Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy
Cập nhật 12/09/2023

Cách trị cứt trâu ở trẻ sơ sinh (viêm da tiết bã) đơn giản

Cách trị cứt trâu ở trẻ sơ sinh (viêm da tiết bã) đơn giản
Tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh tạo nên những mảng sần sùi trên da đầu bé. Tuy không nguy hiểm, nhưng những mảng bám trên tóc và da đầu sẽ làm mất thẩm mỹ.

Cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh (cradle cap) là tình trạng xuất hiện các mảng da có vảy dày, loang lổ trên khắp đầu bé, thường có màu trắng và hay bong tróc.

Cứt trâu sẽ thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ những ngày đầu tiên sau sinh. Thông thường, tình trạng sẽ dần biến mất theo thời gian, cụ thể là khoảng 6 – 12 tháng. Vậy nguyên nhân gây cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh là gì và làm sao để điều trị?

1. Nguyên nhân gây cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh

Về mặt y khoa, nguyên nhân gây cứt trâu trên đầu trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định chính xác là do đâu. Tuy nhiên, các bác sĩ đã khoanh vùng vào những vấn đề sau đây:

  • Do ảnh hưởng từ hormone của mẹ còn sót lại khi bé còn ở trong bụng.
  • Suy giảm hệ miễn dịch là trường hợp hiếm gặp gây ra tình trạng cứt trâu ở trên đầu trẻ sơ sinh.

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi nào?

Cứt trâu thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ sơ sinh trong 2 tháng đầu; và có xu hướng kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng.
cứt trâu ở trẻ sơ sinh
[Hình ảnh] Tình trạng cứt trâu xuất hiện ở trên đầu trẻ sơ sinh

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cứt trâu

Sau đây là một số triệu chứng cứt trâu ở trẻ sơ sinh:

Da của bé có thể tiết nhờn, có những mảng vảy trắng, vàng hoặc màu sẫm hơn trên da đầu. Màu của cứt trâu phụ thuộc vào màu da của bé. Theo thời gian, những vảy này có thể bong ra.

Đôi khi, da đầu bé bị đỏ không có vảy hoặc bong tróc. Nhìn cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh, nhiều người cho rằng nó gây ngứa cho trẻ nhưng thực tế điều này không xảy ra.

Một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sơ sinh có thể bị rụng tóc tại vị trí có cứt trâu. Tóc sẽ mọc trở lại; sau khi cứt trâu ở trẻ sơ sinh biến mất.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tróc da, khô da và cách chăm sóc da bé tại nhà

Thông thường, cứt trâu ở trẻ sơ sinh không cần điều trị y tế. Vì sẽ mất dần theo thời gian. Sau đây là một số cách hay, có thể trị được cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh. Mẹ tham khảo và áp dụng nhé.

3. Cách trị cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh theo khoa học

3.1 Gội đầu sạch sẽ

Cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh đó là vệ sinh và gội đầu cho bé. Mẹ hãy gội đầu cho trẻ mỗi ngày một lần với dầu gội dịu nhẹ dành riêng cho trẻ sơ sinh.

Nếu cứt trâu ở trẻ sơ sinh có vảy dày; hãy thoa dầu khoáng lên da đầu vài giờ trước khi gội đầu. Sau đó gội đầu như bình thường; và chải nhẹ da đầu bằng bàn chải mềm để làm trôi cứt trâu ở trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm ướt tóc và da đầu bé.
  • Bước 2: Mát xa dầu gội vào da đầu.
  • Bước 3: Dùng khăn xô nhỏ để gội đầu và chà nhẹ lên khu vực bị cứt trâu.
  • Bước 4: Mẹ cũng có thể chải đầu nhẹ nhàng cho bé trong khi gội đầu.
  • Bước 5: Gội sạch tóc bé để loại bỏ tất cả dầu gội.

>> Mẹ xem thêm: Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào thời gian nào? Cách tắm giúp con khỏe mạnh

Cách điều trị cứt trâu ở trẻ sơ sinh
Cách điều trị cứt trâu ở trẻ sơ sinh

3.2 Chải tóc cho bé

Sau khi gội sạch tóc và da đầu cho bé, cha mẹ có thể nhẹ nhàng chải tóc cho bé bằng cây lược mềm dành cho trẻ sơ sinh.

Lúc này, các vảy không còn bám chặt vào da đầu nên dễ bong ra hơn. Mẹ có thể chọn mua những loại lược chuyên biệt để chải cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh. Nếu không, mẹ cũng có thể dùng bàn chải đánh răng mới và chải nhẹ nhàng cho bé.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Khi chải tóc cho bé, mẹ nên di chuyển theo một chiều.
  • Bước 2: Từ từ chải vùng da đầu bị cứt trâu và để các vảy bong ra.
  • Bước 3: Tiếp tục chải để loại bỏ vảy bám vào các sợi tóc.
  • Bước 4: Mẹ có thể chải tóc cho bé kể cả khi tóc khô. Chỉ chải 1 lần/ngày. Nếu da đầu trở nên đỏ hoặc kích ứng, mẹ giảm tần suất chải tóc lại.

