Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 03/02/2023

Trẻ sơ sinh tăng cân chậm là do đâu? Mẹ phải làm sao?

Trẻ sơ sinh tăng cân chậm là do đâu? Mẹ phải làm sao?
Trẻ sơ sinh tăng cân chậm làm nhiều mẹ lo lắng, bởi những tháng đầu là giai đoạn trọng lượng của bé tăng đáng kể. Liệu đây có phải dấu hiệu sức khỏe bé có vấn đề?

Nếu tình trạng trẻ sơ sinh chậm tăng cân mãi vẫn không “biến chuyển”, mẹ nên chú ý. Đây có thể là dấu hiệu báo động bé cưng đang có vấn đề sức khỏe.

1. Chậm tăng cân là gì? Dấu hiệu bé chậm tăng cân

Tăng cân chậm (slow-weight gain) đôi khi được gọi là “chậm tăng trưởng.” Tình trạng này không phải là bệnh lý; mà là biểu hiện do nhiều yếu tố y tế, xã hội và môi trường tác động khiến trẻ không nhận được lượng calo cần thiết để phát triển khỏe mạnh.

Theo các tiêu chuẩn của WHO, sự tăng trưởng được xem là bình thường đối với trẻ bú sữa mẹ thông qua các tiêu chí sau:

  • Cân nặng: Trong 3 tháng đầu, bé tăng khoảng 28g/ngày. Đến tháng thứ 4, trẻ sơ sinh tăng cân chậm hơn, khoảng 20g/ngày. Và khi được 6 tháng tuổi, bé sẽ tăng khoảng 10g/ngày hoặc ít hơn.
  • Chiều dài: Từ sơ sinh đến khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có xu hướng cao thêm khoảng 2,5 cm/tháng. Từ 7 đến 12 tháng tuổi, bé có thể dài thêm khoảng 1,3 cm/tháng.
  • Chu vi vòng đầu: Trong tháng đầu tiên, đầu của em bé có thể tăng khoảng 2,5 cm. Nhưng trung bình, hộp sọ phát triển khoảng 1 cm/tháng.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân
Trong những tháng đầu sau sinh, trọng lượng của bé sẽ tăng lên đáng kể

2. Phân biệt chậm tăng cân tự nhiên với chậm tăng cân do bệnh lý

Dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm tăng cân tự nhiên, không phải vấn đề đáng lo:

  • Tần suất đi ngoài, màu sắc phân của trẻ sơ sinh vẫn bình thường.
  • Nằm trên một đường cong tăng trưởng (nghĩa là cân nặng tăng, dù ít hay chậm).
  • Chiều dài của trẻ sơ sinh và vòng đầu theo tốc độ tăng trưởng bình thường, đúng chuẩn.
  • Có khả năng tự thức dậy, trông có năng lượng và duy trì bú từ 8-12 lần trong 24 giờ (ít đi khi trẻ lớn hơn).
  • Bé chậm tăng cân, những dấu hiệu mẹ cần phải thấy lo lắng:

    • Trẻ đột nhiên ngừng phát triển.
    • Không tăng cân sau khi sinh 10 đến 14 ngày.
    • Bé đến 3 tháng tuổi tăng ít hơn 28g mỗi ngày; từ 3 đến 6 tháng tăng ít hơn 20g mỗi ngày.

    >> Mẹ xem thêm: Cách nấu nước dashi cho bé tăng cân chuẩn vị Nhật Bản

    3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh tăng cân chậm

    Trẻ sơ sinh chậm tăng cân thường do một trong những nguyên nhân dưới đây:

    3.1 Sinh non

    Với những bé sinh non, chưa đủ tháng thường sẽ chậm lên cân hơn so với các bé khác. Chưa kể đến sức khoẻ của bé cũng sẽ kém hơn, dễ mắc bệnh hơn.

    3.2 Không bú đủ sữa

    Có thể vì lý do nào đó mà mẹ không xác định được lượng sữa cung cấp cho bé. Hoặc, sữa mẹ quá ít không đáp ứng được nhu cầu khiến bé sơ sinh tăng cân chậm. Hoặc do tư thế bú sữa khiến bé không ngậm khớp bú và nạp đủ lượng ml sữa chuẩn theo độ tuổi. Trường hợp bé đến tuổi ăn dặm; mẹ cần nghiên cứu chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo con sẽ không bị thiếu hụt chất.

