Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/04/2018

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em, dù không đáng lo nhưng đừng xem thường!

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em, dù không đáng lo nhưng đừng xem thường!
Không chỉ khiến trẻ lười ăn, bỏ bú do đau rát, khó chịu mà bệnh nấm lưỡi ở trẻ em còn có thể gây ho, tiêu chảy, viêm phế quản phổi… ở trẻ nhỏ.

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em cần được điều trị bằng một số loại thuốc có hoạt chất chống nấm theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, cho đến khi các vết nấm lưỡi hết hẳn. Cùng tìm hiểu về căn bệnh khó chịu này mẹ nhé!

Nấm lưỡi là gì?

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em
Bạn đừng xem thường bệnh này nhé!

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em là tình trạng niêm mạc vùng lưỡi có những tổn thương do sự tích tụ quá mức của vi nấm Candida Albicans. Không chỉ là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tình trạng lưỡi nhiễm nấm Candida Albicans còn xuất hiện ở người trưởng thành, người già, ở cả nam lẫn nữ, người khỏe mạnh và người ốm bệnh.

[remove_img id=40599]

Biểu hiện của bệnh nấm lưỡi ở trẻ em như thế nào?

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em ban đầu là những đốm màu đỏ sẫm trên lưỡi trẻ nhỏ, sau chuyển sang trắng như sữa. Các đốm nấm lưỡi thường xuất hiện thành từng cụm, đóng thánh các mảng trắng lớn, dính chặt vào lưỡi.

Bạn có thể lấy một miếng bông sạch, lau các đốm trắng để biết chắc là cặn sữa hay là bệnh nấm lưỡi ở trẻ em. Khi dùng tay, cạo mảng trắng sẽ thấy niêm mạc lưỡi của trẻ sẽ đỏ lên, dễ chảy máu, nhất là ở phần lưng lưỡi và trẻ sẽ cảm thấy đau đớn. Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em thường làm trẻ bỏ bú, lười ăn uống, và quấy khóc do khó chịu.

Nếu không được chữa kịp thời và đúng cách, nấm lưỡi sẽ lan sang vùng niêm mạc họng, đôi khi xuống vùng thanh môn và thanh quản, thậm chí có thể xuống phổi, gây ảnh hưởng đến đường hô hấp hoặc xuống dạ dày, khiến trẻ bị tiêu chảy…

Nấm lưỡi phải chữa thế nào?

Theo các chuyên gia y tế, có nhiều phương pháp để điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em. Thông thường, trẻ bị nấm lưỡi sẽ được chỉ định cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc chống nấm

Thuốc có ở dạng bột, nước hoặc kem với thành phần là hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa vi nấm Candida Albicans phát triển, ngăn chặn tình trạng nấm lưỡi ở trẻ tăng nặng. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường đi kèm với một số phản ứng phụ cho trẻ như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, chóng mặt…

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em 1
Bệnh nấm lưỡi do vi nấm Candida Albicans gây nên

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, mẹ nên chọn đúng loại thuốc phù hợp với độ tuổi của trẻ và cho trẻ dùng thuốc liên tục đến khi tất cả các vết nấm lưỡi biến mất.

Cần thoa thuốc đúng cách

Mẹ cần chú ý đến cách thoa thuốc đúng cách để bé bị nấm lưỡi nặng hay nhẹ đều nhanh chóng cải thiện. Theo đó, nếu trẻ vẫn đang ở giai đoạn sơ sinh, mẹ hãy quấn gạc ở đầu ngón tay và rơ thuốc vào lưỡi trẻ 2 lần mỗi ngày. Còn với trẻ mầm non hay tiểu học, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ 4 lần mỗi ngày.

Mẹ nhớ đọc hướng dẫn sử dụng để có được liều lượng thuốc phù hợp với trẻ. Đặc biệt, mẹ hãy dặn trẻ hoặc tìm cách để trẻ không nuốt thuốc sớm, mà giữ thuốc trên lưỡi càng lâu càng tốt. Thời gian tối thiểu phải thoa thuốc điều trị bệnh nấm lưỡi là trên 1 tuần, các mẹ nhé!

Trẻ bị nấm lưỡi khám ở đâu?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, ngay khi nghi ngờ con trẻ bị bệnh nấm lưỡi, mẹ nên đưa trẻ đến khám và tư vấn ở các cơ sở khám bệnh có chuyên khoa nhi. Các bác sĩ khi trực tiếp thăm khám cùng một vài xét nghiệm cần thiết sẽ đưa ra được chỉ định phù hợp nhất cho bệnh nấm lưỡi ở trẻ em.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nấm lưỡi

Khi mẹ đã biết chắc trẻ bị nhiễm nấm Candida Albicans, bên cạnh trẻ cần được thoa thuốc điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ khá đơn giản. Dù vậy, vẫn có một số vấn đề các mẹ cần lưu ý kỹ:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi thoa thuốc, làm vệ sinh răng miệng cho trẻ
  • Không hôn miệng trẻ hoặc để nước miếng của bạn bè dính với trẻ để tránh lây vi trùng, vi khuẩn sang trẻ
  • Nếu trẻ đang bú mẹ, mẹ phải vệ sinh ngực bằng khăn ấm trước và sau khi cho trẻ bú
  • Vệ sinh sạch sẽ bình bú sữa, các đồ dùng cho trẻ ăn bằng nước nóng hoặc máy rửa chén
  • Rửa sạch đồ chơi của trẻ hàng ngày với nước nóng và xà bông rồi đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời

[remove_img id=40764]

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em cản trở khả năng cảm nhận hương vị thức ăn của trẻ, từ đó, khiến trẻ chán ăn, bỏ bú. Vì vậy, mẹ hãy luôn giữ lưỡi và khoang miệng của trẻ luôn sạch sẽ, để trẻ có thể cảm nhận trọn vẹn mùi vị các món ăn tốt nhất cũng như chăm sóc, xử lý đúng đắn khi lưỡi trẻ bị nấm nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x