3.3 Bôi dầu

Mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn thoa lên đầu bé một ít vaseline, dầu mát xa em bé, dầu ô liu, dầu dừa, jojoba hoặc dầu hạnh nhân.

Một số cha mẹ làm điều này và tình trạng trẻ sơ sinh bị cứt trâu cải thiện rõ rệt. Việc bôi dầu vừa làm cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh không bám dính vào da đầu vừa nuôi dưỡng da tại vị trí bị ảnh hưởng. Dù là dùng loại dầu nào, trước khi bôi mẹ hãy thử một lượng nhỏ lên da đầu để xem bé có bị kích ứng không.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bôi một lớp dầu mỏng lên da đầu bé.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng xoa dầu trong khoảng 1 phút.
  • Bước 3: Nếu con vẫn còn thóp trên đầu, hãy thận trọng khi xoa dầu tại khu vực này.
  • Bước 4: Để dầu ngấm trong khoảng 15 phút.
  • Bước 5: Rửa sạch dầu bằng dầu gội trẻ em nhẹ nhàng.

Mẹ có thể sử dụng phương pháp này 1 lần/ngày. Miễn là con không bị dị ứng với dầu, đây là một phương pháp an toàn cho bé.

3.4 Bôi thuốc

Trường hợp bé bị viêm da nặng, bác sĩ có thể kê toa cho bé kem chống nấm, kem có thành phần hydrocortisone hoặc kẽm. Khi áp dụng biện pháp điều trị này, mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.

3.5 Thử thoa tinh dầu

Trẻ sơ sinh bị cứt trâu phải làm sao? Hãy nhờ bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng một loại tinh dầu nào cho bé.

Mẹ có thể sử dụng tinh dầu kháng khuẩn để giúp chống lại cứt trâu do nấm men gây ra và tinh dầu chống viêm có thể làm dịu da đầu cho con. Khi chọn tinh dầu, mẹ có thể chọn tinh dầu chanh hoặc phong lữ. Một số người đề nghị dùng tinh dầu tràm trà, nhưng loại dầu này có thể không an toàn với trẻ nhỏ và nên tránh dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Pha loãng 2 giọt tinh dầu với 2 thìa súp dầu nền (dầu dùng để pha tinh dầu, ví dụ như dầu dừa, dầu ô liu, dầu bơ, dầu jojoba).
  • Bước 2: Thoa tinh dầu vào vùng da bị ảnh hưởng và để trong vài phút.
  • Bước 3: Chải để cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh bong ra.
  • Bước 4: Rửa sạch tinh dầu bằng dầu gội đầu.

>> Mẹ xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn

3.6 Vỗ bằng khăn khô và mềm

Sau khi tắm xong, mẹ hãy nhẹ nhàng chà xát da đầu của bé bằng ngón tay hoặc khăn mặt để làm bong vảy; mẹ tuyệt đối không gãi.

Mẹo dân gian điều trị cứt trâu ở trẻ sơ sinh
Mẹo dân gian điều trị cứt trâu ở trẻ sơ sinh

4. Mẹo dân gian trị cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh

4.1 Gội đầu bằng nước ấm và chanh tươi

Trong chanh có thành phần axit cao có công dụng làm sạch tế bào chết hiệu quả, còn vitamin sẽ trong chanh sẽ giúp nuôi dưỡng tóc của bé.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cắt 1 quả chanh tươi, pha với 2 lít nước ấm.
  • Bước 2: Chuẩn bị 1 chiếc khăn xô, thấm khăn vào nước chanh rồi xoa nhẹ lên đầu của bé.
  • Bước 3: Mẹ massage đầu nhẹ nhàng cho bé khoảng khoảng 5 phút cho nước chanh ngấm vào.
  • Bước 4: Gội đầu lại cho bé bằng nước ấm. Hiệu quả là cứt trâu ở trên đầu trẻ sơ sinh sẽ dần bị bong ra sau khi tóc đã khô.

LƯU Ý: Mẹ không nên dùng nước cốt chanh thoa lên đầu của bé. Vì nước cốt chanh có tính axit mạnh có thể làm tổn thương, hoặc rát da đầu của con.

