Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/10/2020

Phân biệt còi xương và suy dinh dưỡng

Phân biệt còi xương và suy dinh dưỡng
Còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là 2 vấn đề riêng rẽ nhưng lại thường bị nhầm lẫn là 1. Làm thế nào để xác định được trẻ đang bị còi xương hay đang suy dinh dưỡng? Mẹ nhớ điểm qua những bước so sánh dưới đây nhé!

Còi xương là chứng bệnh không hiếm gặp ở trẻ em. Làm sao để biết trẻ bị bệnh còi xương? Làm thế nào để chữa bệnh còi xương cho bé? Mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này của Marry Baby nhé.

Trong suy nghĩ của rất nhiều ba mẹ, còi xương có nghĩa là suy dinh dưỡng và ngược lại. Những bạn nhỏ chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao và có thân hình hơi khẳng khiu một chút đều dễ bị gắn mác “còi xương suy dinh dưỡng”. Kỳ thực, còi xương rất khác biệt với suy dinh dưỡng và cần có những cách xử lý khác nhau cho 2 vấn đề này.Còi xương

Bệnh còi xương là gì?

Còi xương là rối loạn về xương xảy ra khi trẻ bị thiếu canxi, phốt pho hoặc vitamin D. Những trẻ bị còi xương thường có xương mềm, yếu, chậm phát triển chiều cao, trong trường hợp bị bệnh nặng có thể bị dị dạng về xương.

Nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ em

♦ Trẻ từ 6-36 tháng tuổi: Bệnh còi xương ở trẻ xảy ra nhiều nhất ở các bé từ 6-36 tháng tuổi. Bởi vì đây là giai đoạn trẻ phát triển rất nhanh và có nhu cầu dinh dưỡng lớn nhưng không được mẹ đáp ứng đầy đủ nên dễ bị thiếu hụt.

♦ Trẻ ăn chay: Các bé ăn chay hoặc ít ăn các món trứng, sữa hay cá, hải sản sẽ dễ bị còi xương hơn các bé có chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

♦ Màu da: Màu da cũng là một yếu tố làm tăng khả năng còi xương. Những bé có màu da tối thì việc tắm nắng ít có hiệu quả hơn các bé có làn da sáng màu.

♦ Di truyền: Ngoài ra, có một dạng còi xương có thể là kết quả của di truyền. Trẻ bị mắc dạng bệnh còi xương thì thận không thể hấp thụ phốt pho.

♦ Không tắm nắng: Các bé chỉ bú mẹ mà không tắm nắng hay không uống bổ sung vitamin D cũng nằm trong nhóm có nguy cơ còi xương, vì sữa mẹ không đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu vitamin D.

Còi xương

Bé bị còi xương phải làm sao?

Cách phòng ngừa còi xương hiệu quả bao gồm việc bổ sung đầy đủ canxi, phốt pho và vitamin D cho bé. Trong trường hợp trẻ đã bị mắc bệnh còi xương, mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám định kỳ và thực hiện theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho bé được bác sĩ chỉ định.

Bên cạnh đó, trẻ còi xương nên ăn gì? Mẹ nên cho con ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi, phốt pho, vitamin D. Thường xuyên cho con ra ngoài trời để tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng và chiều mát. Cho bé vận động nhiều để tăng cường sự rắn chắc của xương.

Cách phân biệt bé bị còi xương và suy dinh dưỡng

1. Khi nào bé được gọi là suy dinh dưỡng?

Các bé bị suy dinh dưỡng thường có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn bạn đồng trang lứa. Một số bé suy dinh dưỡng đồng thời cũng bị mắc bệnh còi xương.

Trẻ suy dinh dưỡng thường có những biểu hiện như gầy còm, chiều cao và cân nặng đều ít hơn bạn cùng trang lứa, các bé cũng thường có vẻ ngoài xanh xao, kém hoạt bát, chậm mọc răng, khô giác mạc, bị quáng gà. Trong trường hợp nặng, suy dinh dưỡng có thể dẫn đến phù thũng, thiếu máu và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Suy dinh dưỡng xảy ra do chế độ ăn không đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc do bé quá biếng ăn. Việc thay đổi chế độ ăn, uống bổ sung các chất như kẽm, vitamin D, lysine, bổ sung các lợi khuẩn đường ruột, ăn thêm chất xơ có thể giúp bé cải thiện tình hình.Còi xương

2. So sánh còi xương và suy dinh dưỡng

Nếu mẹ vẫn chưa rõ ràng về hai khái niệm còi xương hay suy dinh dưỡng để theo dõi sức khỏe của con tốt hơn, có thể dựa vào bảng so sánh dưới đây để phân biệt.

