Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 05/10/2023

Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi?

Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi?
Có nhiều biện pháp khắc phục tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ khá dễ dàng, nhất là về dinh dưỡng.

Sau đây là một số gợi ý cho các bà mẹ còn đang băn khoăn về vấn đề trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì? Mẹ ghi chú lại nhé!

1. Nhận biết dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn

Trước khi biết trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì; mẹ tham khảo một số dấu hiệu nhận biết con bị tình trạng này nhé!

Theo các chuyên gia y tế, những triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc có thể xuất hiện sau khi ăn hoặc uống chỉ vài phút, vài giờ; nhưng cũng có trường hợp biểu hiện sau một ngày. Trẻ bị ngộ độc thức ăn sẽ có những dấu hiệu như:

  • Đột ngột bị đau bụng, cảm giác buồn nôn hay nôn ói; có thể nôn ra những thực phẩm đã ăn trước đó hoặc nôn ra máu
  • Đi ngoài nhiều lần với phân lỏng, có thể lẫn máu
  • Có thể xuất hiện tình trạng sốt cao ở trẻ nhỏ, và sốt nhẹ ở những trẻ lớn hơn. Đặc biệt, với những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các triệu chứng của ngộ độc thức ăn thường diễn tiến nặng hơn.

Khi bị nôn ói và đi cầu nhiều lần, trẻ dễ bị mất nước và điện giải dẫn đến trụy tim mạch. Những dấu hiệu mất nước thường thấy ở bé bị ngộ độc thức ăn là khát nước, khô miệng, khô môi, mắt trũng, thở nhanh sâu, mạch nhanh, mệt lả, có thể xuất hiện co giật, nước tiểu ít và sẫm màu… Lúc này, mẹ nên xử trí kịp thời, ngăn chặn nguy cơ trẻ tử vong do mất nước. Và câu trả lời cho trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì càng thêm quan trọng!

trẻ bị ngộ độc thức ăn
Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì? Mẹ cần nhận biết dấu hiệu trước nhé!

2. Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ

Trẻ bị ngộ độc thức ăn có rất nhiều nguyên nhân khác nhau; hiểu được lý do tại sao sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì dễ dàng hơn.

Thông thường, tình trạng bé bị ngộ độc thức ăn thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính:

2.1. Do hóa chất

Có rất nhiều loại hóa chất có thể khiến trẻ em bị ngộ độc thức ăn như phẩm màu dùng trong trong chế biến thực phẩm; các loại thuốc diệt côn trùng; sâu hại còn tồn dư trên rau quả; chất bảo quản chống thối rữa, sâu mọt; hoặc các loại nước uống bị nhiễm kim loại như asen, kẽm, chì…

2.2. Các vi sinh vật

Thống kê cho thấy, tình trạng trẻ bị ngộ độc thức ăn do vi khuẩn thường chiếm tỉ lệ cao hơn so với hóa chất. Các vi sinh vật thường phát triển ở môi trường giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa… nếu những loại thực phẩm này không được bảo quản và xử lý đúng cách.

Ngoài ra, các chất độc có tự nhiên tồn tại trên một số loại rau, quả, cá, thịt như nấm độc, lá ngón, cá nóc, gan cóc, trứng cóc, mật cá trắm/chép/ trôi, nọc ong, nọc rắn… cũng có thể gây ngộ độc cho trẻ nếu chẳng may nếm phải.

>> Mẹ có thể quan tâm Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ và những biểu hiện thường gặp

3. Làm gì khi trẻ bị ngộ độc thức ăn?

Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, việc chăm sóc trẻ tại nhà tốt sẽ đẩy nhanh tiến trình hồi phục, ngăn ngừa các biến chứng ở trẻ bị ngộ độc thức ăn. Và trong đó, trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì; ăn bao nhiêu cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng mà mẹ cần hết sức lưu ý.

