Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
1/ Các triệu chứng chấn thương răng thường gặp?
– Răng lung lay
– Lệch sang 1 bên
– Lún vào bên trong ổ răng hay trồi ra
– Rơi ra ngoài xương ổ răng
– Gãy thân răng
– Gãy chân răng hoặc cả hai
Khác với người lớn, vì xương ổ răng của trẻ em còn mềm, hệ thống dây chằng quanh răng lỏng lẻo hơn, do vậy khi có chấn thương thì răng ít bị gãy hơn so với người lớn nhưng hay bị lung lay, di lệch sang bên, lún vào bên trong xương hàm hoặc rơi ra ngoài huyệt ổ răng.
Nếu răng bị gãy thì cũng có rất nhiều kiểu khác nhau: Có thể gãy thân răng, chân răng hoặc cả thân và chân răng. Khi trẻ bị va đập, té ngã, nếu có chấn thương xảy ra thì hiếm khi chỉ ở răng đơn thuần mà thường có tổn thương niêm mạc hoặc xương ổ răng kèm theo. Niêm mạc môi, miệng, xương ổ răng có thể bị va đập sưng nề hoặc rách, chảy máu với nhiều mức độ khác nhau tùy tình huống tai nạn.
2/ Cần làm gì khi trẻ bị chấn thương răng miệng?
– Sơ cứu
Các loại chấn thương ít hoặc nhiều đều gây chảy máu, vì thế bố mẹ cần biết cách sơ cứu tại chỗ. Hãy cho bé súc miệng bằng nước ấm, dùng miếng gạc ướp lạnh đắp vào chỗ nướu đau hoặc dùng bông ấn mạnh vào hốc răng chảy máu. Nếu đã cầm được máu và bé cảm thấy đau, hãy cho bé uống thuốc giảm đau. Nhớ quan sát các triệu chứng trẻ bị đau, sưng tấy răng miệng, sốt, nhiễm trùng để có biện pháp xử lý phù hợp. An toàn nhất là sau khi sơ cứu hãy đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra.
– Nếu răng không gãy hẳn
Có 2 trường hợp: Răng không gãy hẳn mà chỉ lung lay nhẹ, trường hợp này bé có thể dùng lưỡi đẩy răng vào chỗ cũ, ổn định lại ở hốc răng mà không bật ra hay chảy máu. Hoặc nếu bị lung lay mạnh, bị nứt, thậm chí tuỷ răng bị lộ ra ngoài. Bố mẹ cần đưa trẻ đến nha sĩ để có hướng chữa trị phù hợp.
– Nhổ răng
Sau các tai nạn răng miệng, nếu răng sữa bị va đập đổi màu sau vài tuần thì phải được nhổ đi, vì đó là dấu hiều cho thấy tuỷ răng đã bị hư.
– Tai nạn với nướu răng
Nếu nướu hay môi bé bị đứt hay bầm, hãy dùng một túi nhỏ đựng nước đá chườm lạnh vào chỗ bị thương. Nếu vết đứt lớn hơn 0,6cm hoặc rách rộng quá vành môi, hãy đưa bé đến chăm sóc ở phòng y tế phường, quận gần nhất. Bạn cũng đừng hoảng hốt nếu lưỡi bé bị thương và chảy máu nhiều. Lưỡi có nhiều mạch máu nên sẽ chảy máu nhiều hơn các cơ quan khác trong miệng, nhưng lưỡi thường tự lành mau.
– Chăm sóc răng sữa
Dù chưa phải là răng vĩnh viễn thì răng sữa vẫn cần được chăm sóc cẩn thận khi bị thương. Tai nạn với răng sữa có thể làm tổn thương mầm răng vĩnh viễn đang ở bên dưới và có thể làm chúng mọc chậm.
>>> Xem thêm các thảo luận có cùng chủ đề:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.