    3.3 Vấn đề về sức khoẻ

    Việc chậm tăng cân có thể liên quan đến sức khoẻ của bé. Chẳng hạn vấn đề về thần kinh, thiếu máu, dị ứng sữa, mắc hội chứng di truyền, tình trạng quá tải lactose, trào ngược dạ dày. Hoặc, bé bị rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.

    3.4 Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít

    Có nhiều trường hợp bé chậm tặng cân vì do lười bú, không chịu bú. Đôi khi đói bé sẽ đòi bú nhưng lại nhanh chóng “rơi” vào giấc ngủ khiến cho việc bú sữa bị gián đoạn; bé chỉ bú với một lượng rất ít.

    >> Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có đáng lo không? Mẹo xử lý

    Lười bú khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân
    Lười bú, bú ít hoặc mắc bệnh lý là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân

    4. Trẻ sơ sinh tăng cân chậm phải làm sao?

    Nếu xác định được trẻ sơ sinh tăng cân chậm có liên quan đến vấn đề sức khoẻ; mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám để điều trị bệnh dứt điểm. Có như vậy con bạn mới bắt kịp đà phát triển một cách bình thường.

    Để cải thiện cân nặng của trẻ mẹ có thể áp dụng:

    4.1 Chăm chút cho giấc ngủ của con

    Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh do đó, cần đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc. Đặc biệt, mẹ hãy tạo điều kiện cho bé ngủ một giấc thật ngon và sâu vào thời điểm từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng.

    >> Xem thêm: 10 mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

    4.2 Cho bé bú thường xuyên

    Đối với bé bú sữa mẹ thì cần cho bé bú thường xuyên, mỗi cữ bú cách nhau từ 2-3 giờ. Cố gắng giữ cho thời gian bú càng lâu càng tốt; vì hàm lượng chất béo của sữa mẹ sẽ tăng lên đều đặn và thường gấp đôi so với sữa lúc đầu.

    4.3 Cho bé bú sữa đúng cữ

    Bé ngủ lâu hơn vào ban đêm; bỏ qua cữ bú cũng có thể làm giảm lượng sữa và cân nặng. Vì vậy, mẹ cần đánh thức bé dậy để bú. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa công thức trong trường hợp sữa mẹ không đủ cho sự phát triển.

    4.4 Ăn đặm đúng thời điểm

    Không nên cho bé ăn dặm quá sớm đặc biệt dưới 6 tháng tuổi. Hầu hết các thực phẩm khác có ít calo và chất dinh dưỡng hơn so với sữa mẹ. Với trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm mẹ nên bổ sung thêm nhiều nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác nhau vào thực đơn hàng ngày. Ví dụ như: Ngũ cốc, các loại rau củ quả, trứng, thịt…

    >> Mẹ xem thêm: 6 dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

    Trẻ sơ sinh tăng cân chậm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ nên tìm hiểu kỹ để có cách giải quyết sớm, tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe bé cưng.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Slow Weight Gain in Infants and Children
    https://www.childrenshospital.org/conditions/slow-weight-gain-infants-and-children#:~:text=
    Ngày truy cập: 03.02.2023

    2. Slow or Poor Infant Weight Gain
    https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=slow-or-poor-infant-weight-gain-90-P02880
    Ngày truy cập: 03.02.2023

    3. Managing Poor Weight Gain in Your Breastfed Infant
    https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/breastfeeding-your-baby/mismanaged-breastfeeding
    Ngày truy cập: 03.02.2023

    4. Slow or Poor Infant Weight Gain
    https://www.chop.edu/conditions-diseases/slow-or-poor-infant-weight-gain
    Ngày truy cập: 03.02.2023

    5. Patient education: Poor weight gain in infants and children (Beyond the Basics)
    https://www.uptodate.com/contents/poor-weight-gain-in-infants-and-children-beyond-the-basics
    Ngày truy cập: 03.02.2023

    6. How much should I expect my baby to grow in the first year?
    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/infant-growth/faq-20058037#:~:text=
    Ngày truy cập: 03.02.2023

    x