Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/01/2020

Bé bị dị ứng thịt gà có nên tiếp tục cho ăn?

Bé bị dị ứng thịt gà có nên tiếp tục cho ăn?
Thịt gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết truyền thống của người Việt. Thịt gà bổ dưỡng, giàu protein nhưng ít chất béo nên rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng lại có một số trẻ em bị dị ứng thịt gà với các triệu chứng thường gặp như ngứa […]

dị ứng thịt gàThịt gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết truyền thống của người Việt. Thịt gà bổ dưỡng, giàu protein nhưng ít chất béo nên rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng lại có một số trẻ em bị dị ứng thịt gà với các triệu chứng thường gặp như ngứa lợi, chảy máu chân răng, ngứa mắt…

Cỗ Tết ngày nào cũng có món thịt gà, các mẹ hãy để ý xem bé có bị dị ứng với món thịt này không nhé và nếu bị dị ứng thì có nên cho ăn nữa không? Marry Baby xin chia sẻ một số thông tin hữu ích về chứng dị ứng thịt gà ở trẻ em, xin mời các mẹ hãy cùng theo dõi nhé.

Dị ứng thịt gà

Dị ứng thịt gà không phổ biến như nhiều loại dị ứng khác thường gặp ở trẻ em, nhưng lại gây ra các triệu chứng khó chịu hoặc có thể nguy hiểm cho bé.

Khi bị dị ứng, hệ thống miễn dịch của bé xác định nhầm chất gây dị ứng là một chất nguy hiểm và lập tức tạo ra các kháng thể immunoglobulin E (IeG) để tấn công chất này, dẫn đến một loạt các triệu chứng khó chịu từ nhẹ đến nặng.

Dị ứng thịt gà không chỉ xảy ra ở trẻ em mà ở mọi lứa tuổi. Bé có thể bị dị ứng với thịt gà sống hoặc thịt gà chín. Nếu mẹ đoán rằng bé bị dị ứng thịt gà thì nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám để biết có nên cho bé ăn thịt gà nữa hay không nhé.

Bé bị dị ứng thịt gà
Bé bị dị ứng thịt gà

Các triệu chứng khi bé bị dị ứng thịt gà

Khi bé bị dị ứng thịt gà sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

+ Ngứa, sưng hoặc chảy nước mắt

+ Chảy nước mũi, ngứa mũi

+ Hắt xì

+ Khó thở

+ Rát họng, đau họng

+ Ho hoặc khò khè

+ Da bị kích thích, đỏ hoặc nổi mẩn đỏ

+ Ngứa da

+ Buồn nôn

+ Nôn

+ Co thắt dạ dày

+ Tiêu chảy

+ Sốc phản vệ

Các triệu chứng này có thể nhẹ hoặc nặng và sẽ biến mất khi cơ thể bé tiêu hóa hết thịt gà.

Bé bị hắt hơi
Bé bị dị ứng thịt gà thường bị hắt hơi, sổ mũi

Các yếu tố gây dị ứng thịt gà ở trẻ em

+ Bé bị hen suyễn

+ Bé bị bệnh chàm

+ Bé bị dị ứng với các thực phẩm: gà tây, ngỗng, vịt, gà lôi, chim đa đa

+ Bé bị dị ứng với cá, tôm

+ Bé mắc chứng dị ứng trứng chim, tức là dị ứng với tất cả các loại trứng. Chất có trong lòng đỏ trứng và albumin huyết thanh gà chính là yếu tố gây ra dị ứng trứng cho trẻ.

+ Bé bị dị ứng với phân gà sống, lông gà và bụi lông gà hoặc các loại gia cầm khác.

Bé bị dị ứng trứng
Bé bị dị ứng trứng thì dễ bị dị ứng thịt gà

Các biến chứng của bệnh dị ứng thịt gà bé có thể gặp phải

Các triệu chứng dị ứng thịt gà rất dễ nhầm lẫn với các chứng cảm lạnh hoặc đau dạ dày thông thường nên nhiều trường hợp trẻ không được phát hiện sớm dẫn đến các biến chứng như:

+ Tim đập loạn nhịp

+ Huyết áp giảm đột ngột

+ Khó thở

+ Khò khè

+ Sưng đường thở và cổ họng

+ Nói lắp

+ Lưỡi sưng

+ Môi sưng

+ Xuất hiện màu xanh quanh môi, đầu ngón tay hoặc ngón chân

+ Mất ý thức

Bé thở khò khè khi bị dị ứng thịt gà
Bé thở khò khè khi bị dị ứng thịt gà

Phòng tránh nguy cơ dị ứng thịt gà cho bé

Nếu bé có cơ địa nhạy cảm hay bị dị ứng, mẹ nên cẩn thận khi cho con ăn thịt gà nhé. Đầu tiên mẹ nên cho bé ăn một lượng thịt nhỏ để xem cơ thể bé phản ứng ra sao. Nếu thấy bé có các biểu hiện bị dị ứng với các triệu chứng nặng, tốt nhất mẹ nên cắt hẳn thịt gà ra khỏi thực đơn của bé.

Tuy nhiên nếu bé chỉ bị dị ứng nhẹ như ngứa mắt, ngứa lợi, mẹ vẫn có thể tiếp tục cho bé ăn thịt gà vì loại thịt này rất bổ dưỡng. Mẹ nên lột bỏ da gà trước khi chế biến món ăn cho bé vì theo kinh nghiệm dân gian thì da gà độc, dễ gây bệnh cam, ngứa mắt, chảy máu chân răng.

Rau củ hầm thay thế thịt gà
Rau củ hầm có thể thay thế thịt gà

Các thực phẩm thay thế khi bé không ăn được thịt gà

Không được ăn thịt gà là một thiệt thòi lớn cho bé bị dị ứng vì thịt gà rất giàu protein và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhưng mẹ đừng lo lắng vì còn có nhiều loại thực phẩm khác có các thành phần dinh dưỡng tương đương thịt gà có thể thay thế vào thực đơn của bé như:.

+ Đậu phụ

+ Nước hầm rau củ

+ Thịt bê hoặc đậu nành

+ Các loại cá, thịt lợn

Tết mà thiếu thịt gà thì không còn là Tết trọn vẹn nên nhà nào cũng phải có món thịt gà luộc để cúng giao thừa và cỗ mùng một, mùng hai. Nước dùng gà còn được chế biến để nấu miến, măng… nên mâm cỗ Tết có rất nhiều thành phần từ thịt gà. Nếu bé bị dị ứng thịt gà, mẹ hãy chú ý khi cho bé ăn cỗ ngày Tết nhé.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x