Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp thắc mắc “trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao” đồng thời cung cấp thêm thông tin để cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh là gì, nguyên nhân do đâu và làm sao để điều trị. Mời cha mẹ tìm hiểu.
Táo bón ở trẻ sơ sinh (constipation in babies) là tình trạng trẻ gặp khó khăn khi đi ngoài do phân khô, cứng hoặc tần suất đi ngoài diễn ra không thường xuyên như bình thường. Mặc dù tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón là tương đối không nguy hiểm, nhưng mẹ cần phát hiện sớm và can thiệp điều trị.
Tình trạng này không phổ biến nhưng nếu trẻ mắc phải, mẹ cần phát hiện và có biện pháp điều trị sớm.
Hầu hết các thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày đều có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của trẻ sơ sinh. Khi đó trẻ có thể mắc các tình trạng tiêu chảy, táo bón, chán ăn, chán bú… Sự thay đổi thói quen sinh hoạt có thể kể đến như thay đổi thời tiết, thay đổi chỗ ở, thay đổi sữa công thức, thay đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức…
Trong những tháng đầu, một số trẻ có khả năng mắc các bệnh như tắc ruột, lồng ruột, phình đại tràng, hẹp hậu môn. Biểu hiện các bệnh này là bụng chướng, không đánh rắm, nôn ói, đau bụng và khóc mỗi khi đi ngoài do phân cứng gây đau hậu môn.
Mặc dù đây là những trường hợp rất ít trẻ gặp phải nhưng mẹ không nên chủ quan. Hãy quan sát các dấu hiệu của trẻ khi đi ngoài để kịp thời xử lý các tình huống này mẹ nhé.
Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với sữa bò. Bé được xác định là dị ứng đạm sữa bò do sữa công thức chứa quá nhiều đạm khiến trẻ không tiêu hóa được hết lượng đạm trong sữa. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bú sữa công thức sẽ thường bị táo bón nhiều hơn so với trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Theo thông tin từ bệnh viện MayoClinic Hoa Kỳ, trẻ sơ sinh bị táo bón do phân của trẻ bị khô, cứng và khó tống ra ngoài. Trường hợp nặng là phân có dạng viên nhỏ như phân dê. Vì lý do này mà trẻ cảm thấy sợ mỗi khi đi ngoài, kéo theo việc trẻ sẽ thường xuyên phớt lờ, cố nhịn. Từ đó, táo bón trở thành nỗi ám ảnh của trẻ sơ sinh.
Trẻ bị táo bón là tần suất đi ngoài của bé ít hơn bình thường. Mặc dù, tần suất đi ngoài của mỗi bé là khác nhau. Vì tần suất đi ngoài, hình dáng và màu phân đi ngoài sẽ còn tùy thuộc vào độ tuổi và chế độ dinh dưỡng của bé. Nhưng nhìn chung, trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ thường xuất hiện những dấu hiệu sau:
Trẻ sơ sinh bú mẹ có thể đi ngoài từ 1-7 lần/ngày, phân hoa cà hoa cải và hơi có mùi chua. Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, hầu như con hiếm khi bị táo bón. Vì sữa như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Ngược lại, đó cũng là lý do vì sao những trẻ bú kém sẽ dễ bị táo bón hơn.
Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thường đi ngoài với số lần ít hơn từ 1-4 lần/ ngày, phân sệt, màu nâu nhạt hoặc hơi xanh, mùi khẳn.
Trẻ sơ sinh bú sữa công thức hoặc trẻ bắt đầu ăn dặm sẽ dễ bị táo bón hơn. Lý do chính là vi trong thành phần của sữa công thức và các sản phẩm ăn dặm được làm từ sữa bò. Với hệ tiêu hóa còn non của trẻ, nên sẽ không tiêu hóa tốt. Kết quả là trẻ sẽ đi ngoài ít hơn. Tần suất đi ngoài khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày.
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Dưới đây là 6 cách mà cha mẹ có thể áp dụng để hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng táo bón cho con.
Mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh hữu hiệu và áp dụng dễ nhất là tập cho bé thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày. Thời điểm đi vệ sinh tốt nhất là sau bữa ăn.
Thực chất, việc tập bé đi vệ sinh đều đặn tùy thuộc vào khoảng thời gian bé hay đi vệ sinh. Để biết được điều này, mẹ hãy để ý các thời điểm mà bé thường xuyên đi đại tiện trong ngày là khi nào. Với lại, việc đi vệ sinh đều đặn không phải là bé phải đi đúng giờ, đúng thời điểm nhất định.
