Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 25/04/2018

Cách trị ghẻ ngứa dứt điểm, con vui khỏe mùa Hè

Cách trị ghẻ ngứa dứt điểm, con vui khỏe mùa Hè
Cách trị ghẻ ngứa nếu được áp dụng đúng đắn và kịp thời không chỉ giúp trẻ chóng khỏi bệnh, mà còn hạn chế nguy cơ lây lan ra nhiều trẻ khác.

Ghẻ ngứa có khả năng lây lan rất nhanh dù tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp. Do đó, làm sao để có cách trị ghẻ ngứa đúng đắn, thích hợp là vấn đề vô cùng cần thiết để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh cho trẻ nhỏ.

Bệnh ghẻ ngứa là gì?

Cách trị bệnh ghẻ ngứa
Bệnh ghẻ ngứa thường tấn công trẻ nhỏ

Ghẻ là một bệnh lý về da, rất phổ biến ở trẻ nhỏ do nhiễm ký sinh trùng. Cái ghẻ là loại động vật chân đốt (tên khoa học Sarcoptes scabiei, thuộc giống Hominis) xâm nhập vào lớp thượng bì và gây ra những triệu chứng bệnh ghẻ. Do đó, các cách trị ghẻ ngứa đều tập trung vào mục đích tiêu diệt con cái ghẻ.

Mỗi chu kỳ sống của cái ghẻ kéo dài từ 2-3 tháng, bắt đầu từ lúc đẻ trứng, ấp trứng, trưởng thành, “đào hang” để ký sinh trên da người và động vật, sau đó chết đi. Đáng chú ý, trứng có thể sống đến 5 ngày trong môi trường tự nhiên như quần áo, chăn, ga, gối, đệm và tiếp tục gây tái nhiễm cho trẻ nhỏ.

Ghẻ ngứa là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, nhất là ở trẻ tuổi mẫu giáo. Trẻ nghịch nước/ đất bẩn, vệ sinh da kém, trẻ đổ mồ hôi nhiều cũng là môi trường thuận lợi cho bệnh ghẻ lây lan. Đặc biệt, thời tiết nóng bức là điều kiện lý tưởng để ký sinh trùng gây bệnh ghẻ ngứa phát triển và sinh sôi mạnh mẽ.

[remove_img id=3575]

Triệu chứng của bệnh ghẻ ngứa

Thực tế thăm khám tại các phòng khám da liễu cho thấy, cứ 4 trường hợp bị ghẻ thì có 1 trẻ xuất hiện biểu hiện ngứa ngáy, bong rộp da thành từng đợt kéo dài ít nhất một năm.

Ký sinh trùng gây bệnh ghẻ cho trẻ có thể xâm nhập và phát triển ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhưng nhiều nhất là ở những vùng da non như hai bàn tay, ngón tay, kẽ ngón chân, quanh rốn, nách, mông, bẹn…

Khi quan sát kỹ có thể thấy được những nốt mụn nước trong nhỏ hoặc các đường lằn nhỏ trên những vùng da có con cái ghẻ tồn tại.

Cách trị ghẻ ngứa ở trẻ em

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mẹ nên đưa trẻ đến các chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và chỉ định chính xác hướng điều trị thích hợp với tình trạng bệnh lý.

Những cách trị ghẻ ngứa cho trẻ thường được áp dụng là dùng thuốc bôi, xịt kết hợp các biện pháp vệ sinh thích hợp. Đặc biệt, trẻ càng được phát hiện và điều trị sớm sẽ càng nhanh khỏi bệnh, hạn chế nguy cơ lây lan.

  • Thuốc xịt, bôi: Thuốc điều trị ghẻ ngứa cho trẻ hiện nay có nhiều dạng như kem, dung dịch, thuốc mỡ, thuốc xịt, bôi hoặc uống. Phổ biến nhất là dạng xịt hoặc bôi, chứa kháng sinh và làm dịu da, giảm ngứa.

Để biết dạng thuốc và loại thuốc phù hợp nhất với trẻ, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định và hướng dẫn sử dụng cụ thể.

Riêng với thuốc dạng xịt, bôi, trẻ cần được tắm rửa sạch sẽ và lau khô người trước khi tiến hành bôi, xịt thuốc toàn thân từ cổ đến chân. Thời điểm tốt nhất để xịt, bôi thuốc cho trẻ là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sau khoảng 12 tiếng bôi thuốc, mẹ hãy tắm rửa lại cho trẻ sạch sẽ với xà phòng.

Cách trị bệnh ghẻ ngứa 1
Bệnh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

Lưu ý, mẹ nhớ bôi, xịt đủ liều lượng thuốc hàng ngày, tuân thủ đúng thời gian thuốc tiếp xúc với da và dùng thuốc đúng số ngày theo hướng dẫn của bác sĩ để có được hiệu quả tốt nhất.

  • Với những trẻ đã có biến chứng chàm hóa hoặc chốc do ghẻ ngứa, sau khi đã sử dụng các loại thuốc bôi, xịt, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc corticosteroid trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) và thuốc giảm ngứa để điều trị chàm.
  • Vệ sinh sạch sẽ vật dụng của trẻ: Đây cũng là cách trị ghẻ ngứa hiệu quả. Theo đó, mẹ hãy giặt tẩy thật sạch quần áo, mùng, mền, chiếu, gối, trải giường… và phơi nắng, ủi nóng. Không để trẻ sử dụng các vật dụng này trong năm ngày sau khi giặt.
  • Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng các loại thuốc bôi như thuốc rầy, thuốc súng, DDT… Với khả năng gây kích ứng da cực mạnh, những hợp chất hóa học trong các thuốc kể trên không chỉ gây tổn thương làn da mỏng manh mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

[remove_img id=1778]

Hầu hết, các cách trị ghẻ ngứa đều cho đáp ứng rất khả quan, trẻ có thể khỏi hoàn toàn sau một đợt điều trị. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp cần được điều trị đợt thứ hai, cách khoảng 2-7 ngày với đợt điều trị đầu để đạt hiệu quả tốt nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x