Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/03/2020

Quáng gà: Có phải chỉ là bệnh của người già?

Quáng gà: Có phải chỉ là bệnh của người già? 
 Bệnh quáng gà thường xảy ra ở người cao tuổi. Song trẻ con, phụ nữ hoặc bất kỳ ai cũng có thể mắc phải nếu cơ thể thiếu chất hoặc bị các bệnh về mắt khác.  Bệnh quáng gà là gì? Có chữa được không? Mẹ hãy tìm hiểu ngay để giúp gia đình mình […]

Bệnh quáng gà thường xảy ra ở người cao tuổi. Song trẻ con, phụ nữ hoặc bất kỳ ai cũng có thể mắc phải nếu cơ thể thiếu chất hoặc bị các bệnh về mắt khác.

Bệnh quáng gà là gì? Có chữa được không? Mẹ hãy tìm hiểu ngay để giúp gia đình mình phòng chữa bệnh về mắt này nhé.

I. Bệnh quáng gà là gì?

Bệnh quáng hay còn gọi là chứng mù đêm. Đây là một loại suy giảm thị lực khiến mắt rất kém vào ban đêm hoặc trong môi trường thiếu ánh sáng.

II. Dấu hiệu bệnh quáng gà

Triệu chứng duy nhất của bệnh quáng gà là người bệnh khó nhìn trong bóng tối hoặc khi mắt của bạn chuyển từ chỗ sáng sang chỗ tối. Ví dụ như lúc bạn ở ngoài trời nắng rồi bước vào trong nhà.

Chứng mù đêm cũng có thể khiến bạn gặp khó khăn khi lái xe. Lý do là vì độ sáng của đèn xe và đèn đường thay đổi liên tục.

Bệnh quáng gà rất khó lái xe ban đêm
Bệnh quáng gà rất khó lái xe ban đêm

III. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh quáng gà

Bạn dễ mắc quáng gà nếu bị các chứng bệnh sau:

+ Cận thị.

+ Hay bị mờ mắt khi nhìn vào các vật ở xa.

+ Đục thủy tinh thể.

+ Viêm võng mạc sắc tố.

+ Mắc hội chứng usher (tình trạng di truyền ảnh hưởng đến cả thính giác và thị giác).

+ Tuổi tác cao.

+ Thiếu vitamin A.

+ Bệnh suy tụy, xơ nang tụy.

+ Bệnh tiểu đường.

bị cận thị dễ mắc bệnh quáng gà
Bị cận thị dễ mắc bệnh quáng gà

IV. Bệnh quáng gà có chữa được không?

Bệnh quáng gà có nhiều dạng. Nếu quáng gà do cận thị, đục thủy tinh thể hoặc thiếu vitamin A thì có thể khắc phục được. Bạn có thể dùng kính mắt hoặc kính áp tròng để cải thiện tầm nhìn vào ban đêm.

V. Chữa bệnh quáng gà như thế nào?

Mỗi dạng quáng gà sẽ có một cách điều trị khác nhau. Bạn có thể điều trị bệnh này ở những trường hợp cụ thể như sau:

1. Quáng gà do đục thủy tinh thể

Bạn có thể làm phẫu thuật để chữa đục thủy tinh thể. Bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng ống kính nhân tạo để thay thế ống kính của bạn. Sau khi phẫu thuật, chứng mù đêm sẽ dần được cải thiện.

Bạn nên chọn ống kính nhân tạo trước khi làm phẫu thuật. Các loại ống kính nhân tạo phổ biến nhất bạn có thể chọn như:

+ Ống kính đơn tiêu cự: Loại này phổ biến nhất nhưng lại có nhược điểm là hạn chế tầm nhìn. Khi muốn nhìn xa bạn phải đeo kính viễn hoặc kính cận.

+ Ống kính astigmatic: Tương tự như ống kính tiêu cự nhưng loại này có thêm chức năng khắc phục chứng loạn thị.

+ Ống kính nội nhãn đa tiêu cự: Dùng loại này bạn có thể nhìn gần hoặc xa rõ ràng và không cần đeo thêm kính.

quáng gà do đục thủy tinh thể
Quáng gà do đục thủy tinh thể

2. Quáng gà do thiếu vitamin A

Chúng ta hay bị thiếu vitamin A do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo đầy đủ chất.

Bạn có thể nạp vitamin A từ thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung để cải thiện chứng quáng gà và tăng cường thị lực.

Đối với bà bầu, việc dư thừa vitamin A dễ gây dị tật thai nhi. Vì vậy, nếu mắc chứng quáng gà lúc mang thai bạn nên hỏi kiến của bác sĩ khi muốn bổ sung chất này.

3. Yếu tố di truyền

Nếu bạn bị di truyền chứng viêm võng mạc sắc tố, aren sẽ không thể điều trị. Vì các gen gây ra sắc tố tích tụ trong võng mạc không đáp ứng được với các thấu kính điều chỉnh hoặc phẫu thuật.

Do đó, khi bị quáng gà từ các yếu tố di truyền này bạn không nên lái xe vào ban đêm.

quáng gà do di truyền
Quáng gà do di truyền

VI. Cách phòng bệnh quáng gà

Nếu mắc bệnh di truyền về mắt như hội chứng usher, bạn nên theo dõi mức đường trong máu thường xuyên. Đồng thời, bạn cần có chế độ ăn uống cân bằng các dưỡng chất để giảm nguy cơ mắc bệnh quáng gà.

Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, khoáng chất, vitamin đặc biệt là vitamin A có thể giúp bạn ngăn ngừa chứng đục thủy tinh thể, quáng gà và nhiều bệnh về mắt khác.

Các thực phẩm rất giàu vitamin A tốt cho mắt bạn nên bổ sung bao gồm:

1. Trái cây

+ Dưa vàng

+ Khoai lang

+ Cà rốt

+ Bí ngô

+ Bí đao

+ Xoài

Xoài tốt cho bệnh nhân quáng gà
Xoài tốt cho bệnh nhân quáng gà

2. Rau xanh

+ Cải bó xôi

+ Rau xanh collard

3. Các loại sữa động vật

+ Sữa bò

+ Sữa dê

4. Các loại trứng gia cầm

+ Trứng gà

+ Trứng vịt

+ Trứng cút

trứng tốt cho người bệnh quáng gà
Trứng tốt cho người bệnh quáng gà

VII. Những lưu ý cho người bị quáng gà

+ Chỉ lái xe vào ban ngày và tuyệt đối không lái xe vào ban đêm.

+ Hạn chế lái xe trong đường hầm.

+ Đeo kính râm hoặc đội mũ vành để chống chói mắt

+ Hạn chế ăn, uống đồ ngọt.

+ Hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn.

+ Không uống rượu, bia.

Bệnh quáng gà không nên uống rượu bia
Bệnh quáng gà không nên uống rượu bia

Quáng gà không phải là bệnh mù lòa nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người bệnh. Nhất là khi bạn điều khiển các phương tiện giao thông vào buổi tối hoặc nơi có thiếu ánh sáng. Quáng gà có thể chữa được ở một số trường hợp và không chữa được nếu bị di truyền. Bạn nên có biện pháp phòng tránh từ sớm để giúp bản thân và gia đình giữ được mắt khỏe mạnh nhé.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x