Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khăn quấn bé sơ sinh là một phương pháp được áp dụng trên toàn thế giới để giúp bé ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, bé sẽ cảm thấy an toàn hơn.
Thậm chí, nhiều bố mẹ tin rằng việc quấn bé trong khăn sẽ giúp con giảm đau quặn bụng. Tuy vậy, bé cũng không bị phụ thuộc quá lâu vào chiếc khăn để có được giấc ngủ ngon.
Khi ở trong bụng mẹ, bé sơ sinh được nằm gọn trong tử cung ở tư thế gập tay, chân sát vào người. Trong tư thế này các cơ quan cảm thụ được nghỉ ngơi, không nhận bất kỳ thông tin gì về sự thay đổi tư thế được truyền đến não.
Nhưng khi chào đời, chân tay bé có thể cử động thoải mái và những thông tin này bất ngờ được truyền tới não bé. Việc dùng khăn quấn trẻ sơ sinh sẽ tạo cảm giác an toàn cho con như đang nằm trong bụng mẹ.
Bên cạnh đó, việc quấn khăn cho con sẽ giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Vì trẻ sẽ luôn giữ được tư thế nằm ngửa khi ngủ. Giấc ngủ sâu và ngon sẽ giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển ổn định hơn.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh không bị giật mình khi ngủ nhớ được quấn khăn. Phương pháp này làm hạn chế sự xuất hiện của phản xạ giật mình. Nhờ vậy, giấc ngủ của con sẽ sâu và ngon hơn.
>> Mẹ có thể xem thêm: 15 quan niệm sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Khi con đã được 1 tháng tuổi, mẹ bắt đầu cắt giảm dần thời gian ngủ với khăn quấn. Ngay khi bé thức dậy, mẹ nên bỏ khăn ra để bé không cảm thấy mình nhất định cần phải có khăn quấn. Ngoài ra, việc để chân tay bé được tự do sẽ thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng vận động tinh và kỹ năng vận động thô.
Các bé sơ sinh thường thích được quấn trong lớp khăn êm ấm và chặt chẽ. Bởi vì con vẫn quen với môi trường ấm áp, được bao bọc từ trong bụng mẹ.
Khi bé mới chào đời, môi trường và nhiệt độ bên ngoài rất khác so với môi trường trong bụng mẹ và con chưa kịp thích nghi. Điều này khiến bé ngủ hay bị giật mình, không ngon giấc. Vì vậy mà trong tháng đầu tiên sau khi sinh, con thường được mẹ dùng khăn quấn lại.
Nhưng khi con đã thích nghi được với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Thì bé không còn thích sự bó buộc này nữa. Chắc mẹ sẽ thắc mắc, làm thế nào để nhận ra sự thay đổi này của bé yêu?
Mẹ có thể quan sát sự phát triển của con để biết khi nào bé không còn thích hợp với việc quấn khăn bé sơ sinh nữa. Đó là thời điểm bé bắt đầu di chuyển nhiều hơn khi ngủ như lăn qua lăn lại, đá chân, đập tay…
Nhiều mẹ chọn thời điểm sau khi bé biết lật để ngưng không dùng khăn quấn bé sơ sinh nữa. Song dù ở thời điểm nào thì cách đơn giản nhất là mẹ nên xem bé có tỏ ra khó chịu, giãy giụa và khóc nhiều khi được quấn khăn hay không nhé.
Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, vì vậy việc thay đổi đột ngột một thói quen nào đó dễ khiến bé khó chịu và quấy khóc. Do đó, nếu muốn bỏ việc quấn khăn cho con thì mẹ nên làm từ từ để con có thời gian thích nghi với việc này.
Theo đó, đầu tiên, mẹ để một cánh tay của bé ở ngoài và thoải mái vận động khi ngủ. Sau vài ngày, khi thấy bé đã có thể ngủ ngon với một tay bên ngoài, bạn có thể để cả hai tay của con tự do khỏi lớp khăn.
Vài ngày tiếp theo, mẹ có thể tiếp tục nới lỏng khăn khỏi chân và toàn thân. Sau khoảng 1 tuần khi bé đã thích nghi với việc không quấn khăn thì mẹ có thể bỏ việc này.
Việc quấn khăn tuy có thể giúp ích cho giấc ngủ của bé, song mẹ cần lưu ý để tránh những ảnh hưởng tai hại dưới đây:
Tỷ lệ bé sơ sinh tử vong vì ngạt thở do sự bất cẩn của người lớn khá nhiều. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, phụ huynh không nên cho bé ngủ trong nôi, cũi có quá nhiều chăn; gối; đồ chơi để tránh nguy cơ trẻ bị ngạt thở.
Ngoài ra, hiểm họa cũng có thể xảy ra từ những thứ mẹ ít ngờ nhất. Ví dụ như việc quấn khăn không đúng cách gây mất an toàn cho trẻ. Nếu khăn quấn quá lỏng thì có thể bung ra, trùm lên mặt bé và gây ngộp thở.
Nếu chăn quấn quá chặt, bé có thể bị nóng bức dẫn đến quấy khóc hay sốt. Ngoài ra, việc này cũng có thể dẫn tới trật khớp xương hông.
Quấn bé quá chặt khiến cho việc hít thở gặp nhiều trở ngại. Đặc biệt, phổi không thể lấy đủ oxy vì lớp quấn khiến lồng ngực bé khó di chuyển.
Khi bé đang bị lạnh thì tốt nhất là mẹ không nên quấn bé. Vì bị bó chân tay khiến bé khó hoạt động và từ đó khó làm ấm cơ thể.
Việc quấn khăn cho bé ở tháng đầu là rất tốt vì giúp giữ ấm và khiến bé ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên mẹ cũng cần quấn đúng cách và thường xuyên để ý đến bé nhé. Đến giai đoạn từ 2 tháng trở đi thì mẹ không nên quấn khăn nữa. Vì con đã thích nghi được với môi trường ngoài bụng mẹ rồi.
Hy vọng với những thông tin về khăn quấn bé sơ sinh, MarryBaby sẽ cung cấp thêm cho các mẹ những điều bổ ích. Nếu các mẹ còn thắc mắc gì về cách nuôi dạy con cái thì hãy truy cập ngay vào trang MarryBaby nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. A Guide for First-Time Parents
https://kidshealth.org/LurieChildrens/en/parents/guide-parents.html
Truy cập ngày 07/01/2022
2. Swaddling: Is it Safe?
Truy cập ngày 07/01/2022
3. How to Keep Your Sleeping Baby Safe: AAP Policy Explained
Truy cập ngày 07/01/2022
4. Tips for Dressing Your Baby
Truy cập ngày 07/01/2022
5. How to Calm a Fussy Baby: Tips for Parents & Caregivers
Truy cập ngày 07/01/2022