Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/04/2021

6 bệnh khiến trẻ nổi bóng nước trên da, mẹ đừng nên xem thường

6 bệnh khiến trẻ nổi bóng nước trên da, mẹ đừng nên xem thường
Nhóm bệnh nổi bóng nước trên da ở trẻ em có bệnh từ nhẹ chữa khỏi được nhưng cũng có bệnh nặng làm tăng nguy cơ tử vong. Việc chẩn đoán sớm những triệu chứng ban đầu ở trẻ giúp việc điều trị được tốt hơn và tránh những biến chứng phức tạp.
trẻ bị nổi bóng nước trên da
Nổi bóng nước trên da khiến trẻ khó chịu, mẹ phải làm sao?

Hãy cùng tìm hiểu 9 bệnh khiến trẻ nổi bóng nước trên da dưới đây để mẹ kịp thời chữa trị cho con nhé.

1. Bệnh tay chân miệng

bệnh tay chân miệng khiến trẻ nổi bóng nước trên da

Bệnh tay chân miệng khiến trẻ nổi bóng nước trên da ở bàn tay, bàn chân và mông. Bệnh thường xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi và xuất hiện nhiều hơn vào mùa hè và mùa thu.

Ngoài triệu chứng nổi bóng nước trên da, bệnh tay chân miệng ở trẻ em còn khiến bé bị lở miệng, chán ăn, sốt và đau họng.

Con đường lây truyền bệnh là qua tiếp xúc với nước bọt hoặc các bóng nước vỡ của người bệnh, thường là các bạn học cùng lớp, cùng trường với bé.

Nếu thấy con có dấu hiệu bị bệnh tay chân miệng, mẹ cần đưa con đi khám để được bác sĩ chỉ định điều trị, tránh để lâu khiến bé bị nhiễm trùng nặng. Đồng thời, mẹ cũng nên vệ sinh cho trẻ sạch sẽ để con nhanh chóng khỏi bệnh.

2. Bệnh thủy đậu khiến trẻ nổi bóng nước trên da

bệnh thủy đậu khiến trẻ nổi bóng nước trên da

Bệnh này do virus Varicella – Zoster (một loại virus thuộc chủng Herpes) gây ra, thường bùng phát mạnh vào những lúc thời tiết ẩm. Thủy đậu rất dễ lây lan qua đường hô hấp.

Đặc trưng nổi bật của bệnh thủy đậu là xuất hiện nhiều mụn nước nổi dày ở da, ban đầu trẻ nổi bóng nước trên da ở chân, tay và sau đó lan ra khắp cơ thể.

Các mụn nước ở trẻ em có lớp bọc rất mỏng, vì vậy chất dịch trong bọc rất dễ bị chảy ra khi vỡ. Chính chất mủ tanh này đã gây ra viêm nhiễm.

Thủy đậu thường khỏi sau 1-2 tuần, lúc này các nốt mụn nước sẽ bong ra và bong vảy. Một số nốt mụn nước sâu, to thì có thể để lại sẹo.

Để điều trị bệnh, bác sĩ thường chỉ định mẹ bôi dung dịch xanh Methylene lên da cho bé và cho bé uống một số thuốc để kháng virus. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung vitamin C cho bé để con yêu tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh.

3. Bệnh herpes khiến trẻ nổi bóng nước trên da

bệnh herpes khiến trẻ nổi bóng nước trên da

Bệnh do virus Herpes Simplex (HSV) gây ra với biểu hiện là nổi mụn nước, mụn rộp ở miệng, họng, mắt, tay hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh đặc biệt nguy hiểm nếu lây nhiễm và gây tổn thương vùng mắt, xâm nhập vào hệ trung ương thần kinh và gây tổn thương não bộ.

Thuốc chống virus sẽ làm giảm triệu chứng, hạn chế sự lan rộng của HSV tại chỗ. Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào diệt được virus này hoàn toàn nhưng vẫn có thuốc giảm được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tốt hơn hết, nếu mẹ thấy trẻ có dấu hiệu bệnh thì nên đưa bé tới bệnh viện để được thăm khám.