Sau khi mẹ đã biết những thời điểm mà bé đi ngoài trong ngày, mẹ có thể kết hợp với cách tạo ra tiếng “xi” trước những lúc trẻ chuẩn bị đi ngoài. Bằng cách này, mẹ có thể rèn luyện cho bé thói quen đi vệ sinh mỗi lần mẹ phát ra tiếng “xi”.
Massage vùng bụng cho bé sẽ kích thích đại tràng co bóp, đẩy phân xuống hậu môn giúp bé dễ đi ngoài hơn. Để có thể áp dụng, mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:
Trẻ sơ sinh bị táo bón, cha mẹ nên hỗ trợ cho bé hoạt động tay chân nhiều hơn. Vì khi trẻ được vận động, các cơ quan nội tạng của trẻ sẽ tăng cường hoạt động và giúp cho việc đi ngoài diễn ra thuận lợi hơn.
Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì? Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón khi đang bú mẹ, thì mẹ thử thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày như tăng cường chất xơ, uống thêm nước, uống thêm sữa… Vì khi cơ thể mẹ hấp thụ các thực phẩm này sẽ chuyển hóa vào sữa khi bé bú mẹ.
Đối với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, mẹ nên chú ý bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn của bé. Đồng thời, bổ sung thêm một số loại trái cây, rau quả để tăng cường lượng chất xơ cho trẻ. Một số loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng bao gồm bông cải xanh, táo, mận, lê, đào, bột yến mạch, mì ống…
Cách đổi sữa công thức cho bé an toàn là hỏi ý kiến của bác sĩ. Vì trên thực tế, khi cha mẹ tìm cách đổi sữa công thức cho bé, ít nhiều là do sữa không hợp với bé hoặc do bé đang gặp vấn sức khỏe đối với loại sữa hiện tại.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, cha mẹ buộc phải tìm cách đổi sữa công thức cho bé vì giá thành sữa (nhập khẩu) tạm hết hàng hoặc những lý do cá nhân khác.
Cách đổi sữa công thức cho bé theo từng bước:
Tắm nước ấm có thể giúp giảm nhẹ tình trạng táo bón cho trẻ sơ sinh. Bởi nước ấm sẽ giúp các cơ vùng bụng của bé được thư giãn, làm giảm nhẹ các triệu chứng táo bón, đồng thời kích thích nhu động ruột và các hoạt động của cơ vòng hậu môn giúp trẻ dễ đẩy phân ra ngoài hơn.
Để ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Trẻ sơ sinh bị táo bón không hẳn là tình trạng nguy hiểm, nhưng tình trạng cần được can thiệp xử lý sớm, để tránh trở nặng dẫn đến sa trực tràng, viêm ruột, tắc ruột hoặc nứt kẽ hậu môn.
Hầu hết các loại thuốc nhuận tràng cho bé đều được đánh giá là an toàn. Tuy nhiên, vì thành phần và cách sử dụng của mỗi loại thuốc thường khác nhau, nên cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ Nhi khoa trước khi cho con sử dụng.
Nội dung trên là tất cả những gì cha mẹ cần biết về trẻ sơ sinh bị táo bón là gì. Mong rằng, nội dung bài viết đã giải đáp được phần nào thắc mắc “trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao”, để cha mẹ cảm thấy yên tâm hơn và biết cách xử lý khi con gặp tình trạng này.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. What are the signs of infant constipation? And what’s the best way to treat it?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/infant-constipation/faq-20058519
Ngày truy cập: 21.01.2025
2. Constipation: Infant
https://www.nationwidechildrens.org/conditions/constipation-infant
Ngày truy cập: 21.01.2025
3. How Can I Tell if My Baby Is Constipated?
https://kidshealth.org/en/parents/constipated.html
Ngày truy cập: 21.01.2025
4. Constipation in babies
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/constipation-in-babies
Ngày truy cập: 30.05.2023
5. Constipation
https://raisingchildren.net.au/babies/health-daily-care/poos-wees-nappies/constipation
Ngày truy cập: 21.01.2025
6. Infant Constipation
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/diapers-clothing/Pages/Infant-Constipation.aspx
Ngày truy cập: 21.01.2025
7. Baby Poop Guide
https://www.childrenscolorado.org/conditions-and-advice/parenting/parenting-articles/baby-poop-guide/
Ngày truy cập: 21.01.2025