♦ Khó phát hiện bệnh
Khi mới phát bệnh tay chân miệng ở trẻ em, biểu hiện sớm nhất là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi. Cơ thể bé sẽ xuất hiện những vết loét ở miệng, các bóng nước trên da và trong một số trường hợp còn có các đốm hồng ban nên mẹ rất dễ nhầm với bệnh thủy đậu, viêm da mủ, dị ứng, nổi đẹn thông thường. Vì vậy nhiều mẹ đã tự ý dùng thuốc cho bé mà không đưa trẻ đi khám bệnh.
♦ Gây ra những biến chứng nguy hiểm
Các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh. Nguy hiểm hơn, các biến chứng này có thể phối hợp với nhau cùng lúc dẫn đến nguy cơ tử vong ở trẻ.
♦ Bệnh diễn tiến rất nhanh
Từ những vết loét hay bóng nước, trẻ sẽ cảm thấy bứt rứt, rung giật cơ. Nếu để lâu sẽ trẻ sẽ yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh dẫn đến co giật, hôn mê, thậm chí suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, tùy mạch và gây tử vong. Do dấu hiệu bệnh khó phát hiện và bệnh tiến triển nhanh nên không ít trường hợp các ca bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
♦ Bệnh tay chân miệng ở trẻ em dễ lây lan
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em dễ lây lan qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần hoặc đụng trực tiếp vào các đồ vật của người bệnh. Vì thế nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng trong cộng đồng rất cao ở mỗi mùa dịch.
♦ Chưa có vắc-xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu
Hiện tại vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Việc chữa bệnh cho bé chủ yếu là điều trị các triệu chứng bao gồm giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng cơ thể.
8. Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?
- Không được làm vỡ các mụn nước trên da.
- Tránh cho con ăn đồ cay, nóng khiến các vết loét thêm nghiêm trọng.
- Không được tự ý dùng muối, chanh hoặc thuốc liền da, chống viêm để thoa lên các nốt ban cho con.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì và nên ăn gì để mau khỏi?
Cách chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ em
1. Tại bệnh viện
- Các bác sĩ sẽ tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh tay chân miệng ở trẻ em để điều trị. Ví dụ bác sĩ có thể chỉ định bôi thuốc mỡ làm dịu cơn đau và điều trị các nốt mụn gây ngứa ngáy khó chịu cho bé.
- Bác sĩ sẽ cân nhắc cho trẻ dùng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau đầu.
- Trẻ đau họng nặng sẽ được cho uống siro, ngậm thuốc đau họng.
2. Chăm sóc trẻ tại nhà
Ngay khi con có dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em, mẹ nên cách lý con bằng cách không dùng chung đồ dùng cá nhân, nhà vệ sinh để tránh lây lan bệnh. Nếu trẻ bị tay chân miệng, mẹ cho nghỉ học và chăm sóc tại nhà để tránh lây bệnh cho các bạn khác.
- Giữ ấm cho bé.
- Thay quần áo sạch hàng ngày.
- Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng.
- Tránh làm vỡ bóng nước hay trầy xước da.
- Cho bé ở trong phòng thoáng mát, sạch sẽ.
- Cho bé uống nhiều nước hoặc Oresol để chống mất nước.
- Cắt ngắn móng tay, đeo bao tay cho trẻ để giảm tổn thương da do gãi ngứa.
- Pha nước muối loãng cho con súc miệng, giúp các vết rộp trong miệng sát trùng và nhanh lành.
- Nên cho con ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu như bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh flan, tàu hủ đường.
- Theo dõi thân nhiệt và biểu hiện bệnh của con. Nhanh chóng đưa con đi bệnh viện nếu xuất hiện dấu hiệu sốt cao co giật.
- Cần chú ý thìa dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.