  • Dừng ăn thực phẩm khiến trẻ bị ngộ độc: Bố mẹ cần cho bé ngưng ngay món ăn mà bố mẹ nghi ngờ là nguyên nhân gây ngộ độc.
  • Mẹ nên để bé nghỉ ngơi thật nhiều, bởi cơ thể trẻ hiện rất yếu. Những hoạt động mạnh có thể sẽ làm bé thêm mệt mỏi. Hơn nữa, nguy cơ gặp phải những chấn thương không mong muốn cũng rất cao.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ bị ngộ độc cần được uống nước biển khô oresol hoặc nước cháo, nước dừa, nhất là sau mỗi lần nôn hay đi ngoài để bù lại lượng điện giải đã mất.
  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc: Đặc biệt, dù tình trạng ngộ độc của trẻ ở mức độ nào đi nữa; bố mẹ cũng không được tự ý cho trẻ uống thuốc, nhất là thuốc cầm tiêu chảy hoặc những loại kháng sinh, mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Cho trẻ nhập viện: Nếu đã chăm sóc trẻ bị ngộ độc thức ăn như trên mà tình trạng không cải thiện; trẻ vẫn nôn nhiều, không thể ăn uống được hoặc bỏ bú, mệt lả, quấy khóc dữ dội, nôn ra máu, đi cầu phân có máu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám và sớm nhập viện điều trị.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì để thải độc; phục hồi năng lượng và nhanh chóng khỏe mạnh là mối quan tâm lớn của nhiều bố mẹ. Sau đây là nội dung nhằm giải đáp thắc mắc đó.

>> Triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ em là gì? Mẹ đã biết chưa?

4. Trẻ bị ngộ độc nên ăn và tránh ăn những gì?

4.1. Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì?

trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì
Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì? Các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa và uống thật nhiều nước mẹ nhé!

Các chuyên gia dinh dưỡng đã có những hướng dẫn cụ thể về cách chế biến, nguyên vật liệu và kể cả liều lượng, cách thức trong trường hợp trẻ bị ngộ độc thức ăn. Theo đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm hỗ trợ điều trị tình trạng này.

Thức ăn loãng, uống nhiều nước

Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn, bố mẹ nên ưu tiên chế biến cho trẻ những món ăn loãng như cháo, súp, canh… vừa dễ ăn, dễ tiêu, vừa bổ sung nước cho cơ thể trẻ lại còn hỗ trợ các men tiêu hóa mau chóng hồi phục. Với những món ăn này, mẹ hãy cho trẻ ăn từng chút một thôi nhé.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì: Chế độ dinh dưỡng BRAT

BRAT là một chế độ dinh dưỡng đặc biệt bao gồm 4 thực phẩm chuối (banana), sốt táo (applesauce), gạo (rice), và bánh mì nướng (toast).

  • Chuối: Thành phần kali dồi dào trong chuối sẽ giúp làm nguôi đi cảm giác buồn nôn hiệu quả nơi trẻ. Đặc biệt, chuối là thực phẩm dễ tiêu hóa, rất thích hợp cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm bổ sung năng lượng. Tốt nhất, mẹ nên cho trẻ ăn chuối chín, hoặc xay sinh tố cho trẻ uống mỗi ngày.
  • Táo: chứa nhiều chất pectin, có tác dụng tích cực với triệu chứng tiêu chảy thường gặp khi trẻ bị ngộ độc. Bạn hãy cho trẻ ăn một vài miếng táo mỗi ngày nhé!
  • Gạo & bánh mì nướng: Trong quá trình phục hồi cơ thể sau ngộ độc thực phẩm, gạo (Rice) và bánh mì nướng cũng rất cần thiết cho trẻ lúc này.

Sau khi bé bị tiêu chảy, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa; bố mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng BRAT để giúp cơ thể bé phục hồi nhanh hơn.

