Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 01/02/2023

Colic - Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục

Colic - Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục
Cha mẹ biết không, giai đoạn mắc hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh là một trong những giai đoạn khó khăn đối với hầu hết cha mẹ sau khi có con, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.

Vậy Colic là gì? Hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh là như thế nào, và có nguy hiểm không? Tất cả nội dung dưới đây là điều cha mẹ cần biết về Colic ở trẻ.

1. Hội chứng Colic là gì?

Colic là một thuật ngữ dùng để miêu tả hiện tượng một đứa trẻ sơ sinh khóc dai dẳng không nín. Tình trạng này thường xuất hiện khi bé được 2-4 tuần tuổi, và kéo dài đến khi trẻ được 3-4 tháng tuổi.

Khi trẻ ở trong tình trạng khóc dai dẳng thì cha mẹ rất khó để dỗ. Tính đến nay, hội chứng Colic vẫn KHÔNG được xem là một bệnh lý; và còn mang tính tự phát. Tức là không có nguyên nhân; và cũng không có thuốc đặc trị.

Hội chứng Colic xảy ra theo quy tắc số 3, cụ thể như:

  • Trẻ khóc liên tục 3 giờ.
  • Trẻ khóc ít nhất 3 lần mỗi tuần.
  • Trẻ sẽ khóc như thế ít nhất 3 tuần.

2. Nguyên nhân của hội chứng Colic

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định cụ thể.

Tuy nhiên, cũng có một số giả thuyết khoanh vùng các nguyên nhân gây ra hội chứng Colic là do hệ tiêu hóa của trẻ đang phát triển, nên có thể trẻ bị đau dạ dày vì bị dị ứng sữa mẹ; hoặc dị ứng sữa công thức.

3. Biểu hiện khi trẻ mắc hội chứng Colic

Hội chứng Colic
Biểu hiện của hội chứng Colic là gì?
  • Bé bị ợ hơi khi đang khóc to.
  • Tay nắm chặt, bụng căng, đầu gối co lên và lưng cong.
  • Viêc ăn uống cũng bị đứt quãng bởi những cơn quấy khóc.
  • Giấc ngủ không sâu và bé thường quấy khóc khi đang ngủ.
  • Khóc từng cơn với cường độ khác nhau, không thể dỗ dành được.
  • Khóc thét dữ dội, mặt đỏ ửng lên, xảy ra cùng một thời điểm trong ngày, thường là khóc về chiều, tối và khuya (dân gian gọi là “khóc dạ đề”).

4. Cách chữa hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh

Cách xử lý để cùng con vượt qua hội chứng Colic
Cách xử lý để cùng con vượt qua hội chứng Colic

Trước khi áp dụng những cách sau đây, cha mẹ cũng cần dựa theo biểu hiện của trẻ. Vì mỗi trẻ sẽ có vài biểu hiện khác nhau.

4.1 Đưa trẻ đi khám bác sĩ Nhi khoa

Nếu bé bị dị ứng sữa mẹ hoặc dị ứng sữa công thức, cách tốt nhất là mẹ nên cho trẻ đi khám với các bác sĩ chuyên khoa Nhi. Trường hợp, sau khi trẻ vừa uống sữa công thức xong và quấy khóc, rất có thể trẻ bị dị ứng sữa.

Đó cũng là lý do mẹ nên biết về thời điểm thích hợp cho trẻ uống sữa công thức.

4.2 Xoa dịu và ôm con

Trường hợp trẻ khóc dai dẳng và không thể dỗ, rất có thể hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện. Lúc này cha mẹ nên thử thực hiện những cách sau:

  • Ôm con và quấn một chiếc khăn mềm cho con.
  • Cho bé ngậm núm vú giả hoặc ngón tay của con.
  • Bế con và đung đưa nhẹ nhàng, để con cảm thấy yên tâm.
  • Massage bụng cho trẻ, để giúp con ợ hơi sau khi bú xong.
  • Đóng bớt cửa để giảm tiếng ồn; hoặc tìm không gian yên tĩnh cho con.
  • Cha mẹ có thể thử tạo ra những âm thanh mang tính lặp lại như: tiếng ồn quạt máy; máy xay sinh tố,…

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Tại sao trẻ sơ sinh khóc không có nước mắt?

4.3 Vỗ ợ hơi cho trẻ

  • Vỗ lưng cho bé ợ hơi sau khi bú xong.
  • Nếu bé bú bình, đảm bảo bé không nuốt hơi từ bình sữa.
  • Nếu bé bú mẹ nên chú ý tư thế cho bé bú sao cho bé càng thẳng lưng càng tốt.
  • Bồng con tựa trên vai, đặt bé ngồi thẳng trên đùi bạn, hoặc lật úp người bé cho nằm trên chân bạn, sau đó vỗ hay xoa nhẹ vào lưng bé.

5. Bố mẹ nên làm gì khi căng thẳng vì hội chứng Colic của con?

Bố mẹ nên làm gì khi căng thẳng vì hội chứng Colic của con?
Bố mẹ nên làm gì khi căng thẳng vì hội chứng Colic của con?

Cha mẹ thương con là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, đôi khi cha mẹ cũng thật sự căng thẳng trong quá trình nuôi con; đặc biệt là khi con khóc dai dẳng và không nín, giống như hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh.

Lúc này, thay vì khư khư bên cạnh và chăm sóc con. Cha mẹ có thể có một lựa chọn tạm thời khác là, đặt con ở chỗ an toàn như trong nôi/cũi và bước ra ngoài để tĩnh tâm trở lại.

Cha mẹ yên tâm, vì hội chứng Colic ở trẻ không quá nguy hiểm. Và điều đáng quan tâm ở đây chính là sức khỏe thể chất và tinh thần của cha mẹ.

Hội chứng Colic ở trẻ có nguy hiểm không?

Câu trả lời là KHÔNG. Bên cạnh đó, để yên tâm hơn, cha mẹ có thể cho con đi khám bác sĩ; để chẩn đoán và kiểm tra xem trẻ có mắc bệnh lý nào khác hay không. Ngược lại, hội chứng này lại có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Nhìn chung, hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh có thể sẽ kết thúc sau khoảng 3 tháng đầu. Điều cha mẹ nên nhớ là hãy nhớ chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình, đặc biệt là các mẹ sau sinh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What is colic?
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/colic
Ngày truy cập: 28/11/2022

2. Colic
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/colic/symptoms-causes/syc-20371074
Ngày truy cập: 28/11/2022

3. Colic
https://kidshealth.org/en/parents/colic.html
Ngày truy cập: 28/11/2022

4. Colic
https://www.nhs.uk/conditions/colic/
Ngày truy cập: 28/11/2022

5. Colic
https://familydoctor.org/condition/colic/
Ngày truy cập: 28/11/2022

x