Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/10/2023

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì trong hiệu quả "trong nháy mắt"?

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì trong hiệu quả "trong nháy mắt"?
Khoảng thời gian từ 1-2 tháng tuổi là lúc bé bị mẩn ngứa nhiều. Đây cũng là thời điểm bé chưa có nhiều phản ứng với việc bị ngứa nên mẹ càng khó phát hiện. Nếu không quan sát kịp thời, những nốt mẩn ngứa sẽ xuất hiện nhiều hơn, vỡ mụn nức và sẽ lây sang các vùng da khác và tạo thành mảng.

Hãy để MarryBaby mách cho mẹ trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì cho nhanh hết để mẹ bớt lo lắng nhé!

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thường xuyên bị mẩn ngứa

Để tìm hiểu trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì, bạn cần hiểu về căn bệnh này. Ngoài yếu do do di truyền, trẻ sơ sinh thường xuyên bị mẩn ngứa do bị hăm ở cổ hoặc do thức ăn trong thực đơn của mẹ tiết ra qua đường sữa.

Có thể là do các loại hải sản. Vì vậy mẹ cần ăn từ từ với lượng nhỏ xem bé có dị ứng với món ăn nào không.

Với trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, mẩn ngứa xuất phát từ chế độ ăn hằng ngày của bé. Những món ăn mà trẻ chưa được ăn bao giờ, sau khi ăn ngay lập tức hoặc vài giờ có triệu chứng mẩn ngứa thì có thể là dị ứng thực phẩm.

Ngoài ra, trẻ có thể bị dị ứng mẩn ngứa do thời tiết thay đổi. Mẹ cần chú ý quan sát thời tiết xung quanh xem liệu bé có mắc chứng này hay không.

Mẩn ngứa do bị bọ chó, bọ mèo cắn hay dị ứng mẩn ngứa do các loại lông bay ra từ áo len, thảm, hoặc bụi bẩn quá nhiều cũng rất dễ xảy ra.

Mẹ cần tìm hiểu trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì để giúp bé thoải mái và thoát khỏi tình trạng này!

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì?

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hạn chế sử dụng thuốc Tây y, thay vào đó, mẹ có thể tận dụng mẹo dân gian để trị mẩn ngứa rất hiêu quả. Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa tắm lá gì?

Dưới đây là 8 loại lá tắm trị mẩn ngứa trong “nháy mắt” thấy công hiệu.

1. Khổ qua rừng

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Với lá và dây khổ qua rừng phơi khô, mẹ có ngay bài thuốc trị mẩn ngứa hiệu quả cho bé.

Thành phần charantin trong lá khổ qua có tác dụng tăng lưu thông máu, giúp da trẻ trắng hồng. Đặc tính kháng khuẩn cao của lá khổ qua rừng cũng giúp tăng đề kháng cho trẻ, ngăn ngừa viêm nhiễm. Khổ qua rừng không chỉ giúp làm khô các vết cắn của côn trùng, mà còn hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, rôm sảy nhanh chóng.

Cách nấu khổ qua rừng trị ngứa cho bé:

  • Bước 1: Cho 50g lá và dây khổ qua rừng vào nồi, thêm nước.
  • Bước 2: Đun sôi trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Pha nước tắm và tắm cho bé trong 3 lần/tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì?
Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Lá khổ qua

2. Tắm cho trẻ bằng lá chè xanh

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Lá chè xanh có chứa hoạt chất fluor có tính sát khuẩn nhẹ cùng với các loại vitamin A, B2, B3, B5 và vitamin C giúp làm sạch và sáng da, bên cạnh đó lá chè xanh còn chứa axit acetic giúp giảm ngứa, khô da. Chính vì thế, lá chè xanh là một loại lá tắm chữa mẩn ngứa chi bé hiệu quả.

Để trị mẩn ngứa cho trẻ mẹ chọn lá chè xanh loại tươi, không bị dập nát, úa vàng, rửa sạch đun sôi, gạn lấy nước trong để tắm cho bé. Không nên tắm nước chè xanh quá đặc hoặc quá loãng cho bé, dùng nước có màu vàng nâu là phù hợp nhất.

