Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Đôi khi nhiều cha mẹ bị nhầm lẫn giữa việc bé bị tiêu chảy thông thường với tiêu chảy do bị kiết lỵ nên thường dùng những loại thuốc như men tiêu hóa, thuốc đau bụng cho bé uống. Điều này có thể làm sức khỏe bé trở nên nghiêm trọng hơn.
Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hay còn gọi là lỵ amibe gây ra. Ngoài ra, cũng có trường hợp trẻ bị kiết lỵ do vi khuẩn Shigella gọi là lỵ trực trùng. Đau bụng, đi ngoài nhiều, phân lỏng là những triệu chứng phổ biến của bệnh kiết lỵ.
– Bệnh lỵ trực trùng
Bệnh dễ nhận biết với các triệu chứng diễn ra một cách ồ ạt như chán ăn, sốt cao, đau bụng quanh rốn, đi ngoài phân lỏng chỉ toàn chất nhầy lẫn máu. Một ngày đi ngoài trên 10 lần, cơ thể bị mất nước và mệt mỏi.
– Bệnh lỵ amibe
Loại bệnh này khó nhận ra hơn, bởi bệnh không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ diễn ra một cách âm ỉ. Khi bị bệnh, cơ thể chỉ sốt nhẹ, đau bụng, mót rặn, đi ngoài phân lỏng sau chuyển sang nhầy kèm máu.
– Trẻ bị kiết lỵ luôn cảm thấy mót rặn, rặn nhiều dẫn đến sa hậu môn và đây là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
– Đối với trẻ nhỏ khi bị kiết lỵ, đi ngoài nhiều dẫn đến cơ thể mất nước, kiệt sức và mệt mỏi.
– Bé dễ bị viêm đa dây thần kinh vì bị mất quá nhiều chất bổ dưỡng do đi ngoài nhiều.
– Trẻ bị viêm khớp và để lại di chứng teo cơ rất nguy hiểm. Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của trẻ.
– Sau khi bị kiết lỵ bé dễ mắc hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt.
– Nếu để bệnh trở nên nặng hơn có thể gây thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm ruột thừa do amip.
– Ngay khi thấy trẻ đi ngoài nhiều, phân có chất nhầy kèm theo máu, mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức. Điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng xảy ra do cơ thể mất nước.
– Không nên tự ý dùng thuốc hoặc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian.
– Khi trẻ bị đi ngoài nhiều mẹ nên cho bé ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu hóa, ăn mỗi lần một ít và chia làm nhiều lần ăn. Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều bã do nhiều chất xơ sẽ gây kích thích đường ruột làm bé đi ngoài nặng hơn.
– Chỉ cho bé dùng thuốc kê đơn của bác sĩ, bù nước cho bé để tránh bị mất nước.
Nhằm giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, mẹ cần đảm bảo thực hiện những biện pháp sau:
– Cho bé ăn chín uống sôi. Đảm bảo vệ sinh khi chế biến và bảo quản thức ăn cho trẻ.
– Do sức đề kháng của bé còn yếu nên mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày để giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.
– Tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi sinh hoạt, ăn uống vui chơi cho bé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.