Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/10/2018

"Xử nhanh" khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, thở khò khè

"Xử nhanh" khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, thở khò khè
Không chỉ do thay đổi thời tiết hay cảm cúm mà có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngạt mũi thở khò khè. Ba mẹ cần theo dõi bé kỹ lưỡng và đưa ra những cách xử lý thích hợp giúp bé mau thoát khỏi tình trạng khó chịu này.

Sổ mũi, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Cho dù cha mẹ có giữ ấm và kín gió bé đến đâu, bé cũng vẫn dễ bị mắc phải tình trạng này. Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè, mẹ cần theo dõi con kỹ để có cách chăm sóc bé phù hợp.

Ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè và quấy khóc ở mức độ nhẹ thường đi kèm với các dấu hiệu khác như hắt hơi, chảy nước mũi, mũi đóng vảy cứng, có đờm… Ở trẻ sơ sinh đang còn bú sữa mẹ, nghẹt mũi khiến trẻ khó bú, bú ngắt quãng, không dài hơi, dễ bị sặc.

Trong trường hợp ngạt mũi nặng, bé không biết tống đờm ra sẽ khiến đờm khô cứng, đóng phía trong mũi khiến bé khó thở, phải thở bằng miệng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh khác như ho khan, nôn mửa, khô tím môi, viêm họng… Khi chất nhầy gây nghẹt mũi chảy xuống họng, trẻ sẽ ngứa rát cổ họng và sinh ra ho đờm.

Trẻ sơ sinh ngạt mũi thở khò khè
Trẻ sơ sinh ngạt mũi thở khò khè là tình trạng thường gặp nhưng mẹ cần theo dõi kỹ, tránh trường hợp bé bị suy hô hấp, khó thở

Vì sao trẻ bị ngạt mũi?

  • Cảm lạnh: Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh ngạt mũi, khó thở là do cảm lạnh. Không chỉ khi thời tiết trở lạnh mà ngay cả mùa hè nóng bức như thế này bé cũng dễ bị nhiễm lạnh. Đôi khi do bé mải chơi đổ nhiều mồ hôi mà lại nằm ngủ phòng máy lạnh cũng khiến bé bị cảm. Trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.
  • Dị ứng: Một số trẻ rất mẫn cảm với môi trường, bé có thể dị ứng với thời tiết, phấn hoa, độ ẩm không khí hoặc khói bụi. Ngạt mũi do dị ứng thường kèm hắt hơi, ngứa mũi và đỏ mắt.
  • Ngạt mũi sơ sinh: Nhiều bé sơ sinh khi về nhà đã thở khò khè và có dấu hiệu ngạt mũi. Nếu trẻ chỉ ngạt mà không kèm dấu hiệu khác có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ.
  • Cúm: Bé bị sổ mũi do cúm thường mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, chóng mặt và chán ăn.
  • Dị vật trong mũi: Đây là nguyên nhân làm nhiều trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè nhưng cha mẹ không biết. Do trong lúc chơi trẻ vô tình hay cố ý cho món đồ chơi nhỏ lọt vào mũi. Nhiều trường hợp khiến trẻ bị nghẹt đường thở gây đau và chảy máu mũi.

Trẻ sơ sinh ngạt mũi, mẹ cần làm gì?

Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, càng hạn chế thuốc cho con càng tốt. Vì vậy, nếu trẻ sổ mũi, ngạt mũi và thường khó chịu, quấy khóc về đêm. Cha mẹ có thể áp dụng 1 số biện pháp sau:

Nhỏ nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%)

Nhỏ vào mỗi bên lỗ mũi cho bé để làm loãng dịch mũi. Muối có tính kháng khuẩn rất tốt nên có tác dụng làm thông mũi hiệu quả. Loại nước muối sinh lý này có bán rất nhiều tại các nhà thuốc. Một số bệnh viện khi mẹ xuất viện sau sinh sẽ bán kèm trong thuốc của mẹ những chai nước muối này. Mỗi lần chỉ cần nhỏ một giọt cho mỗi lỗ mũi trẻ là đủ.

Matxa cánh mũi

Sau khi nhỏ nước mũi, mẹ có thể dùng ngón tay trỏ day day 2 bên cánh mũi cho con nhẹ nhàng để chất nhầy dễ dàng tan ra giúp bé dễ thở hơn.

Hút mũi bằng dụng cụ mua tại các nhà thuốc

Nếu bé ngạt mũi nhiều và nhiều dịch nhầy, mẹ có thể mua dụng cụ hút mũi về để hút cho bé. Sau khi sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ bằng xà bông và trụng qua nước sôi

Xông hơi hoặc tắm bé bằng nước ấm có nhỏ 1-2 giọt tinh dầu

Mẹ có thể dùng dầu bạc hà, dầu tỏi hoặc dầu tràm để cho vào nước tắm bé. Hít thở hơi nước có tinh dầu sẽ làm bé thông mũi hơn

Cho bé bú nhiều cữ

Đối với trẻ sơ sinh do ống mũi nhỏ, bé sẽ dễ bị ngạt và thở bằng miệng. Điều này khiến bé khô họng, mất nước. Mẹ nên cho bé bú nhiều hơn, chia thành nhiều cữ nhỏ.

Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Luôn chú trọng tăng sức đề kháng, miễn dịch của trẻ nhỏ

Đối với trẻ sơ sinh, cần cho bé ăn và ngủ đúng giờ, đủ giấc. Các mẹ nên để bé ngủ tối thiểu 18h/ngày đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi, 14h/ngày đối với trẻ 2 – 6 tuổi và 11h/ngày với trẻ lớn hơn.

Giữ gìn không gian xung quanh bé trong lành, sạch sẽ

Đặc biệt là chỗ bé chơi hay sinh hoạt nhiều thì cần phải sạch sẽ. Hạn chết iếp xúc với người đang mắc bệnh cảm cúm

Vệ sinh bé thường xuyên

Sau khi có người lạ đến thăm bé, mẹ có thể vệ sinh mắt, mũi cho con bằng nước muối sinh lý. Sau đó lau mặt và tay con sạch sẽ. Điều này sẽ giảm lây nhiễm các vi khuẩn có hại cho con và giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ ngạt mũi

  • Không dùng miệng để hút chất nhầy hoặc nước mũi của trẻ, vì miệng của cha mẹ/ông bà có vô vàn vi khuẩn có thể làm tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong môi trường của chất nhầy trong mũi bé sinh ra các bệnh khác.
  • Không tự ý dùng kháng sinh cho bé
  • Không áp dụng các mẹo dân gian khi không thực sự hiểu rõ và không biết cách làm như: nhỏ mũi trẻ bằng nước tỏi, tắm nước pha rượu…
  • Không quấn trẻ quá kín khiến trẻ nóng bí càng thêm khó thở.
  • Không kiêng tắm sẽ khiến vi khuẩn càng sinh sôi và ủ bệnh. Nên tắm bé bằng nước ấm, tắm nhanh ở nơi kín gió.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x