Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Uyen Tran
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 2 tuần trước

Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi vào mùa hè. Căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được phát hiện sớm.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, Việt Nam có khoảng 50.000 – 100.000 ca bệnh tay chân miệng ở trẻ được báo cáo mỗi năm. Vậy bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì mà lại phổ biến đến vậy? Nguyên nhân do đâu? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?

Bệnh tay chân miệng (Hand – Foot – Mouth Disease) là một bệnh nhiễm trùng do virus đường ruột gây ra, có khả năng lây nhiễm và thường xảy ra ở trẻ em. Các triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm sốt, lở loét trong miệng và phát ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Các virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ có khả năng lây từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh.

Theo Nationwide Children’s Hospital (Mỹ), bệnh tay chân miệng phổ biến nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhưng thanh thiếu niên và người lớn cũng có thể bị lây nhiễm.

Nguyên nhân bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường gây ra bởi nhóm virus đường ruột, điển hình là 2 nhóm coxsackievirus A16 (nhóm A16) và enterovirus 71 (EV71). Trong đó, thường gặp nhất là Coxsackievirus (CV) A10, A14, -A16 và Enterovirus (HEV) 71.

  • Coxsackievirus A16 – Nó gây ra các biểu hiện nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi sau vài ngày.
  • Trong khi đó, enterovirus 71 lại gây bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn và thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ

  • Là người Châu Á.
  • Trong độ tuổi từ 6 tháng – 3 tuổi
  • Thiếu hụt glucose – 6 – phosphate dehydrogenase
  • Có tiền sử hôn mê, sốt trên 3 ngày, sốt trên 38.5 độ C.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đã mắc bệnh tay chân miệng

Các triệu chứng sớm nhất của bệnh tay chân miệng ở trẻ thường giống như cảm lạnh. Bé có thể thấy mệt mỏi, sốt nhẹ (38 – 38,5 độ C), đau họng, đau đầu, sổ mũi trong vài ngày.

Sau 1 hoặc 2 ngày, bé sẽ tiếp tục có các triệu chứng sau:

  • Lở, loét ở cổ họng và amidan.
  • Chán ăn do cảm thấy đau khi nuốt.
  • Đau ở lưỡi, nướu và bên trong má.
  • Phát ban gồm các mụn nước rất nhỏ hoặc đốm đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng tã lót.
  • Tuy nhiên, có một số trường hợp lại không có triệu chứng rõ ràng như trên. Bé chỉ có loét miệng, hoặc phát ban không rõ thành hình bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban. Điều này khiến bố mẹ dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và chỉ phát hiện khi bệnh đã biến chứng quá nặng.

    Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em
    Phát ban trên da là dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ.

    Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

    Bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày, đồng thời không đe dọa tới sức khỏe. Mặc dù rất hiếm, bệnh này cũng có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Bởi virus enterovirus 71 có nguy cơ dẫn đến nhiều biểu hiện nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bố mẹ lưu ý rằng bệnh tay chân miệng ở trẻ em có khả năng tái đi tái lại nhiều lần.

    Theo một nghiên cứu của Đại học bang Michigan, một số bệnh nhân mắc bệnh tay, chân và miệng có thể phát triển các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm: Viêm tụy, phù phổi., viêm cơ tim, viêm miệng, viêm phổi kẽ, viêm màng não vô khuẩn.
    Về mặt y khoa, theo thông tin của Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM, siêu vi đường ruột như tay chân miệng có rất nhiều chủng, nhiều họ và có thể lây lan cho nhau. Chính vì thế, những trẻ đã từng bị mắc tay chân miệng thì vẫn có thể mắc lại căn bệnh này nhưng của những chủng khác.

    Bệnh tay chân miệng ở trẻ có lây không?

    Bệnh tay chân miệng là bệnh rất dễ lây lan. Trẻ em có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với chất dịch từ mụn nước, dịch nhầy, nước tiểu hoặc phân của người bệnh, hoặc khi tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm virus từ người bệnh qua ho, hắt hơi, hoặc vỡ mụn nước.

    Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ bị bệnh tay chân miệng

    Bệnh tay chân miệng ở trẻ em thông thường sẽ tự động khỏi sau khoảng 7-10 ngày, vì thế cũng không có phương pháp đặc trị.

    Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), cha mẹ không nên dùng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác để chữa bệnh. Thay vào đó, bố mẹ có thể áp dụng một số cách giúp giảm nhẹ triệu chứng khó chịu cho bé.

    Nếu không có cách đặc trị, vậy nên chăm sóc thế nào để trẻ em bị tay chân miệng khỏi bệnh? Bố mẹ nên áp dụng các cách chăm sóc sau đây để giúp bé giảm các triệu chứng của bệnh, đồng thời hỗ trợ hồi phục tốt hơn.

    Cách ly và cho trẻ nghỉ học

    Bố mẹ cần cách ly và chăm sóc bé tại nhà trong 10 ngày đầu tiên sau khi phát bệnh. Việc này giúp bé tránh lây nhiễm cho các bạn khác.

    Đảm bảo trẻ uống đủ nước

    Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường gây ra tình trạng đau khi nuốt do các vết loét trong miệng, khiến trẻ lười uống nước. Đồng thời, các triệu chứng như sốt, tiêu chảy và nôn ói cũng góp phần khiến bé bị mất nước nghiêm trọng.

    Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để làm dịu miệng, bổ sung nước. Đặc biệt, bé phải tránh đồ uống có tính axit như nước cam, nước chanh…

    Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường gây ra vấn đề mất nước, có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm khác.

    Uống thuốc hạ sốt

    Nếu cơn đau trở nên quá mức, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để cho bé uống thuốc giảm đau. Thông thường bác sĩ sẽ kê thuốc hạ sốt và giảm đau như paracetamol và ibuprofen. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý cho bé sử dụng thuốc giảm đau aspirin.

    Theo Nationwide Children’s Hospital khuyến cáo không cho trẻ em dưới 19 tuổi dùng aspirin (hoặc thuốc có chứa aspirin) nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ. Vì aspirin có thể khiến trẻ em có nguy cơ mắc hội chứng Reye, một dạng rối loạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến não và gan.

    Súc miệng nước muối sinh lý và vệ sinh cơ thể

    Vệ sinh miệng và cơ thể thường xuyên là điều tất yếu để tránh bé bị bội nhiễm. Bố mẹ nên vệ sinh cho bé bằng dung dịch sát khuẩn như nước muối sinh lý. Thêm vào đó, bé không cần phải kiêng nước hay kiêng tắm trong giai đoạn phát bệnh.

    Sát khuẩn các dụng cụ cá nhân

    Quần áo, tã lót hay vật dụng của trẻ đều cần được ngâm dung dịch sát khuẩn hoặc luộc qua nước sôi. Ngoài chăm sóc vệ sinh, bố mẹ cũng nên xịt khử khuẩn nhà cửa, vệ sinh đồ vật, bàn ghế, vật dụng trong nhà thật kỹ để đề phòng bệnh lan rộng.

    Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh

    Một cơ thể có đủ dưỡng chất sẽ giúp bé đối phó tốt hơn trước bệnh tật. Vì thế bố mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng chất dinh dưỡng; thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như rau củ quả, sữa chua, súp, cháo gà,…

    Trong quá trình ăn uống, bé có thể cảm thấy đau đớn do loét miệng. Bố mẹ hãy thử những mẹo sau để giảm đau, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn nhé:

    • Uống nước ấm.
    • Uống nước lạnh.
    • Ăn kem, kem đá hoặc đá bào.
    • Ăn thức ăn mềm, không cần nhai nhiều.
    • Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit như trái cây họ cam quýt, nước ép trái cây và nước ngọt có ga.

    Khi nào nên đưa trẻ đi bệnh viện?

    Trong đa số trường hợp, bệnh tay chân miệng không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng cho sức khỏe, tuy nhiên không ngoại trừ khả năng bé đã phát triển thành các biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện nếu có triệu chứng:

    • Sốt cao trên 39 độ C.
    • Có vẻ lờ đờ, buồn ngủ.
    • Bị co giật, lú lẫn, có vấn đề về ý thức.
    • Bị mất nước và đi tiểu ít hơn bình thường.
    • Da trở nên rất đau, đỏ, sưng và nóng, hoặc có dịch mủ chảy ra.
    • Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, hoặc không cải thiện sau 7 – 10 ngày.
    Bệnh tay chân miệng ở trẻ
    Các trạng thái sốt cao, lờ đờ, co giật… đều không phải là triệu chứng bình thường đối với bệnh tay chân miệng ở trẻ.

