Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 01/05/2022

Cấy que tránh thai có đau không? Chị em nhát đau càng nên biết điều này

Cấy que tránh thai có đau không? Chị em nhát đau càng nên biết điều này
Cấy que tránh thai có đau không và có tác dụng phụ không? Muốn biết điều này, chị em hãy đọc ngay thông tin sau của MarryBaby nhé.

Có rất nhiều phương pháp tránh thai dành cho chị em phụ nữ, chẳng hạn như uống thuốc tránh thai hằng ngày, đặt vòng tránh thai, cấy que tránh thai. Tuy nhiên, nhiều người lựa chọn biện pháp cấy que tránh thai vì tính hiệu quả, đơn giản và không mất nhiều thời gian. Vậy, với những người nhát đau, sợ đau thì cấy que tránh thai có đau không và có phù hợp với họ? Câu trả lời có ngay sau đây.

Cấy que tránh thai là gì?

Cấy que tránh thai có đau không
Cách đặt vòng tránh thai ở tay

Trước khi tìm hiểu cấy que có đau không bạn cần biết rõ về biện pháp tránh thai này. Que cấy tránh thai là một thanh nhựa nhỏ, chứa nội tiết tố. Tác dụng của loại que này là ức chế quá trình rụng trứng, làm mỏng nội mạc tử cung và khiến cho dịch nhầy ở cổ tử cung đặc lại, qua đó ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng. Que này được cấy dưới da cánh tay của chị em và đây gọi là cấy que tránh thai.

Thủ thuật cấy que tránh thai tương đối nhanh chóng và nhẹ nhàng. Cụ thể, sau khi tiến hành các xét nghiệm, nếu bạn đủ điều kiện, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê mặt trong cánh tay không thuận (thường là tay trái), sau đó dùng một dụng cụ hỗ trợ vô trùng để luồn que cấy dưới da.

Tiếp theo, bác sĩ băng bó lại vết cấy trong vòng khoảng 24 giờ và hướng dẫn chị em về cách chăm sóc cũng như những điều bất thường có thể xảy ra sau khi cấy.

Cấy que tránh thai có đau không ? Bạn có thể tưởng tượng cấy que tránh thai gần giống như dùng một que tăm để luồn dưới da. Toàn bộ quá trình cấy que tránh thai chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng vài phút.

Chị em có thể ngưng dùng biện pháp tránh thai này bất cứ khi nào mình muốn. Việc tháo bỏ sẽ được bác sĩ thực hiện bằng cách gây tê và dùng dụng cụ rút que ra ngoài một cách dễ dàng.

Ưu – nhược điểm của que cấy tránh thai

Tại sao bạn lại chọn cấy que tránh thai chứ không phải một cách ngừa thai nào khác? Hãy xem phương pháp tránh thai này có ưu – nhược điểm gì và chị em có nên lựa chọn không nhé.

1. Ưu điểm của cách đặt vòng tránh thai ở tay

Có nên cấy que tránh thai không? Bạn có thể chọn cách tránh thai này vì những ưu điểm sau:

  • Theo các bác sĩ, que cấy tránh thai có tác dụng lâu dài và hiệu quả tránh thai cao lên đến trên 99%.
  • Cấy que dưới da rất kín đáo, không ảnh hưởng tới thẩm mỹ, người ngoài khó nhận ra được.
  • Không như việc dùng thuốc phải uống hàng ngày, cấy que tránh thai chỉ cần một lần và dùng trong mấy năm nên rất tiện lợi.
  • Que cấy tránh thai thích hợp với những chị em đang cho con bú, mắc bệnh tăng huyết áp, hoặc người hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, trên 40 tuổi. Đây là những đối tượng không được dùng thuốc vỉ tránh thai chứa thành phần estrogen.
  • Phụ nữ cấy que tránh thai không lo các biến chứng như đặt vòng tránh thai, chẳng như viêm nhiễm, có thai ngoài ý muốn và đặc biệt không ảnh hưởng đến khoái cảm khi quan hệ vợ chồng như khi dùng bao cao su.
  • Một số người sau khi cấy que giảm lượng máu kinh và tình trạng đau bụng kinh cũng ít hơn.

2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm đáng kể, cấy que tránh thai có một số nhược điểm sau:

  • Phương pháp cấy que tránh thai đắt hơn so với phương pháp đặt vòng TCU.
  • Có thể xảy ra một số tai biến khi cấy que hoặc que cấy bị cong, tuy nhiên, bạn cũng không phải lo ngại vì những tai biến này có tỷ lệ khá thấp, chỉ từ 0,2-1%.

Khi nào nên cấy que tránh thai?

Cấy que tránh thai có đau không

Những thời điểm sau được coi là thích hợp để cấy que tránh thai:

  • Trong vòng 5 ngày đầu kể từ ngày hành kinh đầu tiên của bạn (tức là trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh).
  • Sau khi sảy thai từ 1-5 ngày (trong vòng 5 ngày đầu sau sảy thai).
  • Trong vòng 21 ngày ngay sau khi sinh con.

Bạn lưu ý rằng nếu cấy đúng những thời điểm này thì không cần dùng biện pháp tránh thai nào thêm. Tuy nhiên, nếu cấy vào thời điểm khác, khi quan hệ trong vòng 7 ngày sau cấy, bạn phải dùng bao cao su hỗ trợ.

