Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/10/2020

Mẹ biết gì về dị ứng thực phẩm ở trẻ em?

Mẹ biết gì về dị ứng thực phẩm ở trẻ em?
Theo thống kê, cứ 12 bé sinh ra sẽ có 1 bé bị dị ứng thực phẩm và tình trạng này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhận biết tình trạng này như thế nào và làm thế nào để đưa ra những lựa chọn thực phẩm đúng đắn?

Dị ứng thực phẩm là gì?

Hầu hết các bệnh dị ứng thực phẩm nghiêm trọng bắt đầu trong giai đoạn phôi thai và trẻ nhỏ, được gây ra bởi một số lượng tương đối nhỏ các loại thực phẩm khác nhau. Trong đó, dị ứng sữa và trứng là phổ biến và có xu hướng biến mất sau khi bé lớn lên. Các thực phẩm phổ biến khác gây dị ứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh nơi sống. Chẳng hạn, dị ứng đậu phộng khá phổ biến ở Mỹ, Anh và Úc, nhưng ở Đông Nam Á và Nam Âu, cá và hải sản trong các món như cháo hàu, cháo tôm, cháo mực… hấp dẫn lại là trường hợp có nhiều người dị ứng hơn hẳn.

dị ứng
Ở Đông Nam Á và Nam Âu, cá và hải sản lại là trường hợp có nhiều người dị ứng hơn hẳn

Cơ chế gây dị ứng là do hệ miễn dịch của cơ thể trở nên “bối rối” trước những thành phần của thực phẩm và gây phản ứng tạo ra histamine, “thủ phạm” chính gây nên các triệu chứng dị ứng cổ điển như phát ban, sưng phù. Nghiêm trọng hơn, dị ứng thức ăn có thể gây sốc phản vệ, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Trong số các loại dị ứng, dị ứng thực phẩm là loại phổ biến nhất, khi có đến hơn 8% trẻ em từ 3 tuổi trở xuống bị dị ứng một loại thực phẩm nào đó. Nếu gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng, nguy cơ bé bị dị ứng cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Trẻ bị hen suyễn, chàm eczema hay viêm mũi dị ứng sẽ cũng có nguy cơ dị ứng thực phẩm cao hơn những bé khác.

2. Dị ứng thực phẩm: Khi nào nên lo?

Thông thường, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dị ứng sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt và cây như hạt dẻ, quả óc chó và hạnh nhân là những trường hợp phổ biến nhất. Theo thống kê, có khoảng 1,6% – 7% trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa, 2% trẻ dưới 3 tuổi bị dị ứng với trứng và hơn 2% trẻ bị dị ứng với đậu phộng. Ngoài ra, những bé 7 tháng tuổi, độ tuổi ăn dặm cũng rất dễ bị dị ứng thực phẩm.

Dị ứng thức ăn ở trẻ em
Ngay khi lỡ ăn những thực phẩm gây dị ứng, mẹ sẽ thấy cơ thể bé cưng “biểu tình” ngay lập tức

Hầu hết các trường hợp bị dị ứng thực phẩm đều rất dễ phát hiện, bởi những dấu hiệu rõ ràng như:

  • Phát ban hoặc nổi mề đay xung quanh miệng, mũi và mắt, sau đó lan rộng ra các phần khác của cơ thể
  • Sưng nhẹ môi, mắt, mũi, miệng
  • Chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt
  • Ngứa miệng, ngứa cổ họng
  • Buồn nôn, tiêu chảy

Đặc biệt, nếu bị dị ứng nghiêm trọng, bé có thể bị các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, cổ họng và lưỡi sưng, giảm huyết áp đột ngột. Đây là những biểu hiện của tình trạng sốc phản vệ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nếu không được xử lý kịp thời.

3. Làm gì khi bé bị dị ứng?

Trong trường hợp nghi ngờ bé bị dị ứng một loại thực phẩm nào đó, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra ngay để được tư vấn kịp thời. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ cách loại trừ những thực phẩm gây dị ứng trong thực đơn của bé nhưng vẫn đảm bảo cục cưng nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu trẻ bị dị ứng sữa, và bạn đang cho con bú, bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng sẽ tư vấn cho bạn về việc thay đổi chế độ ăn uống. Nếu bé uống sữa công thức, bạn có thể được tư vấn để thay đổi sang một công thức ít gây dị ứng sữa. Tuyệt đối không tự ý cắt giảm thực phẩm nếu chưa tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng.

