Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ. Nhận biết sớm những triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em sẽ tránh những tổn thương nặng nề đến hệ tiêu hóa, đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
Hiện tượng đau dạ dày kéo dài làm tổn thương nặng nề ở cơ quan này, gây xuất huyết tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Thậm chí, nếu không được chữa dứt điểm, trẻ có nguy cơ bị ung thư dạ dày khi trưởng thành.
Khác với người lớn, đau ở trên hoặc quanh rốn là triệu chứng đau dạ dày thường gặp ở trẻ em. Cơn đau thất thường, có thể tái đi tái lại nhiều lần, dễ gặp trước hoặc sau ăn.
Đáng chú ý, cơn đau dạ dày thường xuất hiện về đêm, thậm chí, cơn đau có thể khiến trẻ tỉnh giấc. Cơn đau dạ dày có thể âm ỉ nhưng cũng có khi lăn lộn dữ dội, kéo dài vài chục phút đến nhiều giờ liền. Và mỗi đợt đau có thể kéo dài một tuần đến vài tháng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trẻ.
Điều đáng lo ngại là các bậc cha mẹ thường nhầm lẫn cơn đau dạ dày với những cơn đau bụng bình thường hoặc đau bụng giun mà chủ quan, không đưa trẻ đi khám.
Thống kê cho thấy, trong số trẻ nhập viện do đau dạ dày thì 60% trẻ bị đau bụng kéo dài, 30% trẻ đã đau bụng kéo dài trên 3 tháng mà chưa được chẩn đoán, điều trị phù hợp. Do đó, nhiều trẻ được đưa đến bệnh viện trong những tình trạng nghiêm trọng như dạ dày đã bị loét sâu, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày…
Tuy là dấu hiệu đặc trưng của cơn đau dạ dày ở người lớn, nhưng đầy hơi, ợ chua lại không là triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em phổ biến và khó để trẻ có thể miêu tả triệu chứng này; đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Ợ hơi, ợ chua là hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản khi dịch; acid trong dạ dày trào lên thực quản và họng, dễ dẫn đến các cơn ho cho trẻ. Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo, tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, dạ dày của trẻ sẽ sớm bị viêm loét dạ dày, thậm chí chảy máu.
>> Mẹ có thể xem thêm: Bé 2 tuổi bị chướng bụng đầy hơi, khó tiêu, mẹ ơi phải làm sao?
Những trẻ bị đau dạ dày thường biếng ăn, chán ăn và chậm tăng cân do trẻ không ăn uống được nhiều mà lại nôn ói thường xuyên. Đặc biệt, trong những năm gần đây, có rất nhiều trẻ biếng ăn do đau dạ dày mà các bậc phụ huynh lại cho rằng trẻ giả vờ đau bụng, nôn ói để không phải ăn.
Do đó, cha mẹ càng tìm cách ép con ăn nhiều hơn thì lại vô tình khiến bệnh dạ dày ở trẻ tiến triển nặng nề hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất của trẻ, đặc biệt là tâm lý của trẻ.
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi bệnh?
Nôn ói là những triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em; và thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi nhiều hơn. Trẻ có thể bị nôn, ói nhiều lần, tái đi tái lại. Từ đó, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ của kém đi, khiến trẻ bị chậm lớn, ít tăng cân.
Và đến giai đoạn nặng, bệnh dạ dày có thể gây xuất huyết một mạch máu lớn nào đó, khiến trẻ gặp phải triệu chứng ói ra máu. Nếu xuất huyết nhiều và không được điều trị kịp thời, tính mạng của trẻ có thể sẽ gặp nguy hiểm.
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi?
Cũng có trẻ viêm loét dạ dày và xuất huyết một cách âm thầm, kéo dài trong nhiều ngày, làm tổn thương mạch máu và dẫn đến tình trạng thiếu máu mạn tính.
Do đó, trẻ bị đau dạ dày có thể những dấu hiệu mẹ cần chú ý:
Có đến 50% trường hợp nhập viện do xuất huyết tiêu hóa gặp phải tình trạng đi ra phân đen hoặc đi phân ra máu tươi. Tuy vậy, đây lại là một trong những triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em rất khó để trẻ hoặc người thân có thể phát hiện ra ngay từ sớm.
Bởi theo các chuyên gia y tế, người châu Á, đặc biệt là người Việt Nam, từ người lớn đến trẻ nhỏ thường không có thói quen nhìn phân, vì vậy khó khai thác được biểu hiện đau dạ dày ở trẻ này ngay từ sớm.
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ đi ngoài ra máu: 7 nguyên nhân mẹ cần biết và cách xử lý
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giúp giảm tiết axit dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển.
Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn uống cho trẻ bị đau dạ dày:
Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn uống theo chế độ trên để giúp trẻ cải thiện tình trạng đau dạ dày và phát triển khỏe mạnh.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em nào kể trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Stomachache in children: How to know if it’s serious
https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/stomachache-in-children-how-to-know-if-its-serious#:~:text=
Ngày truy cập: 15.05.2022
2. 10 signs that a child’s stomachache could be something serious
https://www.health.harvard.edu/blog/10-signs-that-a-childs-stomachache-could-be-something-serious-2017112112781
Ngày truy cập: 15.05.2022
3. Stomach ache
https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/stomach-ache
Ngày truy cập: 15.05.2022
4. Abdominal pain in children
https://www.healthdirect.gov.au/abdominal-pain-in-children
Ngày truy cập: 15.05.2022
5. Abdominal pain – children under age 12
https://medlineplus.gov/ency/article/007504.htm
Ngày truy cập: 15.05.2022