Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thay vì làm dụng quá nhiều vào thuốc, vẫn còn nhiều cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi tại nhà đơn giản nhưng cũng vô cùng hiệu quả mà các mẹ không nên bỏ qua.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên nắm rõ những thông tin quan trọng về các nguyên nhân, biểu hiện khi trẻ bị sốt để có thể có cách chăm sóc tốt nhất khi bé mắc bệnh trẻ em này.
Có nhiều nguyên nhân làm cho trẻ bị sốt, nhưng chủ yếu là do sự thay đổi của thời tiết và xâm nhập của các loại vi khuẩn. Chính vì vậy mà đối với bé 3 tuổi, sức đề kháng của cơ thể vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh.
Tuy nhiên ở tuổi này, bé đã có thể tự do vui chơi, tiếp xúc với môi trường xung quanh nên việc bị các vi khuẩn tấn công dẫn đến tình trạng sốt là chuyện thường thấy.
Ngoài ra, tình trạng sốt ở trẻ còn do ảnh hưởng của việc tiêm chủng, mọc răng hoặc mặc quá nhiều quần áo trong môi trường nắng nóng.
Thường thì khi bị sốt, bé sẽ thể hiện sự khó chịu ra bên ngoài nên sẽ không khó để bố mẹ có thể nhận biết. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên theo dõi, quan sát bé cẩn thận, đặc biệt là vào giai đoạn thời tiết thay đổi sẽ dễ làm cho bé bị sốt.
Để có thể phát hiện được trẻ đang bị sốt để kịp thời điều trị, bố mẹ không nên bỏ qua những triệu chứng thường gặp sau:
Đặc biệt, với những trường hợp bé bị sốt do mắc các bệnh như viêm phổi, sốt xuất huyết, viêm màng não ở trẻ em… thường sẽ đi kèm với các triệu chứng rét run, xuất huyết, co giật, tím tái,…
Con cần phải được phát hiện sớm, nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Một trong những cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi đơn giản và nhanh chóng nhất tại nhà chính là dùng khăn ấm để lau mát người cho bé.
Cách này nên được thực hiện theo từng bước. Đầu tiên là cởi hết quần áo của trẻ rồi dùng khăn đã ngâm trong nước ấm, vắt khô rồi đặt lên các vùng như nách, bàn chân, bàn tay và háng để làm giảm nhiệt.
Đồng thời, dùng một chiếc khăn ấm khác để lau khắp người trẻ. Chú ý nên thay khăn thường xuyên sau vài phút. Tiếp tục làm như vậy trong khoảng 30 – 45 phút cho đến khi nhiệt độ cơ thể trẻ giảm xuống mức bình thường 37 độ C.
Cách làm này rất tốt cho những trường hợp trẻ bị sốt cao vì khi nước ấm bốc lên sẽ làm giãn mạch máu giúp làm mát cơ thể của trẻ.
Với những trẻ bị sốt cao từ 39,5 – 40 độ thì dùng chanh tươi là cách hạ sốt hiệu quả nhất. Cách làm cũng khá đơn giản.
Bạn chỉ cần cắt quả chanh thành từng lát mỏng rồi chà nhẹ lên trán, khủy tay, khủy chân và dọc sống lưng của trẻ. Tuy nhiên, khi chà chạnh lên người của bé, các mẹ nên chú ý tranh những khu vực da bé bị trầy xước hoặc ngứa. Vì như vậy sẽ làm cho trẻ bị đau, rát khó chịu.
Rau diếp cá có tính mát, bình, không độc và có khả năng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể cực tốt nên thường được nhiều bà mẹ sử dụng để hạ sốt cho trẻ.
Loại nguyên liệu này có thể dễ dàng tìm thấy ngay trong vườn nhà hoặc ở ngoài chợ mà không cần phải tốn quá nhiều công sức tìm kiếm nên các mẹ có thể yên tâm nhé.
Nếu dùng rau dấp cá để hạ sốt cho trẻ, bạn có thể thực hiện theo 2 cách:
Bên cạnh những phương pháp trên, các mẹ cũng nên lưu ý khi chăm sóc để trẻ có thể mau chóng khỏi bệnh:
Trẻ ở giai đoạn 3 tuổi thường sẽ rất hiếu kỳ và tò mò về thế giới xung quanh. Chính vì vậy mà đã tạo cơ hội cho nhiều loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Nếu trẻ bị sốt, bố mẹ đừng quá lo lắng mà hãy áp dụng ngay những cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi hiệu quả từ những nguyên liệu thiên nhiên kể trên bạn nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.