Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKII Vũ Hải Long
Cập nhật 28/12/2022

Bé bị sổ mũi phải làm sao? Trẻ bị sổ mũi có cần uống thuốc không?

TÀI TRỢ BỞI:

Bé bị sổ mũi phải làm sao? Trẻ bị sổ mũi có cần uống thuốc không?
Trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi là một trong những dấu hiệu con đang bị cảm lạnh. Tình trạng này làm cho bé rất khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hơi thở của con.

Vậy bé bị sổ mũi phải làm sao? Và có cách nào để phòng ngừa tình trạng tái phát hay không? Nội dung dưới đây sẽ giúp mẹ có cái nhìn rõ hơn về tình trạng trẻ bị sổ mũi, cũng nhu giúp mẹ biết cách chăm sóc con khi bé bị sổ mũi.

  • Trẻ bị nhiễm lạnh: Bé bị sổ mũi thường đa phần là do cảm lạnh. Thời tiết chuyển mùa là thời điểm các bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp gây sổ mũi, nghẹt mũi. Thế nhưng, cũng có một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến trình trạng này như dị ứng, nghẹt mũi sơ sinh, cảm cúm…
  • Không khí khô: Bộ phận niêm mạc của trẻ nhỏ rất nhạy cảm với không khí khô. Vào những ngày tiết trời khô hanh, trẻ sẽ ít tiết dịch mũi khiến cho bộ phận niêm mạc trở nên yếu và khô đi. Từ đó gây ra các biểu hiện như bé bị sổ mũi, cảm cúm, khịt mũi, mệt mỏi,…
  • Chất gây dị ứng: Những tác nhân gây dị ứng như gió, khói bụi, lông vật nuôi, nấm mốc,… khi đi vào niêm mạc mũi sẽ gây ra hiện tượng kích ứng. Ngoài triệu chứng hắt hơi, sổ mũi thì các bé còn có thể bị phát ban, nổi mẩn hoặc ngứa da.
  • Trẻ bị cảm cúm: Thời điểm từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm là khoảng thời gian mà bé dễ bị sổ mũi và cảm cúm nhất. Những trẻ có sức đề kháng yếu rất dễ bị cảm cúm trong thời gian này.
  • Do virus gây ra: Niêm mạc mũi là nơi cư trú của nhiều loại virus nguy hiểm. Khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết lạnh khô hanh; chúng sẽ phát triển mạnh và làm trẻ bị cảm hoặc viêm mũi họng.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi cũng có thể là do con bị lạnh khi nằm điều hòa; hoặc bị lây bệnh cảm từ người thân trong gia đình, người đến chơi, thăm nom. Sổ mũi ở trẻ sơ sinh là một triệu chứng rất phổ biến; và thường là không nghiêm trọng.

Nếu bé bị sổ mũi kéo dài, nó không chỉ gây khó chịu mà còn khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ. Khi bị bội nhiễm dễ dẫn tới biến chứng bé bị viêm họng, viêm phế quản; viêm tai giữa nếu không được can thiệp điều trị. Khi mẹ quan sát thấy những triệu chứng đi kèm với việc bé bị sổ mũi; hãy đưa bé đi thăm khám với bác sĩ ngay nhé.

trẻ bị sổ mũi 2
Vệ sinh mũi là cách giúp bé bị sổ mũi nhanh chóng khỏi bệnh

Trường hợp trong mũi của bé có dịch màu trắng trong (dịch mũi); cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ mỗi bên mũi 3 – 4 giọt; và nhỏ mỗi ngày 4 – 5 lần. Hoặc nếu lo lắng và ngại thực hiện, mẹ có thể đưa con đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi; hoặc bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng.

Hướng dẫn nhỏ nước muối sinh lý khi bé bị sổ mũi:

  • Mẹ nhớ làm ấm lọ nước muối sinh lý trước khi sử dụng.
  • Đặt trẻ nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra phía sau sao cho thấp hơn chân.
  • Nhỏ nước muối sinh lý đã được làm ấm vào từng bên mũi. Với trẻ dưới 1 tuổi chỉ nhỏ 2 – 3 giọt, với trẻ lớn hơn có thể nhỏ 4 – 5 giọt.
  • Đợi khoảng 30 giây để nước muối thấm và loang đều bên trong hốc mũi.