Cấy que tránh thai có đau không?

Cấy que có đau không hay cấy que tránh thai có đau không là câu hỏi của nhiều chị em. Nhiều người nhát đau thường lo sợ điều này. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, quá trình cấy que tránh thai không gây ra đau đớn cho chị em mà chỉ có cảm giác như kim châm lúc đầu. Sau khi hết thuốc tê, cơ thể chị em chỉ gặp một vài khó chịu nhỏ như sau:

  • Cảm thấy khó chịu, vướng víu vì có một vật thể lạ ở dưới da.
  • Phần cấy que có thể hơi nhức, có một số người thấy đau vùng da đó, nhưng hiện tượng này sẽ hết trong vòng 1-2 ngày sau khi cấy.
  • Một số trường hợp vết cấy bị sưng tấy, đỏ hoặc chuyển màu xanh giống như bị tổn thương, thậm chí tay đau không làm được việc nặng. Lúc này bạn sẽ phải uống thuốc kháng sinh để giảm đau, chống viêm.

Cấy que có đau không? Theo các bác sĩ, đây đều là những hiện tượng bình thường của cơ thể, nếu đau nhức thì cũng chỉ diễn ra trong vòng 1-2 ngày. Sau thời gian đó da bạn lại trở lại bình thường, vì vậy không cần phải lo lắng.

Cấy que tránh thai có tác dụng trong bao lâu?

Tác dụng tránh thai của que cấy tránh thai mỗi loại sẽ khác nhau. Thông thường, que cấy có hiệu quả tránh thai trong vòng 3-5 năm. Trong khoảng thời gian này, bạn không cần phải dùng các biện pháp tránh thai khác như uống thuốc, đặt vòng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng sử dụng que cấy tránh thai không thể phòng ngừa được việc lây nhiễm của các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc HIV/AIDS.

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai

cấy que có đau không

Ngoài việc chị em có thể cảm thấy khó chịu, sưng tấy hoặc đau khi cấy que tránh thai, thì tùy vào cơ địa của từng người mà que cấy có thể có một số tác dụng phụ sau:

Vị trí cấy bị tấy đỏ, có mủ hoặc bị đau nhiều: Có thể do một nguyên nhân nào đó (dụng cụ hoặc do vệ sinh kém sau khi cấy), bạn đã bị viêm khu vực cấy que. Lúc này, bạn cần đi khám lại để nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

♦ Rỉ máu âm đạo: Nhiều phụ nữ nghĩ rằng cấy que tránh thai bị rong kinh nhưng thực ra đó chỉ là hiện tượng rỉ máu âm đạo. Đó có thể là ra máu âm đạo theo kiểu nhỏ giọt trong 3-6 tháng sau khi cấy. Theo các bác sĩ thì đây là hiện tượng bình thường, vì vậy bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng ra máu nhiều hơn trong một thời gian dài, thì lúc này bạn nên đi kiểm tra.

♦ Kinh nguyệt không đều: Cấy que tránh thai có ảnh hưởng gì không? Sau khi cấy, chị em có thể gặp phải tình trạng chu kỳ kinh nguyệt bị xáo trộn, tháng nhiều tháng ít hoặc có trường hợp còn bị vô kinh hoàn toàn trong thời gian cấy que. Nếu vấn đề này gây khó chịu hoặc ảnh hưởng tới cuộc sống, bạn nên tháo que cấy tránh thai vì phương pháp này không phù hợp với cơ thể bạn.

Ngoài những tác dụng phụ của cấy que tránh thai nêu trên, chị em còn có thể gặp vấn đề khác như đau vùng hạ vị, căng tức ngực, giảm ham muốn tình dục, đau đầu, tăng cân bất thường… Nhưng tỷ lệ của những rắc rối này là khá ít.

Những ai không nên cấy que tránh thai?

Có phải tất cả mọi chị em đều thích hợp cấy que tránh thai không? Sau đây là những chống chỉ định với que cấy tránh thai:

  • Người đang bị các bệnh liên quan đến nội tiết, huyết áp cao hoặc tim mạch không cấy que tránh thai để tránh nguy cơ làm tăng hàm lượng progestin nội tiết.
  • Phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ mang thai (nếu nghi ngờ thì trước khi cấy bạn cần làm xét nghiệm).
  • Đang phải dùng thuốc điều trị bệnh như lao, động kinh, HIV hoặc một số thuốc kháng sinh như rifampicin hoặc rifabutin cũng không nên cấy que vì những loại thuốc này làm giảm hiệu quả ngừa thai.
  • Có tiền sử đột quỵ, bệnh gan nặng, ung thư vú hoặc các bệnh huyết khối.
  • Người bị chảy máu bất thường mà không rõ nguyên nhân giữa các chu kỳ hoặc sau khi quan hệ.

Tóm lại, cấy que tránh thai là phương pháp được cho là an toàn, hiệu quả, không gây đau đớn. Đến đây chắc hẳn bạn biết cấy que tránh thai có đau không rồi chứ. Nếu còn đang phân vân, bạn hãy tới gặp bác sĩ để được nghe tư vấn hợp lý nhé. Chúc bạn lựa chọn được cách tránh thai tốt nhất cho mình.

Xuân Nguyên

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x