Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mẹ có biết, hình dạng, màu sắc cũng như kết cấu của móng tay em bé là những dấu hiệu báo động sức khỏe trẻ em? Liệu bé có đang thiếu chất hay gặp vấn đề sức khỏe? Cầm tay con và tìm hiểu ngay mẹ ơi.
Những đốm trắng nhỏ thường xuất hiện khi móng tay bé bị tổn thương, và sẽ tự động biến mất khi vết thương lành lại. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, đốm trắng xuất hiện cho thấy cơ thể bé đang thiếu kẽm, cần được bổ sung ngay.
Khi cơ thể khỏe mạnh, móng tay trẻ có màu hồng nhạt, phần bán nguyệt ở gốc móng tay màu trắng. Tùy theo vấn đề sức khỏe bé đang mắc phải, móng tay sẽ đổi màu khác.
Loại trừ nguyên nhân di truyền, móng tay có màu vàng cho thấy bé cưng đang có dấu hiệu dư thừa vitamin A. Móng tay màu xanh, đen là dấu hiệu của sự nhiễm khuẩn bên dưới móng. Móng tay nâu cho thấy bệnh về tuyến giáp hoặc do suy dinh dưỡng. Mẹ nên đặc biệt cẩn thận khi móng tay bé xuất hiện màu đỏ, hồng bất thường. Màu đỏ cho thấy sự liên quan đến tim, còn màu hồng là sự thiếu máu.
Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang thiếu hụt vitamin B, cần được bổ sung ngay. Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin B trong thực đơn dinh dưỡng cho bé như: lòng đỏ trứng, gan, các loại rau lá xanh…
Những bé có móng tay mỏng nhưng bề mặt bị rỗ có thể đang gặp vấn đề với bệnh vảy nến, hoặc chàm eczema.
Nếu móng tay cong vào trong, 2 bên cạnh móng tay đầy lên làm móng bị lõm xuống như hình chiếc muỗng, bé có thể đang bị thiếu sắt, rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc mắc các bệnh về cơ xương. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Là dấu hiệu cảnh báo bệnh về da hoặc do không bổ sung đủ lượng protein cần thiết. Với những trường hợp này, mẹ nên tăng cường cho bé ăn thịt, cá, tôm để bổ sung thêm protein. Đồng thời bổ sung thêm kali, sắt nếu muốn móng tay khỏe hơn.
Đây có thể là kết quả của sự gián đoạn đột ngột trong quá trình phân chia tế bào, gây ra do một số bệnh nhiễm trùng trong móng tay, bệnh ngoài da cũng như thể hiện nguy cơ tiểu đường tiềm ẩn. Bên cạnh đó, nếu bé bị suy dinh dưỡng, nồng độ canxi thấp hoặc do tác dụng phụ của thuốc, móng tay cũng sẽ xuất hiện những vệt ngang như vậy. Những bé bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ khi chào đời cũng “sở hữu” bộ móng tay có vệt ngang.
Bé bị thiếu hụt vitamin C và axit folic, phần da quanh móng tay sẽ thường xuyên bị tổn thương, thậm chí ảnh hưởng đến gốc móng, làm xuất hiện những đường gờ ngang. Xước măng rô đi kèm với ngứa là dấu hiệu bị viêm da, nấm da. Để tránh làm con đau, mẹ tránh không dùng tay kéo phần xước măng rô. Tốt nhất, nên dùng kéo hoặc đồ bấm móng tay để loại bỏ phần da này.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.