4. Bệnh zona khiến bé bị nổi mụn nước

bệnh zona ở trẻ em

Tác nhân chính gây ra bệnh zona ở trẻ em là do virus Herpes Zoster gây ra. Đây là loại virus gây ra bệnh thủy đậu.

Trẻ có tiền sử bị thủy đậu mà không được điều trị triệt để, virus có thể trỗi dậy do các yếu tố như suy giảm miễn dịch, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, hoạt động uống thuốc kháng sinh mạnh kéo dài và khiến trẻ bị zona thần kinh.

Triệu chứng ban đầu là ban đỏ rồi dần chuyển sang bóng nước, bệnh có thể kéo dài 2-4 tuần.

Tình trạng nổi bóng nước trên da ở trẻ thường đi kèm với những triệu chứng mệt mỏi, sốt, bỏ ăn. Vị trí xuất hiện zona thường chứa nhiều dây thần kinh như cổ, bẹn,… Những mụn nước tiết và chảy dịch khi vỡ ra sẽ đóng vảy trong khoảng vài tuần.

Bệnh có nguy cơ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như liệt thần kinh mặt, viêm thần kinh thị giác.

Để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Sử dụng các loại thuốc kháng histamin để giảm ngứa và chống viêm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng loại thuốc nào, mẹ cần nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

5. Bệnh chốc lở gây nổi bóng nước trên da trẻ

bệnh chốc lở gây nổi bóng nước trên da

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là sự tấn công, xâm nhập liên cầu hoặc tụ cầu. Bề mặt da nông là nơi tác nhân gây bệnh phát triển. Những biến chứng của bệnh chốc lở có thể là hồng ban đa dạng, viêm quầng, sốt tinh hồng nhiệt, nhiễm trùng huyết, viêm tủy xương, viêm mô tế bào.

Để trẻ nhanh khỏi bệnh, mẹ nên vệ sinh nhẹ nhàng vùng da trẻ bị tổn thương và không chà xát mạnh, đồng thời nên bôi thuốc mỡ chống khuẩn để da nhanh lành.

6. Bệnh viêm da tiếp xúc

bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là dạng viêm da bóng nước trên trẻ nhỏ sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do hóa chất, côn trùng, nguồn nước bị ô nhiễm,…

Trẻ bị viêm da tiếp xúc thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và nổi bóng nước trên da. Để điều trị bệnh, tốt hơn hết là mẹ nên tách trẻ ra khỏi các yếu tố gây dị ứng, hạn chế gãi ngứa và tăng cường dinh dưỡng trong chế độ ăn.

Nếu không chữa trị sớm, bệnh thường sẽ dẫn đến nhiễm trùng da. Đa số những trường hợp mắc bệnh sau vài ngày hoặc một tuần thì dấu hiệu sẽ thuyên giảm.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chớ coi thường bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em

Để điều trị trẻ bị nổi bóng nước trên da an toàn và hiệu quả, mẹ nên đưa bé đến phòng khám, bệnh viện chuyên về da liễu để được bác sĩ khám. Bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị an toàn và phù hợp nhất cho trẻ dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Cha mẹ cần lưu ý rằng phải tuyệt đối cho bé dùng thuốc theo sự chỉ định từ bác sĩ. Không tự ý đổi thuốc hoặc ngừng uống thuốc làm bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.

Lục Hoàng Linh

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
 https://www.webmd.com/children/ss/slideshow-common-childhood-skin-problems https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/skin/Pages/default.aspx https://my.clevelandclinic.org/health/articles/6951-skin-problems-in-children https://uichildrens.org/health-library/skin-problems-children-frequently-asked-questions https://www.mayoclinic.org/symptom-checker/skin-rashes-in-children-child/related-factors/itt-20009075
x