    Phòng ngừa tay chân miệng ở trẻ

    Nếu bé chưa từng bị tay chân miệng, bố mẹ hãy giữ an toàn cho bé bằng cách áp dụng các phương pháp sau:

    • Rửa tay thường xuyên: Bé nên rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, bé hãy sử dụng chất khử trùng tay có cồn.
    • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Bố mẹ nên nhắc bé thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi và môi trường sống để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
    • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng: Vì bé sẽ dễ bị nhiễm bệnh nếu từng chạm vào nơi có virus rồi sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình.
    • Hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh: Vì tay chân miệng là bệnh dễ lây nhiễm, bố mẹ hãy nhắc bé giữ khoảng cách với người bệnh để đảm bảo sức khỏe cho mình.

    Câu hỏi thường gặp

    Bệnh tay chân miệng ở trẻ khi nào hết?

    Đa số các trường hợp bệnh tay chân miệng ở trẻ em khỏi bệnh sau khoảng 7-10 ngày chăm sóc và điều trị đúng cách. Nếu sau khoảng thời gian này mà bé vẫn chưa hết các triệu chứng, hoặc triệu chứng còn trầm trọng hơn, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

    Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt thì làm sao?

    Trẻ em vẫn có thể mắc bệnh tay chân miệng kể cả khi không sốt. Tuy nhiên, hiếm có trường hợp bé đã có các triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng như phát ban, lở miệng…mà lại không sốt. Vì thế để loại trừ khả năng bé đang có những dấu hiệu sớm của những biến chứng nghiêm trọng khác, bố mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác.

    Kết luận

    Như vậy bài viết trên đã cung cấp các thông tin cơ bản và cần thiết về bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Hy vọng các bậc cha mẹ, cũng như các bé sẽ luôn giữ bản thân được an toàn trước các nguy cơ nhiễm bệnh nhé.

    Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Hand-foot-and-mouth disease
    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/symptoms-causes/syc-20353035
    Ngày truy cập: 12/10/2022

    Symptoms and Diagnosis of Hand, Foot, and Mouth Disease
    https://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/signs-symptoms.html
    Ngày truy cập: 12/10/2022

    Hand, foot and mouth disease
    https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Hand_foot_and_mouth_disease/
    Ngày truy cập: 12/10/2022

    Hand, Foot, and Mouth Disease
    https://kidshealth.org/en/parents/hfm.html
    Ngày truy cập: 12/10/2022

    Hand-Foot-Mouth Disease
    https://www.nationwidechildrens.org/conditions/hand-foot-mouth-disease
    Ngày truy cập: 12/10/2022

    Vì sao bệnh tay chân miệng có khả năng tái phát và nguy hiểm?

    https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/vi-sao-benh-tay-chan-mieng-co-kha-nang-tai-phat-va-nguy-hiem- 

    Ngày truy cập: 12/12/2024

    Hand, foot and mouth disease

    https://www.nhs.uk/conditions/hand-foot-mouth-disease/ 

    Ngày truy cập: 12/12/2024

    Hand-foot-and-mouth disease

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/symptoms-causes/syc-20353035 

    Ngày truy cập: 12/12/2024

    HFMD: Causes and How It Spreads

    https://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/causes/index.html

    Ngày truy cập: 12/12/2024

    Hand, Foot and Mouth Disease

    https://www.nationwidechildrens.org/conditions/hand-foot-mouth-disease/

    Ngày truy cập: 12/12/2024

    Relapse of Hand Foot and Mouth Disease: Are We at More Risk?

    https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3555383/  

    Ngày truy cập: 12/12/2024

    Hand-Foot-and-Mouth Disease in Children

    https://www.nationwidechildrens.org/conditions/health-library/hand-foot-and-mouth-disease-in-children 

    Ngày truy cập: 12/12/2024

    x