3.1 Nổi hạt kê ở trẻ sơ sinh
Khác với nổi mụn nước ở trẻ sơ sinh; nổi hạt kê ở trẻ sơ sinh là những hạt nhỏ màu trắng đục nhô lên da, do sự ứ đọng của chất bã; hay gặp ở vùng trán, mũi, gò má, một số trẻ có thể xuất hiện ở bắp tay.
Các “hạt kê” này sẽ tự mất sau vài tuần lễ. Do vậy khi tắm cho trẻ sơ sinh, những chỗ này không nên kỳ cọ mạnh, ảnh hưởng đến da của bé.
3.2 Phát ban đỏ ở da
Vài ngày sau khi chào đời, bé có thể xuất hiện những mảng ban; hay còn được gọi là “phát ban đỏ”. Những nốt ban trông hơi giống nốt muỗi cắn; có kèm theo đầu mủ màu trắng vàng trên mỗi nốt ban.
Ban thường nổi trên người bé nhưng cũng có khi chúng xuất hiện trên mặt, tay và chân. Những nốt ban này đến và đi trong vòng một thời gian ngắn; nên mẹ không cần lo lắng và cũng không cần phải điều trị cho bé.
Giống trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước; mẹ nên tránh cậy (hoặc ép) nốt ban vì bạn có thể khiến da bé bị nhiễm khuẩn. Chứng ban đỏ thường tự biến mất sau khi bé được khoảng 7-10 ngày tuổi.
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì?
3.3 Hăm tã
Hăm tã là hiện tượng xuất hiện các vết mẩn ngứa màu đỏ hoặc da bị nứt nơi vùng da của bé tiếp xúc với tã. Tương tự trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước; hăm tã là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; nhưng nếu không chữa kịp thời có thể gây mưng mủ khiến trẻ quấy khóc dẫn đến bỏ ăn.
Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ. Nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ.
Cách phòng ngừa:
- Vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã.
- Đảm bảo trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên.
- Cố gắng để bé được “thả rông” mỗi ngày vài lần giúp cho da được khô thoáng.
- Khi quấn tã cho trẻ, mẹ nên chú ý để tã của trẻ lỏng một chút; sử dụng tã có lỗ thoáng khí như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của trẻ lưu thông tốt hơn.