Hướng dẫn sử dụng dụng cụ hút mũi khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi:

3.4 Tư thế ngủ

Gối đầu hơi cao một chút giúp giảm sung huyết mũi, làm mũi bớt nghẹt. Cho bé nằm nghiêng sẽ giúp nước mũi chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

3.6 Thoa dầu tràm, dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân

trẻ bị sổ mũi 4
Thoa tinh dầu vào chân bé bị sổ mũi là cách điều trị trẻ bị sổ mũi hiệu quả

Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ cũng nên xoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân bé, massage vài phút, cũng như nên xoa dầu vào lưng và ngực bé để làm ấm và hỗ trợ hô hấp cho bé.

Nên nhớ, trước khi đi ngủ, mẹ nên đeo tất cho bé đỡ lạnh chân nhé, vì gan bàn chân với cái mũi nó “thân” với nhau lắm.

>>> Mẹ tham khảo Hướng dẫn thoa dầu tràm cho bé sơ sinh

  • Trẻ bị sổ mũi kèm sốt cao (>38 độ C) trên 2 ngày.
  • Có những triệu chứng cúm kèm theo như bỏ chơi, bỏ ăn, nôn ói, quấy khóc liên tục
  • Có triệu chứng sổ mũi do cơ địa viêm mũi dị ứng.
  • Ở trẻ lớn hơn một chút, có thể do V.A quá phát.
  • Nghi ngờ dị vật lọt vào mũi: Bị cảm thường, trẻ sẽ sổ mũi cả 2 bên. Nếu chỉ sổ mũi 1 bên, kèm nghẹt mũi và chảy mũi dai dẳng, thậm chí dịch mũi lẫn máu mủ thì nên nghĩ tới khả năng bé tự nhét vật nhỏ gì đó vào trong mũi của mình.

>> Mẹ xem thêm: Biểu hiện trẻ nuốt phải dị vật

6. Cách phòng ngừa tình trạng bé bị sổ mũi

Tình trạng bé bị sổ mũi là rất phổ biến đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi; nhưng mẹ có thể phòng ngừa tình trạng cảm lạnh cho con bằng các cách sau:

  • Không sử dụng các đồ cá nhân chung với con.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với những người chăm sóc đang bị cảm lạnh.
  • Hai mẹ con và những người chăm sóc con phải đảm bảo vệ sinh tay chân sạch sẽ.
  • Đảm bảo tiêm phòng các loại vắc xin cả gia đình (Vắc xin cảm cúm, vắc xin COVID – 19).
  • Đeo khẩu trang ở nơi đông người (trẻ trên 2 tuổi cũng có thể đeo khẩu trang một cách an toàn).

Nội dung trên là tất cả những gì cha mẹ cần biết để phòng ngừa và điều trị khi bé bị sổ mũi. Một điều nữa mà cha mẹ cũng cần lưu ý, đó là tăng cường quan tâm đến việc ăn uống; giữ ấm và đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho con.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Information from your family doctor. Runny nose and your child’s cold
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11188834/
Ngày truy cập: 28.12.2022

2. Home Remedies for Runny Nose in Babies and Kids
https://parenting.firstcry.com/articles/home-remedies-for-running-nose-in-babies-and-kids/
Ngày truy cập: 28.12.2022

3. Why Does My Nose Run?
https://kidshealth.org/en/kids/nose-run.html
Ngày truy cập: 28.12.2022

4. Reasons Why Your Child Has a Runny Nose
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/ear-nose-throat/Pages/Reasons-Why-Your-Child-Has-a-Runny-Nose.aspx
Ngày truy cập: 28.12.2022

5. Stuffy or runny nose – children
https://www.mountsinai.org/health-library/symptoms/stuffy-or-runny-nose-children
Ngày truy cập: 28.12.2022

x