Thức ăn ít chất béo, ít chất xơ

Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì? Về nguyên vật liệu cho các bữa ăn, bố mẹ nên lựa chọn những thực phẩm ít chất béo, ít chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa vốn đang “trục trặc kỹ thuật” của trẻ dễ hấp thu hơn như ngũ cốc, lòng trắng trứng, khoai tây, cơm, bánh mì…

Chất béo và chất xơ đều là những chất khó tiêu hóa với đường ruột, nhất là trong những thời điểm đường ruột đang có vấn đề. Do đó, bố mẹ nên hạn chế lựa chọn những thực phẩm này để tránh gia tăng gánh nặng cho đường ruột, giúp giảm bớt những khó chịu cho trẻ.

Ngoài ra, Viện Y tế Quốc gia Mỹ còn đưa lời khuyên đối với câu hỏi trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì đó là: Những bé đang trong quá trình hồi phục sau ngộ độc thức ăn nên ăn bánh quy, các loại ngũ cốc nấu chín như cháo bột yến mạch, các loại nước ép trái cây, trái cây mềm. Khoai tây nghiền nấu chín cũng là một sự lựa chọn phù hợp dành cho hệ tiêu hóa đang trong giai đoạn hồi phục. Nếu bé đã hồi phục hoàn toàn, mẹ có thể cho bé ăn các loại thực phẩm thông thường như trứng, thịt gà, rau nấu chín, trái cây.

thực phẩm cần ăn khi trẻ bị ngộ độc
Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì? Những thực phẩm ít chất béo rất có lợi cho bé!

Gừng là câu trả lời hàng đầu cho câu hỏi trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì

Gừng là loại gia vị, hỗ trợ rất tốt các bệnh về tiêu hóa mà trẻ mắc phải, nhất là ngộ độc thức ăn. Khi chế biến thức ăn cho trẻ đang phải chịu đựng vấn đề này, mẹ nên thêm gừng để làm dịu dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu xảy đến với trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho trẻ uống chút nước gừng pha loãng hoặc nước ép gừng pha mật ong nhiều lần trong ngày, cũng sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì? Sữa chua là món bố mẹ nên sắm

Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì? Chắc chắn câu trả lời của mẹ không thể thiếu được sữa chua, thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Bé ăn sữa chua sẽ giúp phục hồi lượng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Trung tâm Y tế đại học Maryland khuyến cáo rằng các loại lợi khuẩn như khuẩn sữa lactobacillus acidophilus và lactobacillus bulgaricus giúp hồi phục lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh trong hệ tiêu hóa.

Ngoài biết trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì, bố mẹ cũng cần hiểu cách cho con ăn đúng

Bên cạnh mối quan tâm trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì, bố mẹ cũng nên chú ý đến định lượng thức ăn mỗi bữa cho trẻ nữa nhé!

  • Bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa như mọi ngày.
  • Tuyệt đối không nên ép trẻ ăn nhiều và ăn nhanh như lúc trẻ khỏe mạnh, càng khiến tình trạng của con thêm nặng.

>> Mẹ xem thêm Trẻ ho nhiều phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục mẹ nên biết!

4.2 Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên tránh ăn gì?

  • Các loại thực phẩm khó tiêu hóa như đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại rau củ quả chưa được nấu chín…
  • Bơ, sữa cũng là câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị ngộ độc thức ăn nên tránh ăn gì; bởi cơ thể đang duy trì trạng thái chống lại các độc tố nên sẽ khó dung nạp được lactose, dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu.
  • Thức uống lợi tiểu như nước ngọt có ga không tốt cho quá trình phục hồi của trẻ. Vì những loại thức uống này kích thích sự bài tiết nước tiểu, từ đó dẫn đến tình trạng mất nước càng nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, các loại nước ngọt có ga cũng chứa một lượng đường đáng kể, không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ.

4.3 Trẻ bị ngộ độc thức ăn có nên uống sữa?

Đây chính là mối quan tâm không kém phần “sôi nổi” bên cạnh “nghi vấn” trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì? Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ bị ngộ độc thức ăn nên hạn chế uống sữa cho đến khi bố mẹ chắc chắn rằng cơ thể trẻ đã bình thường trở lại.

