Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/01/2020

Cách chữa ho cho bé tại nhà bằng 10 loại tinh dầu

Cách chữa ho cho bé tại nhà bằng 10 loại tinh dầu
Thời tiết giao mùa sau Tết mưa – nắng, nóng – lạnh, nồm ẩm thất thường dễ làm bé bị cảm cúm, sổ mũi và ho. Mẹ biết rồi đấy, thuốc Tây giúp bé khỏi bệnh nhanh nhưng dễ làm bé bị phụ thuộc vào thuốc nếu lạm dụng. Nếu bé chỉ bị ho hắng […]

cách chữa ho cho bé tại nhàThời tiết giao mùa sau Tết mưa – nắng, nóng – lạnh, nồm ẩm thất thường dễ làm bé bị cảm cúm, sổ mũi và ho. Mẹ biết rồi đấy, thuốc Tây giúp bé khỏi bệnh nhanh nhưng dễ làm bé bị phụ thuộc vào thuốc nếu lạm dụng. Nếu bé chỉ bị ho hắng nhẹ, mẹ nên giúp con điều trị bằng các loại thảo dược tự nhiên tại nhà, chẳng hạn như sử dụng tinh dầu.

Marry Baby xin chia sẻ với mẹ cách chữa ho cho bé tại nhà bằng 10 loại tinh dầu sau đây, mẹ hãy theo dõi nhé.

I. 10 loại tinh dầu giúp bé giảm ho

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị ho như cảm lạnh thông thường, cúm hoặc nhiễm trùng hô hấp và tinh dầu có thể giúp làm dịu cổ họng, giảm viêm, làm sạch chất nhầy.

1. Tinh dầu khuynh diệp (tinh dầu bạch đàn)

Nếu mẹ để ý, rất nhiều loại thuốc Đông y hoặc thuốc thoa ngực giảm ho thường có chiết xuất từ khuynh diệp hoặc chứa các hợp chất chính của dầu khuynh diệp như eucalyptol và cineole.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Alternative Medicine cho thấy, eucalyptol có tác dụng kháng khuẩn và chống lại vi khuẩn gây bệnh, giảm viêm, giảm đau và giảm căng cơ do cảm lạnh hoặc cúm.

tinh dầu khuynh diệp chữa ho
Tinh dầu khuynh diệp chữa ho cho bé

2. Tinh dầu hương thảo

Hương thảo là loại thảo mộc phổ biến chứa hợp chất cineole tương tự như tinh dầu bạch đàn.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cough cho thấy, cineole có thể giúp phá vỡ chất nhầy và giảm viêm.

3. Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà chứa tinh chất kháng khuẩn, có tác dụng làm dịu nên khi hít vào sẽ tạo ra cảm giác mát lạnh, làm dịu tình trạng nóng, đau, rát khi bị viêm họng.

Nghiên cứu năm 2013 cho thấy, khi một người khỏe mạnh sử dụng dầu bạc hà, các cơ của khí quản (cơ phế quản) đã được thư giãn và dễ thở hơn.

tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà chữa ho cho bé

4. Tinh dầu trầm hương

Trầm hương thường được sử dụng trong liệu pháp mùi hương và nước hoa.

Theo truyền thống, trầm hương được cho là có tác dụng tốt với hệ hô hấp và thực tế đã được sử dụng để điều trị ho, catarrh (tình trạng viêm của niêm mạc ở một trong những đường dẫn khí hoặc khoang của cơ thể liên quan đến cổ họng và xoang cạnh mũi), viêm phế quảnhen suyễn ở nhiều nơi trên thế giới.

5. Tinh dầu oregano (kinh giới cay)

Tinh dầu oregano rất giàu hợp chất mạnh carvacrol. Nghiên cứu năm 2014 cho thấy, carvacrol là một chất chống vi trùng hữu ích có thể chống lại nhiều loại vi trùng và cũng có thể dùng để điều trị ho do virus hoặc vi khuẩn.