Còi xương Suy dinh dưỡng

Xuất hiện ở cả trẻ gầy và trẻ mập mạp (còi xương thể bụ bẫm).

 

Thường ở các bé gầy và thấp
Thường xảy ra ở trẻ 6-36 tháng tuổi Xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Trẻ sơ sinh có thóp rộng, lâu đóng, đầu bẹp hoặc có trán dô cao. Suy dinh dưỡng có thể bao gồm hoặc không có các dấu hiệu của còi xương
Bé khó ngủ, trằn trọc, hay đổ mồ hôi trong lúc ngủ Các bé suy dinh dưỡng không kèm theo còi xương có thể sẽ không bị khó ngủ.
Giữa các xương sườn nổi lên khối gồ, tạo thành “chuỗi hạt sườn” Không có chuỗi hạt sườn

Xương giòn, dễ gãy, có vòng xương ở cổ tay, cổ chân.

Chân bị vòng kiềng (chữ O) hoặc chữ X

Suy dinh dưỡng không kèm còi xương thì chân tay và xương không bị biến dạng
Cơ nhão dẫn đến chậm phát triển kỹ năng vận động. Chậm phát triển kỹ năng vận động và khả năng nhận thức.
Giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh hô hấp, bệnh về mắt.

Điều trị bằng cách bổ sung vitamin D, canxi và phốt pho.

Trường hợp nặng, bé cần được tập vật lý trị liệu và chấn thương chỉnh hình.

Cần thay đổi toàn bộ chế độ dinh dưỡng, vận động và ngủ nghỉ.

Cả còi xương và suy dinh dưỡng đều là những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Để giúp con phòng ngừa hai vấn đề này, mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tạo đà phát triển hợp lý.Còi xương

Trẻ bị còi xương thể bụ

Ngay cả những trẻ có vóc dáng to lớn so với bạn đồng trang lứa vẫn có thể bị còi xương. Tình trạng này gọi là còi xương thể bụ và không hề hiếm gặp

1. Nguyên nhân trẻ bị còi xương thể bụ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến còi xương, trong số đó có rối loạn dinh dưỡng, khi cơ thể không nhận đủ lượng vitamin D, canxi hay phốt phát. Tình trạng này khiến xương yếu, xốp và tăng trưởng chậm, dị dạng xương. Nguyên nhân phổ biến nhất là thiếu vitamin D, chất giúp chuyển hóa canxi và phốt phát trong cơ thể. Thiếu vitamin D, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hormone kích thích giải phóng canxi và phốt phát từ xương, từ đó khiến kết cấu của xương trở nên kém chắc chắn.

Tình trạng còi xương xảy ra phổ biến nhất trong độ tuổi từ 6-24 tháng. Trẻ nhỏ là đối tượng bị mắc phải tình trạng này nhiều nhất do các bé vẫn đang phát triển.

2. Trẻ bụ bẫm có nguy cơ cao

Thấy con cao to hơn bạn đồng trang lứa, bạn khó có thể tin được bé đang bị còi xương. Nhưng thực tế là, các trẻ càng mau lớn càng có nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng dành cho hệ xương. Nếu bố mẹ không chú ý để con tắm nắng đúng và đủ, bổ sung vitamin D, canxi và phốt phát thông qua chế độ ăn uống thì khả năng bé bị còi xương rất dễ xảy ra.

Còi xương
Trẻ bụ bẩm vẫn có nguy cơ bị còi xương

3. Dấu hiệu trẻ bị còi xương thể bụ

Dù ở thể bụ bẫm hay gầy, bố mẹ cũng có thể phát hiện ra các dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương bao gồm rụng tóc sau đầu (hay còn gọi là rụng tóc hình vành khăn), hay quấy khóc khi ngủ, hay giật mình, thóp rộng và chậm liền lại, chậm biết bò, biết đi, chậm mọc răng. Khi tình trạng này đã xảy ra ở mức nghiêm trọng hơn, những dấu hiệu sẽ rõ ràng và đòi hỏi được can thiệp càng nhanh càng tốt:

  • Hộp sọ có hình dáng bất thường
  • Đau xương, xương mềm ở cánh tay, chân, chậu hay cột sống
  • Vóc dáng thấp, chậm phát triển
  • Gãy xương
  • Chuột rút
  • Dị dạng xương bao gồm: vòng kiềng, cẳng chân hình chữ X, dị dạng xương chậu, cột sống cong, xương ức nhô ra.

Tuy nhiên, để biết chính xác bé có bị còi xương hay không, bạn cần đưa con đến các phòng khám, bệnh viện có đủ trang thiết bị để có thể kiểm tra được tình trạng xương và mật độ canxi, vitamin D hay phốt phát trong cơ thể. Thông thường, trẻ cần được xét nghiệm máu và chụp X-quang xương.

Marry Baby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x