Các thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé

Dị ứng thực phẩm là cách phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với một loại thực phẩm nào đó. Thông thường biểu hiện đi kèm với dị ứng thực phẩm thường là nổi mẫn đỏ, ngứa, sưng ở một vài chỗ, hắt hơi, buồn nôn thậm chí có trường hợp nặng hơn là gây tử vong. Vì vậy khi muốn cho bé nếm thử một món mới, mẹ chỉ nên cho bé nếm từng chút một và chú ý quan sát biểu hiện của bé.

Không phải thực phẩm ngon và bổ nào cũng tốt với trẻ. Hải sản, sữa, trứng, bột mì là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng mà hầu như mẹ nào cũng biết rồi. Nhưng còn chanh, dứa và socola thì sao? Những loại thực phẩm tưởng chừng như vô hại nhưng lại tiềm tàng nguy cơ gây dị ứng cho bé.

1. Chanh

Chắc hẳn mẹ rất ngạc nhiên khi biết chanh có thể gây dị ứng cho bé đúng không? Nếu lượng axit trong cơ thể bé đã cao sẵn rồi thì uống nước chanh có thể làm tăng thêm lượng axit, từ đó di chuyển đến mạch máu và cuối cùng là làm bé bị dị ứng. Tuy nhiên, dị ứng với chanh đa số chỉ dừng lại với việc nổi ban đỏ khắp người thôi chứ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé lắm.

thuc pham gay di ung
Bạn có bất ngờ không khi biết chanh cũng có thể gây dị ứng cho trẻ?

2. Dừa

Rất hiếm trẻ bị dị ứng với dừa nhưng nếu có thì phản ứng rất nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, nếu là lần đầu tiên cho bé ăn dừa, mẹ phải hết sức chú ý nhé! Nếu có những biểu hiện dị ứng, mẹ nên đưa bé đi khám ngay.

3. Dứa

Dứa là loại thực phẩm chứ nhiều vitamin và rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, có nhiều bé lại bị ngứa, phát ban và đau bụng khi ăn dứa. Thậm chí còn có trường hợp nghiêm trọng là bị viêm và nhiễm trùng cổ họng nữa. Mẹ nên đặc biệt chú ý khi cho bé ăn dứa. Tốt nhất là nên gọt sạch vỏ, bỏ đi mắt dứa và ngâm nước muối trước khi cho bé ăn 30 phút.

thuc pham gay di ung 1
Mẹ nên ngâm dứa trong nước muối loãng trước khi cho bé ăn khoảng 30 phút

4. Chocolate

Đây được xem là món ngon và hấp dẫn đối với nhiều người. Tuy nhiên, lượng cacao có trong socola lại khiến nhiều người không thể hấp thụ và gây dị ứng. Nếu con bạn không may mắn và bị dị ứng với dừa thì bạn nên cẩn thận khi cho bé tiếp xúc với socola nhé!

Mẹ nên biết một điều rằng các loại thực phẩm “gần gũi” nhau có thể gây ra những phản ứng chéo. Chẳng hạn như nếu bé bị dị ứng với sữa bò thì nguy cơ bé dị ứng với thịt bò là 10%, trứng với thịt gà là 5%, sữa bò với sữa dê lên đến 90% lận. Giữa đậu nành với nhà họ đậu là 5% trong khi đậu phộng với các loại đậu khác là 10%. Nếu bé dị ứng lúa mì thì khả năng dị ứng với các loại ngũ cốc khác là 25%.

Khi bé bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, mẹ có thể hỏi ý kiến chuyên khoa của các bác sĩ dinh dưỡng và quyết định có nên cho bé tập ăn thử các loại đó thêm một lần nữa không. Nhưng nếu bé vẫn tiếp tục có dấu hiệu dị ứng, mẹ nên dừng lại ngay nhé! Mẹ thông thái sẽ bảo đảm con khỏe mạnh, lớn nhanh như thổi thôi mà!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x