Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/02/2023

10 cách giảm đau, hạ sốt cho bé sau khi tiêm phòng hiệu quả

10 cách giảm đau, hạ sốt cho bé sau khi tiêm phòng hiệu quả
Tiêm phòng (vắc-xin) cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là điều rất cần thiết, đồng thời cũng là cách hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi những cơn bệnh. Các bệnh như bệnh lao, viêm gan B, viêm màng não,..

Cũng chính vì số căn bệnh cần phòng ngừa, và số mũi tiêm cần phải tiêm đã khiến nhiều mẹ lo lắng cho trẻ. Vậy làm cách nào để giảm đau cho bé sau khiêm phòng? Cùng tìm hiểu ngay.

1. Vì sao cần giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng?

Vì cảm giác đau khi tiêm chủng có thể phát triển thành nỗi sợ hãi đối với bé. Nếu cảm xúc sợ hãi của bé gắn liền với bác sĩ; y tá; và các mũi tiêm, thì nguy cơ cao trong tương lai trẻ sẽ không thể đi khám bệnh.

Và đã không ít cha mẹ đã phải trì hoãn việc cho con đi tiêm phòng theo lịch chỉ vì sợ con bị đau. Chính vì thế, cha mẹ thật sự cần biết cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng (vắc-xin).

2. Cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng

giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng

Việc bé bị đau sau khi tiêm là tương đối phổ biến; nhưng không phải là không có để giúp trẻ giảm đau sau khi tiêm phòng trở về. Mẹ có thể tham khảo những cách sau đây:

2.1 Sử dụng gel hoặc kem gây tê

Gel/kem gây tê giúp giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng. Điều này đã được chứng minh là an toàn cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ chỉ cần lấy một lượng gel/kem khoảng 1g thoa vào chỗ da sẽ bị tiêm của bé; thoa trước 60 phút để thuốc phát huy hiệu lực.

2.2 Nước đường

Đường có thể giúp trẻ sơ sinh uống dễ dàng và có thể làm giảm mức độ đau do tiêm ngừa.

Cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng bằng đường:

  • Bước 1: Pha một muỗng cà phê đường trắng với 2 muỗng cà phê nước cất hoặc nước đun sôi để nguội.
  • Bước 2: Cho bé uống nước đường 1-2 phút trước khi tiêm.
  • Bước 3: Dùng một ống tiêm nhỏ để bơm nước đường vào hai bên miệng của bé và ở nướu răng.
  • >> Cha mẹ xem thêm Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng: Nên và không nên làm gì?

    2.3 Cho bé nghỉ ngơi để giảm đau sau khi tiêm phòng

    cho bé nghỉ ngơi

    Sau khi tiêm ngừa, trẻ sơ sinh thường khó chịu, buồn ngủ và không muốn bú trong nhiều giờ. Lúc này, cha mẹ nên cho con nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn.

    Cha mẹ hãy để con nghỉ ngơi trong phòng mát mẻ, thoải mái, đảm bảo cho con mặc đồ thoáng mát.

    >> Xem thêm: Nhiệt độ phòng bao nhiêu là phù hợp cho trẻ sơ sinh

    2.4 Giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng bằng các trò chơi

    Để giúp trẻ không khóc sau khi tiêm vắc xin, mẹ hãy áp dụng giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ là làm cho trẻ bị phân tâm.

    Mẹ có thể mang theo những món đồ chơi mà trẻ thích để thu hút sự chú ý của trẻ khi tiêm ngừa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho con xem tivi để quên cơn đau.

    >> Cha mẹ xem thêm: Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không và những lưu ý mẹ cần biết

    2.5 Ôm và âu yếm bé

    Cha mẹ hãy ôm bé ở bên cạnh vì bé cần được chăm sóc và giữ bình tĩnh lúc này. Trong khi bé yêu vẫn thấy khó chịu; mách mẹ cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng là hãy ẵm bồng con thoải mái trên tay.

    >> Cha mẹ xem thêm Tiêm phòng cho trẻ: Những mũi tiêm không thể thiếu!