Cách tắm lá chè xanh trị ngứa cho bé:

  • Bước 1: Chọn lá chè xanh tươi, không giập úa.
  • Bước 2: Rửa sạch lá chè, cho vào nồi, thêm nước và đun sôi trong một lúc để lá chè xanh tiết ra tinh chất.
  • Bước 3: Pha nước lá chè xanh đã nấu với nước nguội và tắm cho bé.

Sau khi tắm cho trẻ bằng nước chè xanh, mẹ có thể thoa lên người trẻ một lớp kem dưỡng ẩm để tránh da bị khô, vì da càng khô thì sẽ càng gây ngứa ngáy, khó chịu.

Lá trà xanh có thể chữa sởi ở trẻ em. Mẹ đã biết cách tắm lá trà xanh chữa bệnh sởi cho bé chưa?

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì
Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Lá chè xanh

3. Lá kinh giới

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Kinh giới là một trong những loại lá tắm cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng. Lá kinh giới có tác dụng làm sạch da và trị được một số nốt mụn thông thường.

Cách 1: Dùng nước lá kinh giới tắm trị mẩn ngứa cho bé:

  • Bước 1: Chọn lá kinh giới tươi, không giập hay bị vàng, héo.
  • Bước 2: Rửa sạch lá kinh giới, để ráo.
  • Bước 3: Giã nát lá kinh giới rồi chắt lấy nước pha với nước tắm của bé hoặc đun sôi với nước khoảng 5 – 7 phút, sau đó pha với nước nguội tắm cho bé.

Cách 2: Tắm lá kinh giới khô trị mẩn ngứa cho bé:

  • Bước 1: Lấy một nắm lá kinh giới khô cho vào nồi, thêm nước.
  • Bước 2: Đun sôi lá kinh giới khô một lúc rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Lọc lấy nước rồi pha vào nước tắm cho bé.
Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì
Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Lá kinh giới

4. Cây nhọ nồi

Theo kinh nghiệm dân gian, cỏ nhọ nồi là một trong những cây thuốc Nam có tác dụng trị mẩn ngứa cho trẻ hiệu quả. Y học cổ truyền cho rằng, cỏ nhọ nồi là cây thảo dược không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, ích âm, bổ thận thường được dùng trong điều trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, mẩn ngứa, chảy máu cam, mề đay.

Cây nhọ nồi được xem là loại lá tắm cho trẻ rất hữu dụng. Nếu bé chẳng may bị muỗi chích, côn trùng cắn… tắm loại lá này sẽ chẳng sợ bị thâm sẹo.

Cây nhọ nồi có tác dụng gì?
Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Cỏ nhọ nồi

5. Tắm cho trẻ bằng lá khế chua

Thầy thuốc nổi tiếng người Ả Rập là Averrhoa đã thừa nhận về tác dụng của lá khế. Ông khẳng định: “Lá khế dùng trộn với hồ tiêu giã nhỏ đắp lên người giúp ra mồ hôi, đánh tan sự rời rã, bải hoải, mệt mỏi và chữa được cả bệnh mẩn ngứa”.

Theo đông y lá khế chua có tính hàn, tán nhiệt độc, lợi tiểu nên hóa giải được các triệu chứng mẩn ngứa khắp người ở trẻ.

Cách nấu nước lá khế tắm trị ngứa cho bé:

  • Bước 1: Rửa sạch một nắm lá khế.
  • Bước 2: Tuốt bỏ phần cọng cứng.
  • Bước 3: Xay hoặc giã nát lá khế với một chút muối hạt.
  • Bước 4: Lọc lấy nước lá khế cho vào thau nước tắm của trẻ rồi tắm cho bé khi nước vẫn còn ấm.

