Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Fast food là những món như gà rán, xúc xích, khoai tây chiên… Năm 1951, thuật ngữ fast food được đưa vào từ điển tiếng Anh Merrian – Webster. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thức ăn nhanh là một thuật ngữ chỉ thức ăn có thể được chế biến và phục vụ thực khách nhanh chóng.
Tính tiện lợi chính là yếu tố mà nhiều gia đình lựa chọn các hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh. Trẻ cũng từ đó hình dần thói quen với loại thức ăn này. Ngoài ra, cũng phải kể đến một số lý do như:
Ăn fast food không chỉ là trào lưu mà những cửa hàng ăn nhanh còn là nơi thể hiện sự sành điệu của trẻ. Đang trong độ tuổi tiền dậy thì, trẻ càng rất dễ bị ảnh hưởng tâm lý từ bạn bè. Tuy nhiên, mọi cảnh cảnh từ chuyên gia y tế đều khẳng định nguy cơ ung thư dạ dày đến từ đường miệng này.
1. Nguy cơ ung thư
Lựa chọn fast food chính là chọn loại thực phẩm giàu protein (đạm), ít vitamin, chất xơ và khoáng chất chính là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa của trẻ. Nguy hiểm hơn đó là ung thư đại tràng và ung thu rượt non.
Ngoài tác hại nguy hiểm về lâu dài như bệnh ung thư còn phải kể đến một số bệnh lý liên quan tức thì sau:
2. Bệnh béo phì
Với những trẻ đã ăn đầy đủ các bữa chính nhưng vẫn ăn thêm thức ăn nhanh sẽ dẫn đến dư thừa năng lượng. Còn nếu chọn lựa thực đơn fast food thay thế cho bữa ăn thì có nguy cơ thiếu các vitamin và khoáng chất vì loại thức ăn này có nhiều chất béo, nhiều muối nhưng lại ít rau, do vậy không cân đối được các chất dinh dưỡng
Nếu trẻ thường xuyên lựa chọn thực đơn đầy hấp dẫn từ những cửa hàng ăn nhanh gần trường học hay các trung tâm mua sắm, bạn sẽ thấy tốc độ tăng cân “chóng mặt”. Chẳng mấy chốc trẻ sẽ bị thừa cân, béo phì. Vì vậy, hãy chú ý tới chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ.
3. Bệnh tim mạch
Đa phần các phương pháp chế biến thức ăn nhanh đều sử dụng nhiều dầu mỡ được chiên đi chiên lại nhiều lần. Thành phẩm sẽ là các món ăn có nhiều chất béo no không tốt cho sức khỏe, đặc biệt không tốt cho tim mạch do hàm lượng muối cao. Đồng thời, khi chiên ở nhiệt độ cao gần như các vitamin và khoáng chất đã bị phá hủy hết.
4. Kích thích tâm ký bất ổn
Với những trẻ có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giữ được sự cân bằng cho hoóc môn tăng trưởng. Nhưng nếu là thức ăn nhanh thay thế sẽ hoàn toàn ngược lại. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, mức độ bất ổn tâm lý của trẻ độ tuổi tiền dậy thì sử dụng món ăn vặt là đồ ăn nhanh cao hơn 50% so với trẻ bình thường khác. Từ đó dẫn đến những hành động bất thường của trẻ ở trường học và sinh hoạt trong gia đình.
5. Dậy thì sớm
Những trẻ sử dụng quá nhiều thức ăn nhanh có thể gây mất cân bằng nội tiết tố. Đây là nguyên nhân chính gây dậy thì sớm.
6. Tâm lý tự ti
Với ngoại hình “đồ sộ” hơn so với bạn bè cùng trang lứa, hầu hết trẻ bị béo phì sẽ thu mình, ngại giao tiếp và dễ bị ảnh hưởng bởi những lời trêu chọc của bạn bè.
Ngoài hệ lụy lớn nhất là béo phì, sử dụng quá nhiều thức ăn nhanh trẻ có nguy cơ mắc bệnh về tiểu đường và hen suyễn, sỏi thận hay gan nhiễm mỡ hoặc nặng hơn là nguy cơ gây ung thư dạ dày.
Khó có thể cấm trẻ đang ở độ tuổi bướng bỉnh từ bỏ thói quen yêu thích. Bạn nên cho trẻ thấy những hình ảnh minh họa về các tác hại của thức ăn nhanh đồng thời khuyên trẻ chỉ thỉnh thoảng ăn cùng bạn bè chứ không nên thường xuyên ghé vào các cửa hàng đồ ăn nhanh.
Nếu có kế hoạch đưa trẻ tới một tiệm đồ ăn nhanh nào đó, hãy bổ sung thêm rau xanh và trái cây trong các bữa ăn còn lại. Đặc biệt không nên tạo thói quen xấu cho trẻ như dùng thức ăn nhanh để thưởng mỗi khi trẻ làm điều tốt, được điểm cao trong học tập…
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.