Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/03/2017

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Đã bao giờ mẹ hoảng hốt khi nhìn thấy những vệt loang lổ trên lưỡi của con? Nếu có, đó chính là dấu hiệu của viêm lưỡi bản đồ, một bệnh lành tính nhưng có biểu hiện dễ gây "thót tim".

1. Bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là tình trạng viêm lành tính. Biểu hiện của bệnh là bề mặt lưỡi có các vết, mảng đỏ phân bố rải rác giữa lớp gai vị giác vón có màu hồng nhạt. Những mảng đỏ này dễ làm các mẹ liên tưởng đến một tấm bản đồ các châu lục. Phía trong lưỡi, các vệt này có màu đỏ hơn, các vết loang ngày càng rộng ra nhiều vị trí nhưng đa phần sẽ tự khỏi.

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em có biểu hiện từ nhẹ (ít vết đốm đỏ, đốm có tiết diện nhỏ) đến nặng (vết đốm đỏ nhiều, loang rộng trên bề mặt lưỡi, vết đỏ sưng tấy khiến bé đau, khó chịu) . Đa phần khó phát hiện vì bé không có biểu hiện đau, vẫn bú hoặc ăn uống bình thường. Chỉ khoảng 2-5% số trẻ bị viêm lưỡi bản đồ bỏ ăn hoặc quấy khóc, đôi khi có biểu hiện nóng rát vùng miệng lưỡi.

Viêm lưỡi bản đồ là bệnh khá phổ biến ở trẻ 4 tuổi trở xuống. Bệnh thường xuất hiện trong vòng 10 ngày rồi mất hẳn, rất ít trường hợp kéo dài lâu ngày.

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em
Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em sẽ tạo ra những hình ảnh đáng sợ như thế này đấy mẹ ạ

2. Nguyên nhân gây viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Nhiều mẹ vẫn gọi bệnh là nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em, nhưng nguyên nhân của bệnh lại không phải do nấm. Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em thoạt nhìn có vẻ đáng sợ nhưng lại vô hại. Bệnh có thể gây khó chịu nhẹ cho bé vì những mảng lưỡi bị viêm thường khá mẫn cảm với các loại gia vị trong thức ăn. Bệnh này không liên quan đến các bệnh có sẵn về răng miệng nhưng theo ý kiến của các chuyên gia, bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em có liên kết chặt chẽ với bệnh vẩy nến, những bé bị dị ứng với thời tiết, bị hen suyễn hoặc bệnh eczema ở trẻ sơ sinh.

3. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm lưỡi bản đồ?

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em sẽ được chẩn đoán lâm sàng kỹ lưỡng dựa trên tiền sử bệnh của trẻ kết hợp những xuất hiện đặc trưng của tổn thương bề mặt lưỡi. Mỗi đứa trẻ sẽ có những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau chính vì thế việc sinh thiết các mô của lưỡi là không cần thiết. Bác sĩ chuyên khoa chỉ cầ,n nhìn vào bề mặt lưỡi của một em bé, kiểm tra các vết nứt trên lưỡi cũng như việc biến mất của các gai vị giác trên lưỡi bé là có thể nhận biết được bệnh.

4. Cách chữa lưỡi bản đồ ở trẻ em

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là một dạng viêm lưỡi lành tính vì vậy không cần điều trị nội khoa. Chỉ cần tránh cho bé ăn thức ăn cay nóng và thức ăn có chứa chất kích thích, bệnh sẽ mau khỏi hơn.

Khi bé bị bệnh, mẹ nên cho con ăn thức ăn lỏng như cháo, mỳ, bún… nên ăn nhạt là tốt nhất. Đặc biệt, mẹ nên chú ý giữ gìn răng miệng cho bé để tránh viêm nhiễm. Tránh đánh răng cho bé với kem đánh răng có vị cay sẽ gây khó chịu, đau rát cho lưỡi của bé.

Tuy hiếm xảy ra, những trường hợp bé bị đau, quấy khóc hoặc bỏ bú, bỏ ăn sẽ được bác sĩ cho sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ kết hợp sử dụng một đợt thuốc kháng sinh kháng viêm để tránh tình trạng nhiễm trùng bội nhiễm. Trong trường hợp này, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn bổ sung vitamin nhóm B từ thiên nhiên và bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.

Một lưu ý mẹ cần nhớ, đó là không nên tự ý lấy các loại thuốc lá giã nát để đắp vì nếu không biết sử dụng đúng cách và hợp vệ sinh có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Thay vào đó, mẹ nên cho bé bú nhiều, uống nhiều nước, bao gồm cả nước trắng và nước ép trái cây để cơ thể thoải mái, không bị mất nước. Sữa mẹ cũng cung cấp các kháng thể cần thiết giúp bé chống lại các vi khuẩn xâm nhập. Nếu bệnh kéo dài không hết, mẹ nên nghĩ đến trường hợp con đã bị bội nhiễm và nên có sự hỗ trợ của bác sĩ để đẩy lùi bệnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x