và chứng minh về khả năng của mình.
Bảo vệ quá mức có nghĩa là cha mẹ can thiệp ngay lập tức vào các vấn đề trẻ vừa gặp phải. Bạn muốn giúp con thoát khỏi khó khăn nhanh chóng.
Song cách này sẽ làm trẻ quen thói “há miệng chờ sung”, “cứ gặp khó khăn là thế nào cũng có người tới giúp. Mình chẳng cần phải làm gì cho mệt cả”.
Nhưng có một sự thật là nếu cha mẹ đưa ra sự giúp đỡ nhanh chóng cho con cái với thông điệp về tình yêu: “Cha mẹ sẽ làm bất cứ điều gì cho con” thì mặc nhiên đứa trẻ sẽ hiểu rằng: “Cha mẹ làm điều đó bởi vì con sẽ không thể tự làm được”. Như vậy, chắc chắn bạn đã gieo vào đầu trẻ suy nghĩ: “Tôi không thể làm được” và có thể chúng sẽ mang theo điều đó suốt cả cuộc đời.
Với sự bảo vệ quá mức, con cái sẽ mất đi cơ hội trưởng thành bởi vì trẻ không có được sự trải nghiệm và cố gắng. Con cái sẽ sống và suy nghĩ phụ thuộc vào cha mẹ và rất nhiều hệ luỵ khác bao gồm:
+ Thường xuyên nhờ vả người khác
+ Dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn
+ Hay bất mãn
+ Sống phụ thuộc
+ Cảm xúc không ổn định
+ Có lòng tự trọng thấp
+ Dễ bị người khác tác động
+ Thiếu ý chí
+ Dễ gặp thất bại
Giúp trẻ khám phá, phạm sai lầm, thử nghiệm và chịu đựng sự không hài lòng của chúng là bài học khó với bất kỳ cha mẹ nào. Song nếu bạn không cố gắng, con cái sẽ chẳng bao giờ có tính tự lập và học được cách tự giải quyết vấn đề khi trưởng thành.
Người Trung Quốc có câu: “Nếu bạn cho một người con cá, họ có thể ăn cá một ngày. Nếu bạn dạy một người bắt cá, họ có thể ăn cá suốt đời”.
Hanako
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.