Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/11/2020

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn: Chuyện nhỏ mà không nhỏ!

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn: Chuyện nhỏ mà không nhỏ!
Mẹ đừng lơ là khi mắt trẻ sơ sinh bị ghèn, vì đó rất có thể là triệu chứng của một căn bệnh nào đó. Khi chú ý đến từng chi tiết nhỏ về mắt của bé, mẹ sẽ dễ dàng phát hiện ra những dấu hiệu nhiễm bệnh sớm nhất

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn trong những ngày đầu sau khi sinh là một hiện tượng khá bình thường, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu tình trạng ghèn đóng cứng ở mí mắt trẻ kéo dài và ngày càng nghiêm trọng thì đó rất có thể là triệu chứng của những căn bệnh về mắt như tắc tuyến lệ hay nhiễm khuẩn mắt.

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn do tắc tuyến lệ

Tuyến lệ được coi là hệ thống thoát nước của đôi mắt, nếu đường ống này không mở rộng hoàn toàn hoặc bị chặn thì mắt trẻ sẽ bị “ngập úng” nước mắt. Mắt của trẻ bị tắc tuyến lệ lúc nào cũng ướt như vừa khóc. Đặc biệt là mỗi khi thức dậy, mắt thường có nhiều ghèn vàng dính quanh mí, đôi khi đóng cứng đến nổi trẻ không thể tự mở mắt được. Tắc tuyến lệ là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng mắt trẻ sơ sinh bị ghèn.

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn 1
Thông thường nước mắt bị ép vào hốc mắt và thoát ra ngoài nhờ tuyến lệ đạo. Tuyến lệ tắc nghẽn khiến nước mắt và các chất cặn đọng lại, khiến mắt trẻ sơ sinh bị ghèn

Xử lý khi trẻ bị tắc tuyến lệ

Để điều trị tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh tại nhà, đầu tiên mẹ phải đảm bảo vệ sinh mắt cho bé sạch sẽ bằng cách:

  • Dùng bông gòn hoặc vải xô mềm thấm nước đun sôi để nguội lau mắt cho bé.
  • Khi lau hãy nhẹ nhàng lấy hết những ghèn vàng dính trên mắt trẻ. Mỗi ngày thực hiện từ 3 – 5 lần.
  • Vệ sinh mắt cho trẻ thường xuyên bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý
  • Lưu ý: khi lau mắt cho con cha mẹ phải đảm bảo rửa tay sạch sẽ, móng tay cắt ngắn tránh làm mi mắt con bị trầy xước dẫn đến viêm nhiễm.

Sau khi thực hiện xong bước vệ sinh mắt, mẹ có thể làm các bài massage tuyến lệ đơn giản cho con ngay tại nhà. Mẹ chỉ cần dùng ngón tay massage nhẹ nhàng từ góc trong của mí mắt rồi di chuyển dọc theo hai bên sống mũi và lặp lại thao tác nhiều lần. Mỗi ngày mẹ nên massage từ 5-10 lần và mỗi lần khoảng 5-6 phút. Áp lực khi massage sẽ giúp thông chất lỏng ở những đoạn đang bị tắc trong tuyến lệ và giải quyết được tình trạng mắt trẻ sơ sinh bị ghèn.

Sau khi thực hiện những bước trên mà không có tiến triển thì mẹ nên cho con đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được điều trị. Một số trẻ được sinh ra với ống lệ đạo chưa hoàn thiện, còn tiếp tục phát triển cho đến 1-2 tuần sau sinh. Ngoài ra, có những bé có màng bít lệ đạo dẫn đến nước mắt và các chất thải ở mắt không có lối thông, dẫn đến đọng nước mắt và viêm kết mạc kéo dài.

Mẹ nên thận trọng khi quyết định thông tuyến lệ cho con. Đây là một thủ thuật không đơn giản và cần được thực hiện bởi bác sỹ giàu kinh nghiệm thuộc chuyên khoa mắt cho trẻ sơ sinh. Ống lệ đạo của các bé rất mỏng manh và việc thông tuyến lệ cần được thực hiện một cách bài bản, cẩn thận và nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến bé. Nhiều trường hợp các bé bị thông tuyến lệ nhiều lần, chẳng những không khỏi mà còn khiến ống lệ đạo bị trầy xước, tổn thương.

Nhiễm khuẩn mắt

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn có thể là một triệu chứng của các căn bệnh nhiễm khuẩn mắt. Có 3 nguyên chính gây nhiễm khuẩn mắt là: vi trùng bệnh lậu, trùng roi và Staphylococcus aureus. Bé sẽ dễ gặp những tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, mắt bé còn có thể bị tổn thương bởi virus Herpes Simplex 1, loại virus thường gây ra chứng nhiệt miệng.

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn 2
Trong ba tác nhân gây nhiễm khuẩn trên thì vi trùng bệnh lậu là nguy hiểm nhất vì nó có thể gây mù nếu không được điều trị

Triệu chứng điển hình của nhiễm khuẩn mắt ở trẻ sơ sinh là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ, chảy mủ, rỉ ghèn quanh mắt. Màu sắc của ghèn do nhiễm khuẩn thường vàng sậm màu hơn hoặc có màu xanh. Khi nhận thấy các dấu hiệu này, mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ ngay để được chuẩn đoán kịp thời.

Mẹ tuyệt đối không nên tự mua thuốc nhỏ mắt hay điều trị tại nhà vì trong một số trường hợp có thể khiến bệnh nhiễm khuẩn trở nên nặng hơn và dẫn đến mù ngay trong tháng đầu sau khi sinh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x