Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Dị ứng đậu Hà Lan ở trẻ em không phổ biến. Tuy nhiên tình trạng này dễ dàng xảy ra đối với bé sở hữu cơ địa nhạy cảm hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh dị ứng với các loại hạt.
Chúng ta đều biết rằng các loại hạt chứa rất nhiều dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe của bé. Tuy vậy, một số loại hạt lại dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Trong số đó có đậu Hà Lan và các loại đậu, mặc dù nhóm này được biết đến là rất mát và lành tính.
Tình trạng dị ứng đậu ở trẻ em xảy ra đa phần là do phản ứng chéo giữa các loại hạt. Ví dụ như giữa đậu Hà Lan và lạc (đậu phộng) hoặc các loại đậu khác khi được sử dụng cùng một lúc.
Ngay từ khi mới chào đời, bé đã làm quen với các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu nành, đậu ván, đậu Hà Lan, đậu cô ve thông qua nguồn sữa mẹ. Nhưng đôi khi, trẻ bị dị ứng một loại đậu nào đó như đậu Hà Lan mà mẹ lại không hay biết, dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị sai cách.
Chính vì thế, Marry Baby xin chia sẻ bài viết này để giúp mẹ hiểu rõ hơn về dị ứng đậu Hà Lan ở trẻ em là như thế nào. Từ đó, mẹ có cách phòng tránh dị ứng hoặc điều trị chứng dị ứng đậu Hà Lan ở trẻ em cho bé đúng cách.
Trẻ em rất dễ dị ứng với đậu Hà Lan nếu như bé đã từng dị ứng với một trong số các loại đậu khác như đậu phộng hoặc đậu lăng.
Nghiên cứu công bố trên Tạp chí của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho thấy mức độ phản ứng chéo giữa đậu lăng, đậu xanh và đậu Hà Lan là khá cao. Ngoài ra, dị ứng đậu cũng dễ xảy ra do phản ứng chéo qua trung gian IgE (trung gian kháng thể) giữa đậu Hà Lan và lạc (đậu phộng).
Vì thế, nếu bé hoặc gia đình có tiền sử bệnh dị ứng, mẹ nên cẩn thận khi kết hợp các loại đậu trong thực đơn cùng một lúc.
Mỗi trẻ sẽ có các triệu ứng dị ứng đậu khác nhau. Có trẻ chỉ bị nhẹ, nhưng cũng có bé thì bị nặng. Song, tất cả đều thường gặp phải các dấu hiệu phổ biến sau:
+ Các vết sưng trên da, gọi là nổi mề đay, ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Trường hợp trầm trọng hơn còn kèm theo ngứa ngáy.
+ Ngứa hoặc ngứa ở miệng, cổ họng, môi hoặc toàn bộ khuôn mặt.
+ Co thắt dạ dày.
+ Nôn và ho.
Các triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng mà bé có thể gặp phải như sau:
+ Bé thở khò khè.
+ Khó thở và tim đập nhanh.
+ Bé sốc phản vệ, có thể bị nghẹt thở và khó thở nghiêm trọng. Trong trường hợp này, mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Một số phương pháp chẩn đoán bác sĩ thường sử dụng khi bé bị dị ứng đậu Hà Lan bao gồm:
+ Lịch sử y tế cá nhân và gia đình: sẽ hỏi về tiền sử dị ứng của bé hoặc gia đình của bé.
+ Khám sức khỏe: Bé sẽ được bác sĩ khám tai, mũi, họng, ngực và kiểm tra ngoài da. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kiểm tra thêm chức năng của phổi và X-quang phổi hoặc xoang.
+ Thử loại bỏ thực phẩm nghi ngờ: Bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ loại bỏ các thực phẩm nghi ngờ khỏi chế độ ăn của bé trong một thời gian.
Dưới đây là một số cách mẹ có thể làm giảm bớt các triệu chứng dị ứng đậu Hà Lan cho bé sơ sinh. Nhằm đảm bảo an toàn, trước khi áp dụng bất kỳ cách nào, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về phương pháp lẫn liều lượng sử dụng mỗi lần và cả trong ngày cho bé như thế nào nhé.
+ Sử dụng nước muối rửa: Khi dị ứng đậu, bé thường bị nghẹt mũi. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để tra vào mũi cho bé.
+ Kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid: Corticosteroid, còn được gọi là steroid hoặc cortisone, có hiệu quả cao trong điều trị dị ứng. Chúng được sử dụng tại chỗ để giảm đau, nổi mề đay, phát ban.
+ Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này có thể giúp làm dịu hắt hơi, ngứa, sổ mũi và nổi mề đay cho trẻ. Tuy nhiên, tốt nhất mẹ không nên dùng thuốc kháng sinh này nếu bé còn ở tuổi sơ sinh.
+ Thuốc xịt mũi corticosteroid: Loại thuốc xịt mũi này có thể giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng ở mũi như sưng do chảy nước mũi và ngứa dai dẳng.
+ Thuốc thông mũi: Thuốc này có thể giúp bé giảm đau bởi nghẹt mũi và đường thở (do phản ứng dị ứng). Thông thường, loại thuốc này được dùng kết hợp với thuốc kháng histamin.
Tuy nhiên, một lần nữa Marry Baby xin nhắc bạn rằng không bao giờ tự ý cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không hỏi ý kiến của bác sĩ nhé!
Các biện pháp phòng ngừa sau đây có thể giúp em bé tránh các triệu chứng dị ứng đậu Hà Lan.
+ Tránh dị ứng: Nếu bé có cơ địa nhạy cảm hoặc gia đình bé có tiền sử bệnh dị ứng, tốt nhất mẹ và bé không nên ăn đậu Hà Lan. Thay vào đó, mẹ có thể dùng các loại đậu khác để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của bé.
+ Kiểm tra nhãn thực phẩm: Đậu Hà Lan bổ dưỡng nên thường được dùng trong rất nhiều loại thực phẩm dành cho trẻ. Do đó, mẹ nhớ kiểm tra thành phần của các thực phẩm đóng hộp trước khi mua cho bé.
+ Luôn chuẩn bị thức ăn khi đưa bé ra ngoài: Nếu đưa bé đi du lịch hoặc không ăn ở nhà, tốt nhất mẹ nên mang theo thức ăn tự nấu cho bé. Điều này để tránh việc bé dùng thức ăn lạ và có thể bị dị ứng.
Hầu hết các bé đều bị dị ứng với một số loại thực phẩm nào đó. Song tùy vào mức độ nặng, nhẹ mà phụ huynh có thể phát hiện ra điều này hay không. Trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị dị ứng với đồ ăn thức uống. Vì thế, không chỉ có dị ứng đậu Hà Lan ở trẻ em mà kể cả những dị ứng khác, mẹ cũng nên chú ý đề phòng cho con nhé.
Hanako
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.