Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bổ sung sắt Trước khi mang thai là giai đoạn cực kỳ quan trọng để bạn sẵn sàng bắt đầu một thai kỳ hoàn hảo. Điều quan trọng nhất là bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó có chất sắt!
Sắt là một thành phần quan trọng của huyết sắc tố và việc thiếu hụt hàm lượng lớn sắt trong một thời gian dài sẽ gây ra rối loạn quá trình sinh sản hồng cầu và thiếu máu.
Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản thường đối mặt với nguy cơ cao bị thiếu sắt do hàng tháng đều trải qua chu kỳ kinh nguyệt khiến một lượng máu trong cơ thể bị thiếu hụt và một vài nguyên nhân khác.
Ngoài ra, phụ nữ sinh nở nhiều lần thì nguy cơ thiếu sắt cũng cao hơn, do mỗi lần sinh con lại bị mất máu. Vì thế để đảm bảo đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ phải có dự trữ sắt ít nhất 300mg trước khi thụ thai.
Bổ sung sắt trước khi mang thai giúp chị em phụ nữ có thể dự trữ lượng sắt nhất định, cùng với đó giảm đáng kể áp lực cũng nhu nhu cầu phải bổ sung sắt trong thời kỳ mang thai và đem lại kết quả tốt hơn cho thai nghén.
Dưới đây là tổng hợp các loại thực phẩm giàu sắt để bạn bổ sung sắt trước khi mang thai
Thịt bò là thực phẩm cực kỳ giàu sắt, cữ mỗi khẩu phần thịt lại chứa 2,5-3mg sắt. Bạn nên loại bớt gân, mỡ bò trước khi chế biến, bởi phần nạc của thịt giàu sắt hơn.
Bữa ăn sáng với ngũ cốc là lựa chọn hoàn hảo để bổ sung sắt vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Thông thường, mỗi một khẩu phần ngũ cốc chứa tới 21mg chất sắt. Ngoài sắt, ngũ cốc còn chứa canxi, a-xít folic, đặc biệt tốt cho phụ nữ chuẩn bị mang thai.
Không chứa chất béo, cholesterol, nhưng giàu kali, vitamin C và vitamin B6, khoai tây rất tốt cho phụ nữ đang có ý định thụ thai. Một củ khoai tây cỡ vừa chứa 2,7mg sắt.
100g mận sấy khô chứa 1,2mg sắt. Ăn nhiều mận hoặc uống nước ép mận, bạn sẽ không lo phải đối mặt với chứng táo bón khi mang thai phiền toái.
Đỗ đỏ, đỗ đen… đều rất giàu sắt nhưng đỗ trắng dồi dào sắt hơn cả. Nửa bát đỗ trắng chứa khoảng 4mg sắt. Ngoài ra, đỗ trắng còn giàu kali, giúp cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.
Một nửa bát rau bina nấu chín có 3,2mg sắt. Ngoài ra, rau bina còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có ích cho thai kỳ như axit folic, canxi, vitamin C, beta-carotene.
Để cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt, bạn nên uống thêm nước cam. Protein trong động vật từ thịt cá cũng giúp việc tiêu thụ sắt dễ dàng hơn. Hạn chế uống trà, cà phê, ưnớc có gas, vì chúng không tốt cho quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
Trước khi có ý định bổ sung sắt theo dạng viên hay nước, bạn cần đi thăm khám để nhận sự tư vấn kỹ càng từ bác sĩ. Có 2 phương pháp bổ sung sắt: Uống một tuần liên tục trong nhiều tháng hoặc uống hằng ngày mỗi đợt từ 2-4 tháng.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định việc uống bổ sung sắt với a-xít folic theo cách sử dụng đầu tiên để giảm nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt trong thời kỳ mang thai. Theo đó, sau 3 tháng, tình trạng thiếu máu sẽ chấm dứt và tình hình dự trữ sắt được cải thiện sau 7 tháng.
Theo các chuyên gia, để dự phòng thiếu sắt, bạn sẽ được chỉ định uống sắt theo cách thứ nhất; phương pháp thứ hai mang tính điều trị là chủ yếu.
Uống bổ sung sắt có thể gây tình trạng táo bón, vì vậy, bạn nên tăng cường ăn nhiều hoa quả, rau xanh để thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa và đường ruột. Lập tức trao đổi với bác sĩ chế độ bổ sung tốt hơn nếu bạn bị táo bón nặng do uống sắt.
Nhất định phải có chỉ định của bác sĩ mới nên bổ sung sắt trước khi mang thai, bởi với phụ nữ có lượng hồng cầu cao, uống sắt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Tránh uống sắt kèm với sữa hoặc canxi, bởi chúng có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt. Nên uống sắt khoảng 1-2 tiếng sau bữa sáng, trưa hoặc tối. Hạn chế uống trước khi đi ngủ, vì sắt có thể gây nóng trong làm bạn mất ngủ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
MarryBaby