    2.6 Cho con bú

    Bé bú mẹ trong khi tiêm ngừa vắc xin sẽ ít khóc hơn. Các chuyên gia cho rằng, việc trẻ tập trung bú mẹ trong khi tiêm ngừa sẽ làm trẻ quên cơn đau nhanh chóng. Ngoài ra, cho con bú sau khi tiêm ngừa cũng có tác dụng tương tự.

    >> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không?

    2.7 Chườm khăn sạch để giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng

    chườm khăn sạch cho bé

    Một số trẻ sau khi tiêm phòng, ngay tại chỗ tiêm sưng to, nổi cục. Theo các bác sĩ, đây là một hiện tượng bình thường. Một số trẻ có cơ địa quá nhạy cảm mới xuất hiện hiện tượng da bị sưng đỏ kéo dài, nổi cục cứng. Việc này thường kéo dài từ 6-8 tiếng.

    Để giảm đau cho bé, cha mẹ cần chườm lạnh. Sau 24 tiếp theo có thể chườm nóng để các vết sưng tấy biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.

    Trong trường hợp, vết tiêm sưng to, xuất hiện hạch sưng kéo dài nhiều tuần tốt nhất đưa đến cơ sở y tế.

    LƯU Ý: Mẹ tuyệt đối không xát chanh hoặc đắp khoai tây vào chỗ tiêm của con.

    2.8 Dùng Tylenol để giảm sốt sau khi tiêm vắc xin

    Cho trẻ sử dụng Tylenol (acetaminophen) ngay trước khi tiêm có thể giúp giảm đau cho bé sau khi tiêm chủng. Ngoài ra, cách thức này có thể giúp con hạ sốt sau khi tiêm vắc-xin.

    Nếu cảm thấy lo lắng, cha mẹ luôn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để biết cách ngăn ngừa sốt cho con. Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng Tylenol để ngăn ngừa sốt có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.

    >> Cha mẹ xem thêm Trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu? Làm sao để trẻ tiêm phòng không bị sốt?

    2.9 Giữ bình tĩnh để giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng

    Sự lo lắng của cha mẹ sẽ chỉ làm tăng thêm nỗi sợ hãi của bé và khiến bé đau khổ. Giữ bình tĩnh khi cha mẹ ôm con lúc tiêm phòng, để tránh cho con cảm thấy căng thẳng.

    2.10 Sử dụng phương pháp 5S

    Phương pháp 5S
    Cách áp dụng phương pháp 5S để giảm đau cho bé sau khi tiêm vắc-xin

    Cha mẹ cũng có thể sử dụng 5S này để giúp bé bình tĩnh lại sau khi tiêm phòng:

    • Swaddle – Quấn trẻ ngay sau khi tiêm phòng.
    • Side / Stomach – Đặt bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp.
    • Shushing sound – Phát ra âm thanh “sh” để trấn an bé.
    • Swing – Đung đưa trẻ trong tay hoặc trong nôi cho trẻ sơ sinh.
    • Suck – Đưa cho trẻ thứ gì đó để trẻ ngậm. Có thể là vú mẹ, bình sữa hoặc ti giả.

    Để giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng, quan trọng nhất là tâm trạng của mẹ. Mẹ nên giữ thái độ bình tĩnh, nói chuyện với trẻ với giọng như bình thường. Mặc dù cách này không giúp trẻ đỡ đau, nhưng trẻ sẽ cảm nhận được tâm trạng của mẹ và thể hiện tương tự.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. 10 Ways to Ease Your Baby’s Vaccination Pain
    https://www.everydayhealth.com/photogallery/ways-to-reduce-baby-vaccination-pain.aspx
    Ngày truy cập: 24.02.2023

    2. Pain After Vaccination in Babies – Tips to Ease It
    https://parenting.firstcry.com/articles/pain-after-vaccination-in-babies-tips-to-ease-it/
    Ngày truy cập: 24.02.2023

    3. Reducing the pain of childhood vaccination: an evidence-based clinical practice guideline
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3001531/
    Ngày truy cập: 24.02.2023

    4. 9 Things You Can Do for You and Your Baby
    https://www.cdc.gov/vaccines/parents/visit/less-stressful.html
    Ngày truy cập: 24.02.2023

    5. Reducing immunization injection pain in infants
    https://bcmj.org/bccdc/reducing-immunization-injection-pain-infants
    Ngày truy cập: 24.02.2023

    x