6. Tinh dầu húng tây

Tinh dầu húng tây chứa lượng carvacrol cao, rất hữu ích trong việc loại bỏ hoặc bảo vệ chống lại virus và vi khuẩn.

tinh dầu húng tây chữa ho cho bé
Tinh dầu húng tây chữa ho cho bé

7. Tinh dầu bergamot, nhục đậu khấu và cây bách

Các loại tinh dầu của hạt nhục đậu khấu, cam bergamot và cây bách đều chứa camphene, một hợp chất tương tự như long não.

Khi hít vào, camphene có thể có tác dụng làm mát và xoa dịu vùng bị viêm, đau. Ngoài ra, các loại tinh dầu này còn có đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại và ngăn chặn mầm bệnh.

8. Tinh dầu phong lữ

Nghiên cứu được công bố trong nghiên cứu y học bổ sung cho thấy, chiết xuất từ ​​cây phong lữ pelargonium sidoides là một phương pháp điều trị ho thảo dược hiệu quả.

Tinh dầu phong lữ có mùi hương tươi mát nên mẹ có thể dùng với bộ khuếch tán để chữa ho tại nhà cho bé.

tinh dầu phong lữ chữa ho
Tinh dầu phong lữ chữa ho cho bé

9. Tinh dầu quế

Nghiên cứu năm 2017 cho thấy, quế có thể bảo vệ chống lại vi trùng gây ra các vấn đề về hô hấp.

10. Tinh dầu cây tràm trà

Dầu cây tràm trà có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn xấu gây nhiễm trùng xoang và các vấn đề về hô hấp.

Thổ dân Úc thường dùng lá cây trà vò nát hít vào để điều trị ho và cảm lạnh.

Ngoài ra, mẹ còn có thể dùng các loại tinh dầu khác để giúp bé giảm ho như tinh dầu oải hương, tinh dầu sả, tinh dầu hoa cúc, tinh dầu húng quế.

tinh dầu oải hương
Ngoài ra mẹ có thể dùng tinh dầu oải hương để chữa ho cho bé

II. Cách chữa cho ho bé bằng tinh dầu

Hầu hết các loại tinh dầu đều được sử dụng để thoa ngoài da hoặc xông hơi giúp thông đường hô hấp. Mẹ có thể sử dụng tinh dầu chữa ho cho bé bằng cách:

+ Pha loãng tinh dầu rồi thoa lên da cho bé

+ Sử dụng cùng máy khuếch tán tinh dầu trong phòng ngủ của bé

+ Cho bé tắm bằng nước pha với vài giọt tinh dầu

+ Cho bé xông hơi bằng nước nóng nhỏ vài giọt tinh dầu

+ Kết hợp tinh dầu với các loại dầu vận chuyển (dầu dừa, dầu ô liu, dầu argan, dầu hạt mơ, dầu hạt nho, dầu mè, dầu hướng dương) để thoa lên da cho bé.

+ Thêm một vài giọt tinh dầu và một lượng nhỏ xà bông vào một bát nước ấm, sau đó ngâm khăn trong hỗn hợp, vắt ráo nước rồi đắp lên đầu hoặc ngực bé

+ Nhỏ vài giọt tinh dầu vào khăn tay hoặc khăn giấy, giữ ở gần miệng và mũi của bé

cách xông hơi bằng tinh dầu
cách xông hơi bằng tinh dầu cho bé

III. Lưu ý khi dùng tinh dầu chữa ho cho bé

+ Giữ tinh dầu xa tầm tay trẻ em, nhất là dầu long não và dầu khuynh diệp có thể gây nguy hiểm cho bé khi nuốt phải

+ Không dùng tinh dầu với liều lượng lớn

+ Tuyệt đối cho cho bé tiếp xúc với tinh dầu bằng miệng

+ Luôn tuân thủ nguyên tắc pha loãng tinh dầu trước khi dùng cho bé

+ Tốt nhất không nên dùng tinh dầu chữa ho cho trẻ sơ sinh

+ Tinh dầu bạc hà không nên dùng cho trẻ em dưới 8 tuổi và phụ nữ có thai

Cách chữa ho cho bé tại nhà bằng tinh dầu rất đơn giản nhưng mẹ cần hết sức cẩn thận để tránh phản tác dụng nhé.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x