4.2 Gội đầu bằng nước chè xanh

Nước chè xanh có hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao giúp làm sạch da đầu, trị ngứa và nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nồi nước chè xanh, đợi tầm 15 – 20 phút để tinh chất trong chè ngấm ra nước.
  • Bước 2: Lấy khăn xô đã thấm nước chè, đắp lên phần da đầu có các mảng cứt trâu của bé.
  • Bước 3: Massage nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút và đợi tầm 5 phút để nước chè thấm vào da đầu của bé.
  • Bước 4: Gội sạch đầu cho bé lại với nước ấm.

>> Mẹ có thể xem thêm: Tắm gì cho trẻ sơ sinh rụng lông nhanh lại an toàn tại nhà?

4.3 Gội đầu với bồ kết

Theo dân gian, một trong những cách trị cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh là sử dụng bồ kết để gội đầu cho con. Bởi nguyên liệu này chứa nhiều thành phần flavonozit và saponaretin.

Các hoạt chất này giúp chống lại vi khuẩn, saponin có trong bồ kết cũng giúp làm sạch tóc, loại bỏ đi dầu nhờn, trị gàu, trị ngứa cho bé hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Dùng 1 – 2 quả bồ kết đem nướng qua rồi hãm với nước đun sôi trong 15 phút.
  • Bước 2: Dùng khăn mềm bôi lên những vùng da bị cứt trâu của trẻ. Trường hợp bé bị nhiều hoặc nặng, mẹ có thể giã nhỏ bồ kết, vắt lấy nước cốt rồi bôi trực tiếp lên da.
  • Bước 3: Đợi khoảng 10 phút rồi gội đầu lại cho bé bằng nước sạch.

4.4 Gội đầu bằng Baking soda

Baking soda hay bột nở cũng được sử dụng để trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ trộn lẫn 1-2 thìa baking soda với một ít nước để tạo thành hỗn hợp hơi sền sệt.
  • Bước 2: Thoa hỗn hợp lên vùng da bị bám vảy và để yên trong vài phút.
  • Bước 3: Mẹ dùng bàn chải mềm để massage da đầu bé.
  • Bước 4: Mẹ gội đầu lại cho con với nước sạch.

>> Mẹ có thể xem thêm: Chọn ngày cắt tóc cho bé mang lại sức khỏe may mắn!

5. Cách phòng ngừa cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa bé bị viêm da tiết bã; hay còn gọi là cứt trâu ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể thực hiện theo những cách sau:

  • Chọn mua các loại dầu gội chuyên trị gàu, mảng bám dành cho trẻ để gội đầu cho con.
  • Giữ da đầu của trẻ sạch và khô. Gội đầu hằng ngày bằng dầu gội của trẻ để loại bỏ chất nhờn và tế bào chết, có thể chải đầu bằng bàn chải mềm.
  • Những ngày thời tiết mát mẻ, mẹ không cần đội mũ cho trẻ. Vì có thể gây bí hơi và ẩm da đầu. Và nếu có đội, mẹ hãy chọn các loại mũ với chất liệu 100% Cotton.

6. Khi nào cần đưa bé đến gặp bác sĩ?

Khi nào nên đưa bé đi gặp bác sĩ
Trường hợp trẻ sơ sinh bị cứt trâu trên đầu chảy máu, lan rộng và có mùi cần đưa đi bác sĩ

Thông thường, các mảng bám trên da đầu của bé như cứt trâu sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe của con. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng hơn, mẹ nên đưa con đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi khoa ngay.

  • Vùng đóng vảy trên đầu con bị chảy máu.
  • Tình trạng bắt đầu lan rộng ra các vùng khác.
  • Vùng mảng bám trên da đầu của con có mùi lạ.

Mẹ cần lưu ý:

  • KHÔNG cố gắng dùng tay hay lược để kỳ cọ, cạy mạnh, bóc “cứt trâu” trên đầu của bé.
  • KHÔNG được tự ý sử dụng thuốc bôi cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì tình trạng cứt trâu của bé có thể kèm với viêm da cơ địa; bội nhiễm liên cầu; tụ cầu; và những bệnh lý này cần được bác sĩ khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có đáng lo?

Tất cả thông tin trên là những gì mẹ cần biết về vấn đề cứt trâu xuất hiện ở trên đầu trẻ sơ sinh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Cradle cap
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cradle-cap/diagnosis-treatment/drc-20350400
Truy cập ngày: 12.09.2023

2. Cradle Cap (Seborrheic Dermatitis) in Infants
https://kidshealth.org/en/parents/cradle-cap.html
Truy cập ngày: 12.09.2023

3. Cradle cap
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/cradle-cap
Truy cập ngày: 12.09.2023

4. Cradle cap
https://raisingchildren.net.au/newborns/health-daily-care/health-concerns/cradle-cap
Truy cập ngày: 12.09.2023

5. Cradle cap
https://www.nhs.uk/conditions/cradle-cap/
Truy cập ngày: 12.09.2023

x