6. Lá trầu không

Khi nhắc đến các loại lá tắm trị ngứa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chắc chắn không thể bỏ qua lá trầu không. Trầu không chứa nhiều chất chống oxy hóa, đồng thời có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, sát trùng hiệu quả. Những đặc tính này của lá trầu không giúp giảm mẩn ngứa ở trẻ em, hỗ trợ điều trị các tình trạng như rôm sảy, hăm tã… Ngoài ra, lá trầu không còn giúp chữa lành các vết xước da do gãi, chống nấm da và giảm ngứa cho những bé có cơ địa dị ứng. Lá trầu không với tinh dầu có mùi thơm dễ chịu cũng sẽ giúp bé thư giãn, dễ ngủ, bớt quấy khóc.

Cách tắm lá trầu không trị mẩn ngứa cho bé:

  • Bước 1: Rửa sạch 10 lá trầu không, vẩy ráo.
  • Bước 2: Thái nhỏ rồi vò nát.
  • Bước 3: Cho lá trầu đã thái vào nồi, thêm nước và đun sôi trong vài phút để lá trầu tiết ra tinh chất.
  • Bước 4: Tắt bếp, pha thêm nước đến khi có vừa ấm rồi tắm cho bé. Nhiệt độ phù hợp để tắm cho bé là 38- 42 độ C, tuy nhiên nếu bạn không có nhiệt kế thì bạn có thể dùng cùi chỏ khuỷu tay mình để thử. Khi nhúng khuỷu tay của mình vào thau nước và thấy vừa ấm thì đó là nhiệt độ an toàn để tắm cho bé.

Lá trầu không có thể chữa ho, sổ mũi và cảm cúm ở trẻ em. Mẹ đã biết cách tắm lá trầu chữa ho sổ mũi cho bé chưa?

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì?
Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Lá trầu không

7. Cây dền gai

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Tắm lá cây dền gai này thường xuyên không chỉ giúp da bé mịn màng mà còn hạn chế tình trạng bị sưng, mẩn ngứa khi bị côn trùng cắn. Đồng thời lá của cây dền gai còn có tác dụng long đờm, trị ho và chữa các bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả.

8. Cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu dùng làm lá tắm cho trẻ bị mẩn ngứa, rôm sẩy hoặc ghẻ lở. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng loại cỏ này để trị bệnh đái dầm, ngừa viêm não truyền nhiễm, trị ho, giảm sốt…

Một điều mẹ có thể yên tâm nữa chính là cỏ mần trầu có tính năng kháng thuốc diệt cỏ rất tốt mẹ không cần lo tác dụng phụ.

Cỏ mần trầu rất giàu công dụng
Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Cỏ mần trầu

>> Mẹ xem thêm: Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày mọc răng không sốt

Một số lưu ý khi tắm lá

Trẻ nổi mẩn ngứa tắm lá gì? Với trẻ sơ sinh, mọi hoạt động đều cần phải cẩn trọng. Tắm lá cho bé cũng vậy. Dù bé bị nổi mẩn đỏ tắm lá gì thì để đảm bảo an toàn các loại lá cần được xử lý rất cẩn thận với nhiều công đoạn:

  • Rửa lá tắm thật sạch để loại trừ bụi bẩn và trứng côn trùng. Nên ngâm, rửa với nước muối loãng để tăng thêm hiệu quả trước khi đun sôi.
  • Các loại lá sau khi được đun sôi phải để cách xa tầm tay trẻ, để ấm khoảng 30 độ C mới tắm cho trẻ.
  • Lá kinh giới có thể nấu chín hoặc giã lá tươi tắm luôn, nếu đun thì không nên đun sôi quá kỹ, bởi như vậy sẽ làm mất đi lượng tinh dầu có tác dụng tốt.
  • Tắm tráng cho trẻ bằng nước ấm trước để loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn trên da, sau đó tắm nước lá và cuối cùng lại tráng bằng nước lọc đun sôi một lần nữa để loại bỏ những bột lá có thể sót lại trên da.

Trẻ bị mẩn ngứa tắm là gì hiệu quả 100%, không có loại lá nào trả lời được thắc mắc này nhưng 5 loại lá mà MarryBaby giới thiệu với mẹ trên đây có thể hạn chế nhanh được tình trạng mẩn ngứa khó chịu ở trẻ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x