Lý do là khi cơ thể trẻ đang “bận” chống lại các chất độc từ thực phẩm, hệ thống tiêu hóa sẽ tạm thời không đủ các enzyme cần thiết để có thể dung nạp lactose – một dạng đường có trong sữa và những chế phẩm từ sữa. Vì vậy, bất kỳ thực phẩm nào liên quan đến sữa như bơ, sữa, phô mai, sữa chua… cũng có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng phức tạp hơn về đường tiêu hóa.

Đối với trẻ còn đang bú sữa mẹ, mẹ vẫn duy trì việc cho trẻ bú nhưng nên chia thành nhiều cữ và cho trẻ bú ít hơn thường ngày. Bố mẹ cũng lưu ý thêm rằng chỉ nên cho trẻ bú trở lại sau khi các triệu chứng ngộ độc thực phẩm xuất hiện khoảng 6-8 giờ. Nếu thấy trẻ không còn tình trạng nôn ói thì mẹ mới cho con bú lại như bình thường.

5. Lưu ý để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho bé

Sau khi biết trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì, bố mẹ tham khảo một số cách phòng tránh trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

  • Khi lựa chọn thực phẩm, nên ưu tiên những thực phẩm tươi sống. Với động vật, nên chọn loại còn sống, cử động. Với thực phẩm đã qua công đoạn giết mổ, nên mua ở những cửa hàng uy tín, có chất lượng.
  • Khâu chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm ở mỗi gia đình cần được nâng cao, bảo đảm an toàn, sức khỏe. Dụng cụ làm bếp phải được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lẫn sử dụng và rửa sạch, để khô sau khi dùng xong.
  • Với món khoai mì, khi ăn cần chú ý ngăn tình trạng ngộ độc xyanua. Cách tốt nhất để phòng tránh: Lột vỏ khoai mai, ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc, khi luộc mở nắp nồi để xyanua bay hơi.
  • Với khoai tây, để phòng ngộ độc solanin trong thành phần, mẹ không nên cho bé hay gia đình ăn những củ đã mọc mầm, có vỏ chuyển sang màu xanh hoặc đã để quá lâu.
  • Thức ăn không nên để lâu, không quá 4 tiếng đồng hồ, cần lưu ý đặc biệt khâu bảo quản, tránh chuột, bọ, gián, ruồi…
  • Rửa tay thật sạch trước khi chế biến thức ăn, đồng thời tập cho con thói quen vệ sinh tay sạch sẽ trước mỗi bữa ăn.
  • Thực phẩm nên được nấu chín kỹ, tránh tình trạng còn tái, sống, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Thịt cá chưa chế biến cần giữ trong bao kín, giữ ở đáy tủ lạnh hoặc ngăn đá. Các loại thực phẩm dễ ôi thiu nên giữ trong môi trường nhiệt độ dưới 5 độ C.
  • Rửa rau quả dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối để loại bỏ vi khuẩn, hóa chất.
  • Tuyệt đối nói không với các loại thực phẩm quá hạn, có mùi vị bất thường, bị ôi thiu, ẩm mốc.

Hy vọng qua bài viết, bố mẹ đã được giải đáp trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì. Đồng thời, biết cách chăm sóc trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Food Poisoning

https://kidshealth.org/en/parents/food-poisoning.html

Ngày truy cập: 05.04.2022

Eating, Diet, & Nutrition for Food Poisoning

https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/food-poisoning/eating-diet-nutrition

Ngày truy cập: 05.04.2022

How to treat food poisoning

https://www.piedmont.org/living-better/how-to-treat-food-poisoning

Ngày truy cập: 05.04.2022

Food Poisoning Symptoms

https://www.cdc.gov/foodsafety/symptoms.html

Ngày truy cập: 05.04.2022

Bioengineered probiotics, a strategic approach to control enteric infections

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3937199/

Ngày truy cập: 05.04.2022

x